Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 6)
lượt xem 17
download
Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN của trường THPT Trần Phú - Chương 6 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Nhóm oxi, sự oxi hóa, chất oxi hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 6)
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Thị Hoa – THPT Trần Phú CHƯƠNG VI - NHÓM OXI Câu 130 – HH1027NCB Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của nhóm VIA khi đi từ oxi đến telu? A. Độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. B. Tính axit của các hiđroxit giảm dần. C. Bán kính nguyên tử giảm dần. D. Độ bền của các hợp chất với hiđro giảm dần. PA: C Câu 131 – HH1027NCH Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhóm VIA? A. Các nguyên tố trong nhóm đều có số oxi hoá giống nhau trong mọi hợp chất. B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng đều là ...ns2np4. C. Độ bền của các hợp chất với hiđro tăng dần khi đi từ trên xuống dưới. D. Tính axit của các hiđroxit tăng dần khi đi từ trên xuống dưới. PA: B Câu 132 – HH1027NCB Oxi không phản ứng với A. Na. B. S. C. Pb. D. Cl2. PA: D Câu 133 – HH1027NCB Oxi có số oxi hoá dương trong hợp chất nào? A. Na2O. B. H2O2. C. CO2. D. F2O. PA: D
- Câu 134 – HH1027NCV Nhận định nào sau đây đúng khi nói về oxi và các hợp chất của oxi? A. Oxi có 2 dạng thù hình là 16O và 17O. B. Oxi chỉ có hai số oxi hoá là 0 và – 2. C. Các hợp chất của oxi trong đó có số oxi hoá là – 2 đều rất bền. D. Trong các phản ứng với các chất ở điều kiện thường, oxi thường thể hiện tính oxi hoá. PA: D Câu 135 – HH1027NCH Cho 2 phản ứng 1. H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH 2. H2O2 + Ag2O → 2 Ag + H2O + O2. Trong hai phản ứng trên, H2O2 A. chỉ có tính khử. B. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. C. chỉ có tính oxi hoá. D. tính khử và tính bazơ. PA: B Câu 136 – HH1028NCH Giấy có tẩm dung dịch tinh bột và KI, đưa vào lọ có chứa ozon sau một thời gian thấy giấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng xảy ra là do có sự oxi hoá A. ozon. B. Kali. C. iođua. D. tinh bột. PA: C Câu 137 – HH1028NCH Có những nhận định về oxi và ozon như sau 1. Ozon tác dụng được với dung dịch Kl còn oxi không tác dụng với dung dịch Kl. 2. Oxi có tính oxi hoá yếu hơn ozon. 3. Ozon tác dụng với hầu hết các kim loại kể cả kim loại bạc. 4. Oxi và ozon đều dùng để khử trùng, bảo quản hoa quả.
- Nhận xét đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1,2,4. C. 1,3,4. D. 2,3,4. PA: A Câu 138 – HH1028NCV Khí hiđro điều chế trong phòng thí nghiệm có lẫn khí hiđro sunfua, để loại bỏ tạp chất thường dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch A. BaCl2. B. CuSO4. C. NaCl. D. Ca(NO3)2. PA: B Câu 139 – HH1028NCH Phân biệt các chất khí O2, O3, SO2 bằng thuốc thử A. quỳ tím ẩm và Cu. B. quỳ tím ẩm và dung dịch KI. C. tàn đóm và Cu. D. dung dịch Brom và quỳ tím. PA: B Câu 140 – HH1028NCH SO2 đóng vai trò chất oxi hoá trong phản ứng nào? A. 2H2 S + SO2 3S + 2H2O. B. 2HNO3 + SO2 H2SO4 + 2NO2. C. 2KOH + SO2 K2SO3 + H2O. D. SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4. PA: A Câu 141 – HH1028NCB Cặp chất nào khi phản ứng với nhau không tạo ra khí H2S ? A. S (hơi) và H2. B. FeS và HCl. C. FeS và HNO3. D. Na2S và H2SO4 loãng. PA: C Câu 142 – HH1028NCH Phản ứng nào sau đây không đúng ? A. 2H2S + O2 2SO2 + 2H2O. B. H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl.
- C. 2S + H2SO4 H2S + 2SO2. D. 2H2S + O2 2S + 2H2O. PA: C Câu 143 – HH1028NCB Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch X sẽ không có kết tủa, X có thể là A. AgNO3. B. Ca(OH)2. C. CdCl2. D. CuSO4. PA: B Câu 144 – HH1029NCH Dãy gồm các chất trong đó nguyên tố lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá A. H2 S, SO2, SO3. B. H2SO4, K2S, H2S. C. K2S, NaHS, Na2SO3. D. H2S, K2S, NaHS. PA: D Câu 145 – HH1028NCH Cho sơ đồ phản ứng: S + H2SO4 ( đặc, nóng ) X + Y. X, Y là A. SO2 và H2O. B. SO3 và H2O. C. H2S và H2O. D. SO2 và H2S. PA: A Câu 146 – HH1028NCH Phản ứng trong đó đơn chất lưu huỳnh vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá là A. S + 4HNO3 SO2 + 4NO2 + 2H2O. B. Mg + S MgS. C. 3S + 6NaOH ( đặc, nóng ) 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O. D. S + O2 SO2. PA: C Câu 147 – HH1029NCH Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2SO4 đặc nóng là A. Cu , S, C12H22O11, Pt. B. Cu, S, H2S, Fe.
- B. Mg, Fe, Au, Ag. D. S. N2, Cl2, Mg. PA: B Câu 148 – HH1029NCH Dãy gồm hai chất cùng tồn tại đồng thời trong bình kín là A. O2 và SO2. B. H2 và Cl2. C. H2S và O2 D. O2 và Cl2. PA: D Câu 149 – HH1029NCH Hai chất có thể tồn tại đồng thời trong bình kín là A. axit H2SO4 và Fe. B. khí O3 và dung dịch KI. C. khí H2 và khí H2S. D. S và axit H2SO4 đặc nóng. PA: C Câu 150 – HH1028NCH Để làm khô khí H2S, người ta có thể dùng chất A. axit H2SO4 đặc. B. dung dịch NaOH đặc. C. CaO bột. D. P2O5. PA: D Câu 151 – HH1029NCH Dãy gồm các chất đều có tính oxi hoá A. SO2, O2, O3, H2SO4 . B. O2, SO2, Na2S, O3. C. S, SO2, H2SO4, H2S. D. O2, O3, H2SO4, Na2SO4. PA: A Câu 152 – HH1029NCH Dãy gồm hai chất đều có tính khử và tính oxi hoá là A. H2O2 và SO2. B. SO2 và H2S. C. H2O2 và H2SO4. D. O2 và O3. PA: A
- Câu 153 – HH1029NCV SO2 có khả năng tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Mg, H2S, NaCl. B. Mg,Cl2, dung dịch KMnO4 . C. H2S, Cl2, SO3. D. O2, Cl2, K2SO4. PA: B Câu 154 – HH1029NCB O2 và SO2 đều phản ứng với A. H2S và Cl2. B. Mg và H2S. C. Mg và H2SO4 . D. Cu và Br2. PA: B Câu 155 – HH1030NCH Hỗn hợp X gồm oxi và ozon có tỉ khối đối với hiđro bằng 19,2. Tỉ lệ số mol oxi và ozon trong hỗn hợp X là A. 3 : 2 B. 2 : 3 C. 1 : 2 D. 3 : 4 PA: A Câu 156 – HH1030NCH Bình kín chứa hỗn hợp khí oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết thu được một khí duy nhất thì thể tích khí tăng thêm 20 %.Thành phần phần trăm oxi và ozon theo thể tích trong hỗn hợp ban đầu là A. 60 % và 40 %. B. 40 % v à 60 %. C. 50 % và 50 %. D. 25 % và 75 %. PA: A Câu 157 – HH1030NCV Hoà tan hoàn toàn 7,9 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch X và 3,584 lít khí (đktc). Số gam chất tan có trong dung dịch X là A. 23,5 B. 23,26 C. 24,26 D. 26, 23 PA: B
- Câu 158 – HH1030NCV Hoà tan hoàn toàn 7,68 g kim loại R (có hoá trị 2 trong hợp chất) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 2,688 lít SO2 (đktc ). Kim loại R là (Mg =24; Ca = 40; Cu = 64; Zn = 65) A. Zn B. Mg C. Cu D. Ca PA: C Câu 159 – HH1030NCV Hoà tan 1,12 gam Fe vào một lượng H2SO4 đặc nóng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2 vào dung dịch KMnO4 0,02 M. Thể tích KMnO4 bị mất màu tối đa là A. 0,12 lít. B. 0,24 lít. C. 0,3 lít. D. 0,6 lít. PA: D Câu 160 – HH1030NCH Đốt cháy hoàn toàn 2,912 lít H2S (đktc) trong oxi dư, toàn bộ sản phẩm dẫn vào bình dung dịch brom dư. Số gam brom đã tham gia phản ứng là A. 10,4. B. 20,8. C. 20. D. 16. PA: B Câu 161 – HH1030NCV Hoà tan hoàn toàn 17,6 gam Cu, Fe có tỉ lệ số mol bằng 1: 2 vào dung dịch axit H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa muối sunfat và 0,4 mol sản phẩm Y có chứa lưu huỳnh. Y có công thức là A. H2S. B. S . C . SO2 . D. SO3. PA: C Câu 162 – HH1030NCB Hoà tan hoàn toàn 2,52 g muối R2SO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 0,448 lít SO2 (đktc). Công thức muối R2SO3 là A. Li2SO3 B. Na2SO3 C. K2SO3 D. Rb2SO3. PA: B
- Câu 163 – HH1030NCV Hoà tan hoàn toàn 23,2 g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hoá trị 1 và hoá trị 2 vào dung dịch axít H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và 5,6 lít khí Y (đktc). Trong dung dịch X có số gam hỗn hợp muối tan là A. 33,2. B. 31,2. C. 30,2. D. 32,2. PA: D
- Chương VII - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Câu 164 – HH1031NCH Cho phản ứng: 2 KClO3 (r) → 2 KCl (r) + 3 O2 (k). Yếu tố không làm ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng trên là A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. diện tích tiếp xúc. D. xúc tác. PA: B Câu 165 – HH1031NCB Phản ứng nào sau đây chịu ảnh hưởng khi áp suất thay đổi? A. H2(k) + I2(k) 2 HI(k) B. CaCO3 →CaO (r) + CO2 (k) C. 2 KClO3 → 2 KCl (r) + 3O2 ( k) D. Zn (r) + H2SO4 (l) →ZnSO4 + H2 ↑ PA: A Câu 166 – HH1031NCH Cho 4,8 gam dây Mg vào cốc đựng dung dịch HCl 5M dư ở nhiệt độ thường (250C). Để tốc độ phản ứng không đổi, khi giữ nguyên các điều kiện khác thì người ta có thể A. thay 4,8 gam dây Mg bằng 4,8 gam bột Mg. B. thay dung dịch HCl 5M bằng dung dịch HCl 1M. C. thực hiện phản ứng ở 800C. D. tăng thể tích của dung dịch HCl 5M lên gấp đôi. PA: D Câu 167 – HH1031NCB Đập đá vôi nhỏ đưa vào lò nung để sản xuất vôi, người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ của phản ứng?
- A. Nhiệt độ. B. Xúc tác. C. Áp suất. D. Tăng diện tích tiếp xúc. PA: D Câu 168 – HH1031NCH Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) Khi nồng độ SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi như thế nào? A. Tăng 3 lần. B. Tăng 9 lần. C. Tăng 1,5 lần. D. giảm 3 lần. PA: B Câu 169 – HH1032NCB Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào A. thể tích. B. áp suất. C. nồng độ. D. nhiệt độ. PA: D Câu 170 – KC SO2 2 O2 HH1032NCH Biểu thức SO3 2 ứng với phản ứng A. 2 SO2 + O2 2 SO3. B. 2 SO3 2 SO2 + O2. C. SO2 + 1⁄2 O2 SO3. D. SO3 SO2 + 1⁄2 O2. PA: B Câu 171 – HH1033NCH Cho phản ứng: CO + H2O CO2 + H2. ∆H < 0. (k) (k) (k) (k) Để cân bằng chuyển dịch về phía thuận cần A.tăng áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm nhiệt độ, tăng nồng độ CO và hơi nước. C. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. D. giảm nồng độ CO và hơi nước. PA: B Câu 172 – HH1032NCH Cho phản ứng: 2 NO2 N2O4. ∆H < 0.
- (nâu) ( không màu) Bình phản ứng có chứa hỗn hợp N2O4 và NO2. Khi ngâm bình phản ứng vào nước đá thì màu của bình phản ứng thay đổi A. màu nâu đậm dần. B. màu của bình không đổi. C. màu nâu nhạt dần. D. màu nhạt dần sau đậm dần. PA: C Câu 173 – HH1033NCH Cho phản ứng: H2 (k)+ I2(k) 2HI(k) v = [ H2] [ I2] Nhận định nào sau đây phù hợp với các biểu thức trên? A. Tốc độ phản ứng được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất tham gia phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác. C. Tốc độ phản ứng giảm khi thời gian tăng lên. D. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích các nồng độ của các chất tham gia phản ứng. PA: D Câu 174 – HH1033NCH Cho phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 2 NH3. ∆H
- PA: A Câu 176 – HH1033NCH Nhận định nào sau đây đúng? A. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ, hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào nồng độ. B. Tốc độ phản ứng và hằng số cân bằng KC đều phụ thuộc vào nhiệt độ. C. Tốc độ phản ứng và hằng số cân bằng KC đều phụ thuộc vào nồng độ. D. Tốc độ phản ứng và hằng số cân bằng KC đều phụ thuộc vào áp suất. PA: B Câu 177 – HH1034NCH Cho phản ứng: 2SO2 (k) + O2(k) → 2SO3(k) và biểu thức: v = k [O2] [SO2]2. Khi áp suất của hệ tăng lên gấp đôi (nhiệt độ không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng lên A. 2 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 6 lần. PA: C Câu 178 – HH1034NCH Trong bình kín chứa N2, H2 thể tích không đổi, có xúc tác đun nóng, khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất trong bình là: [N2] = 1,5 mol/ l; [H2] = 3 mol/ l; [NH3] = 1,5 mol/ l. Nồng độ nitơ và hiđro trước khi tham gia phản ứng là A. 2,25 mol/l và 5,25 mol/ l. B. 2,5 mol/l và 6 mol/ l. C. 2 mol/l và 4,5 mol/ l. D. 2 mol/l và 5 mol/l. PA: A Câu 179 – HH1034NCV Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp ba. Khi nhiệt độ tăng từ 25oC lên 65oC thì tốc độ phản ứng tăng lên A. 9 lần. B. 81 lần. C. 27 lần. D. 18 lần.
- PA: B Câu 180 – HH1034NCH Cho phản ứng: CO (k) + H2O(k) CO2 (k) + H2(k) Nồng độ ban đầu CO = 1 mol/l và của H2O = 0,5 mol/l. Tại trạng thái cân bằng KC = 1, nồng độ [CO] và [H2O] lần lượt là A. 0,67 mol/l và 0,17 mol/l. B. 0,5 mol/l và 0,5 mol/l. C. 0,75 mol/l và 0,25 mol/l. D. 0,75 mol/l và 0,25 mol/l. PA: A -------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương VI – Ban KHTN
8 p | 286 | 60
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương VII – Ban KHTN
7 p | 336 | 48
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 Ban KHTN
128 p | 549 | 41
-
200 Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Kim Liên
41 p | 175 | 35
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học: Chương 7 - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
6 p | 246 | 33
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 3, 4)
11 p | 215 | 32
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)
10 p | 157 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 1,2)
11 p | 147 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 3, 4)
12 p | 157 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
41 p | 248 | 19
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 5)
8 p | 163 | 18
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương V – Ban KHTN
9 p | 187 | 17
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN – Trường THPT Trần Phú (Chương 5)
8 p | 155 | 14
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản – Trường THPT Chu Văn An
37 p | 147 | 14
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Xuân Hòa
10 p | 554 | 8
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hóa học 11 - Bài: Sự điện li
2 p | 67 | 3
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học lớp 8
7 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn