- Thứ nhất, đây là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, đòi hỏi
phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn khác nhau , phải xây dựng từ cơ sở hạ tầng
đến kiến trúc thượng tầng…
- Thứ hai, hình thức quá độ gián tiếp từ một nước tiền tư bản còn rất lạc hậu, hơn nữa
theo HCM trong quá trình xây dựng CNXH Đảng và nhân dân ta còn thiếu nhiều kinh
nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta phải vừa học vừa làm, do đó không
tránh khỏi những sai lầm, vấp váp.
- Thứ ba, các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước không ngừng
chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta. Theo HCM, có sự nhận thức
sâu sắc những tính chất trên, sẽ giúp cho Đảng và Nhà nước khi đề ra đường lối,
chủ trương, chính sách phải hết sức thận trọng, phải xuất phát từ điều kiện thực tế
khác quan của đất nước, từ nhu cầu và khả năng của nhân dân. Tuyệt đối không
được chủ quan, nóng vội sẽ dẫn đến sai lầm thất bại.
6. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
- Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Xây dựng các tiền đề
kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
- Kết hợp cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trong đó xây dựng là chủ yếu và
lâu dài.
7. Điều kiện quyết định đảm bảo thành công của thời kỳ quá độ
Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
8. Tại sao Hồ Chí Minh lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu vì 5 lý do
sau:
- Truyền thống nông nghiệp lúa nước, nhân dân có nhiều kinh nghiệm.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Giải quyết nạn đói.
- Giải quyết công ăn, việc làm.
- Đầu tư cho nông nghiệp: vốn ít, thu hồi vốn nhanh.
Chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, “Nếu để dân đói là chính phủ có lỗi, mọi chính sách của
Đảng không thực hiện được”. “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì
phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”; phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn
bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân hòa” (lực lượng lao động nông
nghiệp đông đảo). Vì vậy, “Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta phải dựa vào nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng”
9. Kẻ thù chính của CNXH
Chủ nghĩa cá nhân
10. Hồ Chí Minh có chủ trương xây dựng CNXH theo kiểu mô hình
Liên Xô. Đúng hay Sai?
Sai => Hồ Chí Minh yêu cầu có thể học hỏi kinh nghiệm từ kiểu mô hình Liên Xô nhưng phải
sáng tạo, phát triển, vì LX - VN khác nhau cả về điểm xuất phát, đặc điểm về lịch sử, văn
hóa và điều kiện phát triển. Làm trái với Liên Xô, đó cũng là mácxít.
11. Hồ Chí Minh có chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi
XHCN. Đúng hay Sai?