intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chăm sóc trẻ ngộ độc tại nhà

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Dịp Tết, trẻ có nhiều nguy cơ ngộ độc thức ăn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và chăm sóc trẻ tại nhà?" (Kim Ngân, quận Tân Phú, TP HCM). Trả lời: Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ một giờ trở đi. Khi đó, trẻ sẽ nôn ói vài lần hoặc nôn rất dữ dội, liên tục, đau bụng quặn từng cơn, sau đó có thể tiêu chảy. Nếu không được chăm sóc thích hợp, trẻ nôn nhiều thường dẫn đến các biến chứng nặng như hít...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chăm sóc trẻ ngộ độc tại nhà

  1. Cách chăm sóc trẻ ngộ độc tại nhà "Dịp Tết, trẻ có nhiều nguy cơ ngộ độc thức ăn. Xin bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và chăm sóc trẻ tại nhà?" (Kim Ngân, quận Tân Phú, TP HCM).
  2. Trả lời: Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau khi ăn từ một giờ trở đi. Khi đó, trẻ sẽ nôn ói vài lần hoặc nôn rất dữ dội, liên tục, đau bụng quặn từng cơn, sau đó có thể tiêu chảy. Nếu không được chăm sóc thích hợp, trẻ nôn nhiều thường dẫn đến các biến chứng nặng như hít sặc, hạ đường huyết, rối loạn nước và điện giải. Việc chăm sóc đúng cách sẽ làm giảm tình trạng nôn và ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ đang nằm, nên nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Lưu ý bồi hoàn nước và các chất điện giải bị mất do nôn. Với trẻ còn bú mẹ, nên cho bú ít hơn nhưng nhiều lần hơn, mỗi lần từ 30 phút đến một giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không nôn nữa cho bú lại bình thường. Trẻ lớn cần cho ăn thức ăn lỏng như nước cháo, không nên dùng nước ngọt, nước thường. Nếu trẻ vẫn nôn trong quá trình này, nên tạm ngừng ăn một giờ, sau đó cho ăn lại với lượng ít hơn. Sau bốn giờ, nếu trẻ không nôn ói nữa thì nên cho ăn nhiều hơn bằng cách tăng gấp đôi lượng
  3. thức ăn. Nên cho trẻ ăn đồ nhẹ, dễ tiêu như cháo, cơm, bánh mỳ, súp nghiền, và cho ăn lại bình thường trong vòng 24 giờ. Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần nôn và đi ngoài, tính chất dịch ói, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu nặng: nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, không thể uống được hoặc bỏ bú, trẻ mệt nhiều, sốt cao, phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bụng sình, nhức đầu hoặc bệnh kéo dài trên hai ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0