Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
lượt xem 19
download
Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Cấu hình electron, Vỏ nguyên tử, Hạt nhân nguyên tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN Người soạn: Lê Thu Hằng THPT Nguyễn Thị Minh Khai Câu 1 HH1004NCB Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 trong vỏ nguyên tử là A. 16. B. 18. C. 32. D. 50. PA: C Câu 2 HH1005NCV Cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử X, Y lần lượt là 3sx và 3p4 Biết phân lớp 3s của X, Y hơn kém nhau 1 electron. Hai nguyên tố X và Y là A. Mg, Cl. B. Mg, S. C. Na, Cl. D. Na, S PA: D Câu 3 HH1001NCB Trong nguyên tử ta sẽ biết số p, n, e nếu biết A. số p, e B. số n, e C. điện tích hạt nhân D. số p PA: B Câu 4: 63 65 HH1002NCB Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử Cu và 29 Cu 29 A. là đồng vị của nhau. B. có cùng số electron. C. có cùng số nơtron. D. có cùng số hiệu nguyên tử. PA: C Câu 5: HH1003NCB Số obitan có trong lớp electron thứ 3 là A. 4. B. 6. C. 9. D. 16. PA: C Câu 6 HH1005NCB Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau: A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4p 4s...... B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p......
- C. 1s 2s 2p 3p 3s 3d 4s 4p... D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p.... PA: B Câu 7 HH1005NCB Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p63s2D. 1s22s22p3 PA: A Câu 8 HH1005NCH Cho các ion và các nguyên tử sau: Cl- , Fe2+, S, Mg . Hỏi loại hạt nào có số electron p nhiều nhất ?(cho ZCl = 17, ZS = 16, ZMg = 12, ZFe = 26) A. Cl-, S. B. Cl-, Mg. C. Fe2+, Mg. D. Fe2+, Cl-. PA: D Câu 9 4 14 HH1006NCH Khi cho hạt nhân nguyên tử 2 He bắn phá vào hạt nhân nguyên tử 7 N người ta thu được 1 proton và một nguyên tử X. Kí hiệu nguyên tử X là 18 17 17 16 A. 9 F . B. 9 F. C. 8 O . D. 8 O . PA: C Câu 10 HH1001NCV Phân tử nào sau đây có tổng số electron lớn nhất?(cho ZAl = 13, ZO = 8, ZS = 16, ZNa = 11, ZFe = 26) A. Al2O3 B. Na2S C. SO3 D. FeO PA: A Câu 11 HH1007NCV Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố M có số khối là A. 19. B. 20. C. 39. D. 40. PA: C Câu 12
- HH1005NCH Cho số hiệu nguyên tử nguyên tố S là 16. Hỏi ở trạng thái cơ bản nguyên tử S có bao nhiêu electron độc thân? A. 0 B. 2 C. 4 D. 6 PA: B Câu 13 HH1002NCV Nguyên tố Mg có 3 đồng vị ứng với thành phần % như sau: 24 25 26 Đồng vị Mg Mg Mg % 78,99 10,00 11,01 25 Giả sử trong hỗn hợp trên có 50 nguyên tử Mg thì tổng số nguyên tử của 2 đồng vị còn lại là A. 500. B. 450. C. 395. D. 105. PA: B Câu 14 HH1004NCB Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là A. 8 và 18. B. 8 và 10. C. 18 và 10. D. 18 và 8. PA : A Câu 15 HH1004NCH Nguyên tử X có electron cuối cùng ở lớp thứ 2, phân lớp p, ô lượng tử thứ 2 và là electron đã được ghép đôi. Vậy X có số hiệu nguyên tử là A. 6. B. 8. C. 9. D. 12. PA: C Câu 16 37 HH1007NCV Trong tự nhiên đồng vị Cl chiếm 24,23% số nguyên tử Clo. Tính thành 1 16 phần phần trăm về khối lượng 37 Cl có trong HClO (với H là đồng vị 1 H , O là đồng vị 8 O ) Cho nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. A. 16,25%. B. 53,07%. C. 50,08%. D. 17,07%. PA: D Câu 17
- 1 2 3 Hiđro có 3 đồng vị là 1 H ; 1 H ; 1 H . Be có 1 đồng vị Be . Hỏi có bao nhiêu 9 HH1002NCH loại phân tử BeH2 cấu tạo từ các đồng vị trên? A. 1. B. 6. C. 12. D. 18. PA: B Câu 18 HH1003NCH Hình dạng obitan nguyên tử phụ thuộc vào A. lớp electron. B. năng lượng electron. C. số electron của lớp vỏ nguyên tử. D. đặc điểm mỗi phân lớp electron. PA: D Câu 19 HH1006NCH Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ...3d5 . Vậy số proton trong ion M3+ là A. 23. B. 24. C. 25. D. 26. PA : D Câu 20 HH1007NCV Ion M+ có 11 proton . Hoà tan 7,72 gam hỗn hợp kim loại M và oxit của M vào x gam nước được 1,344 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y có nồng độ 16%. Tính x? (cho Li = 7, Na = 23, K= 39, H = 1, O = 16) A. 62,68. B. 62,4 . C. 62. D. 70. PA : B Câu 21 HH1006NCH Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào ô lượng tử thứ 2, phân lớp p, lớp thứ 3 và là electron độc thân. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm IIA. B. Chu kì 2, nhóm IVA. C. Chu kì 3, nhóm IVA. D. Chu kì 3, nhóm IIB. PA : C Câu 22 HH1004NCV Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố
- A. 13 Al và 35 Br . B. 13 Al và 17 Cl . C. 17 Cl và 12 Mg . D. 14 Si và 35 Br . PA: C Câu 23 HH1006NCV Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử nguyên tố M thuộc nhóm VIIA là 28. Số khối của nguyên tử M là A. 18. B. 19. C. 20. D. 21. PA : B Câu 24 HH1004NCH Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion 26 Fe3 là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. PA: B Câu 25 HH1007NCH Tổng số hạt mang điện trong phân tử natri clorua là bao nhiêu? (cho ZNa = 11, ZCl = 17) A. 28. B. 56. C. 45. D. 39. PA : B Câu 26 HH1001NCV Trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố X, số proton bằng số nơtron. Ion do X tạo ra có 10e và 8p. Tính tổng số hạt cơ bản trong nguyên tố X? A. 26. B. 18. C. 16. D. 24. PA: D Câu 27: HH1002NCH Số proton của Na, Al, H, K lần lượt là 11,13,1,19 và số nơtron lần lượt là 12,14,1,20. Kí hiệu nào không đúng ? 23 27 2 38 A. 11 Na . B. 13 Al . C. 1 H . D. 19 K PA: D Câu 28:
- HH1005NCH Xét cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố X: Z = 20 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2; Y: Z = 21 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d1 4s2 T: Z = 24 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d5 4s1; G: Z = 29 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 Nhận định nào không đúng? A. Các nguyên tố trên đều thuộc chu kỳ 4. B. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X khác với cấu hình những nguyên tố còn lại là không có phân lớp 3d. C. Cấu hình electron nguyên tử 2 nguyên tố T, G có 1 electron ở phân lớp 4s. D. Các nguyên tố trên đều thuộc chu kỳ 4 nhóm A trong bảng tuần hoàn. PA: D Câu 29: HH1003NCH Mức năng lượng của các orbitan 3px, 3py, 3pz A. không giống nhau là do các AO thuộc cùng 1 lớp. B. hoàn toàn giống nhau là do các AO thuộc cùng 1 phân lớp. C. hoàn toàn giống nhau là do các AO thuộc cùng 1 lớp. D. không giống nhau là do mỗi AO đó có sự định hướng khác nhau trong không gian. PA: B Câu 30: HH1006NCV Tổng số nguyên tử trong 0,05mol phân tử muối kalisunfat bằng A. 6,02.1023. B. 6,02.1022. C. 2,107.1022. D. 2,107.1023. PA: D Câu 31: HH1004NCB Trong các kí hiệu sau đây của phân lớp electron, kí hiệu nào không đúng? A. 2p. B. 3d. C. 3f. D. 4p. PA: C Câu 32: HH1006NCH Số electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố Cr ( Z = 24) và nguyên tố Fe (Z = 26) lần lượt là A. 6 và 8. B. 1 và 2. C. 5 và 6. D. 4 và 6. PA: A
- Câu 33: HH1005NCV Số proton trong các ion X2+ và Y- lần lượt là 20 và 9. Cấu hình electron của các ion X2+ và Y- lần lượt là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 và 1s2 2s2 2p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 và 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 và 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 và 1s2 2s2 2p6 PA : D Câu 34: HH1005NCB Ion nào dưới đây không có cấu hình electron giống khí hiếm? A. K+. B. Cl-. C. F-. D. Fe3+ PA : D Câu 35 HH1012NCB Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn.Vậy ion M3+ có số electron là A. 21. B. 24. C. 26. D. 27. PA : A Câu 36 HH1008NCB Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc A. 2 nhóm IA và IIA. B. 2 nhóm VIIA và VIIIA. C. 6 nhóm từ IIIA đến VIIIA. D. 6 nhóm từ IA đến VIA. PA: A Câu 37 HH1010NCB Nhận định nào không đúng? A. Độ âm điện của F lớn hơn Cl. B. Năng lượng ion hoá thứ nhất của oxi nhỏ hơn của lưu huỳnh. C. Mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử là mối quan hệ hai chiều. D. Năng lượng ion hoá thứ nhất của oxi lớn hơn của lưu huỳnh. PA : B
- Câu 38 HH1011NCB Trong số các nhóm kim loại sau, nhóm kim loại nào có tính chất hoá học giống kim loại Li nhất? A. K, Mg. B. Na, K. C. Ca, Fe. D. Na, Al. PA : B Câu 39 HH1009NCH Nhận định nào đúng? A. Trong một chu kì các nguyên tố nhóm A có electron hoá trị thay đổi từ 1 đến 7. B. Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm chỉ có một đặc điểm chung là thể hiện hoá trị cao nhất bằng nhau và bằng số thứ tự nhóm. C. Các nguyên tố nhóm A có các electron cuối cùng chỉ xếp vào phân lớp s hoặc d. D. Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm chỉ có một đặc điểm chung là thể hiện electron lớp ngoài cùng bằng nhau. PA: B Câu 40 HH1012NCB Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử là A. Al, Si, P, S, Cl. B. Al, P, S, Cl. C. P, Cl, S. D. Mg, P, Cl, S. PA : C Câu 41 HH1008NCB Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, khi điện tích hạt nhân tăng thì điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm. B. Năng lượng ion hoá tăng. C. Độ âm điện giảm. D. Tính phi kim tăng. PA : C Câu 42 HH1012NCH Cation X2+ có số proton là 26. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn là ở A. chu kì 4, nhóm VIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB. C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm VB.
- PA : B Câu 43 HH1008NCH Nguyên tố Z thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Z là A. 1s22s22p63s23p64s23d5. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p5. C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p64s24p5. PA : B Câu 44 HH1011NCH Cho cấu hình electron của các nguyên tố X1, X2, X3, X4 như sau X1 : 1s22s22p63s1 X2 :1s22s22p63s23p1 X3 :1s22s22p63s23p64s2 X4 :1s22s22p63s2 Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có A. X1, X2. B. X1, X4. C. X4, X2. D. X4, X3. PA : D Câu 45 HH1012NCH Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3. B. chu kì 2, nhóm VA, XH4. C. chu kì 2, nhóm VA, XH3. D. chu kì 2, nhóm VA, XH2. PA : C Câu 46 HH1013NCH Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là A. 19. B. 11. C.18. D. 8. PA : A Câu 47 HH1013NCV X là kim loại có hoá trị không đổi. Trong hiđroxit cao nhất, X chiếm 54,05% về khối lượng . (cho Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Zn = 65) Vậy kim loại X thuộc A. chu kì 4, nhóm IB. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm IIIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
- PA : B Câu 48 HH1013NCV Nguyên tố M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Hoà tan 23,29 gam kim loại M trong 300ml nước thu được dung dịch Y và có 3,808 lít khí (đktc) bay ra. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y? (cho Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Sr = 87, H = 1, O = 16) A. 8,97 %. B. 9,01 %. C. 17,94 %. D. 19,38 %. PA : B Câu 49 HH1012NCH Ion X2+ có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p63d2 . Vậy nguyên tố X thuộc A. chu kì 3, nhóm IVB. B. chu kì 3, nhóm VIIB. C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm VIIB. PA : C Câu 50 HH1011NCH 3 nguyên tố : X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hiđroxit tương ứng là X1, Y1, T1 . Chiều giảm tính bazơ các hiđroxit này lần lượtlà A. T1, X1, Y1. B. X1, Y1, T1 . C. T1, Y1, X1 . D. Y1, X1, T1 . PA : A Câu 51 HH1012NCV Ion M2+ có số electron là 28. Vậy vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm IIB. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm IB. PA : A Câu 52 HH1013NCV Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36lít khí H2 bay ra(đktc). (cho Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137). Hai kim loại đó là A. Ca, Ba. B. Ba, Sr. C. Be, Mg. D. Mg, Ca.
- PA : D Câu 53 HH1012NCV Nguyên tử nguyên tố M có electron cuối cùng ở lớp electron thứ 3, phân lớp p, ô lượng tử thứ nhất và là electron ghép đôi. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn và công thức hiđroxit cao nhất của M là A. chu kì 3, nhóm VA, HXO3. B. chu kì 3, nhóm VIA, H2XO4. C. chu kì 3, nhóm IVA, H2XO3. D. chu kì 3, nhóm VIA, H2XO3. PA : B Câu 54 HH1013NCV Ion M+ có số proton là 11. Cho 6,9gam M tan trong a gam nước thu được dung dịch X có nồng độ 25%. (cho Na = 23, K = 39, Mg = 24, O = 16, H = 1). Công thức hiđroxit cao nhất của M và giá trị a là A. KOH ; 41,25 gam. B. NaOH ; 41,1 gam. C. NaOH ; 41,4 gam. D. KOH ; 41,1 gam. PA : C Câu 55 HH1014NCB Ba nguyên tố O, Cl, Na hóa hợp với nhau từng đôi một thì hợp chất tạo thành A. có 2 kiểu liên kết là ion và cộng hoá trị. B. chỉ có liên kết cộng hoá trị. C. có 3 kiểu liên kết: ion , cộng hoá trị, cho - nhận. D. chỉ có liên kết ion. PA : C Câu 56 HH1015NCB Các liên kết trong phân tử H2S thuộc loại liên kết A. cộng hoá trị. B. cộng hoá trị phân cực. C. ion. D. cho - nhận. PA : B Câu 57 HH1016NCB Trong phân tử nào sau đây, nguyên tử trung tâm có sự lai hoá sp? A. H2O. B. C2H2 . C. C2H4. D. CH4 . PA : B
- Câu 58 HH1016NCB Hình dạng của các phân tử CH4, BF3 , H2O, BeH2 tương ứng là A. tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng B. tam giác, tứ diện, gấp khúc, thẳng C. gấp khúc, tứ diện, tam giác, thẳng D. thẳng, tam giác, gấp khúc, tứ diện PA : A Câu 59 HH1015NCB Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành do sự xen phủ giữa obitan A. s của nguyên tử hiđro và obitan p của nguyên tử clo. B. s của nguyên tử hiđro và obitan s của nguyên tử clo. C. s của nguyên tử clo và obitan p của nguyên tử hiđro. D. p của nguyên tử hiđro và obitan p của nguyên tử clo. PA : A Câu 60 HH1015NCB Liên kết hoá học trong các phân tử : HCl, H2 , Cl2 thuộc loại A. liên kết đơn. B. liên kết đôi. C. liên kết ba. D. liên kết bội. PA : A Câu 61 HH1016NCB Lai hoá sp3 là sự tổ hợp 1 obitan s với A. 3 obitan p của 1 nguyên tử tham gia liên kết. B. 2 obitan p của 1 nguyên tử tham gia liên kết. C. 3 obitan p của 2 nguyên tử tham gia liên kết. D. 1 obitan p của 1 nguyên tử tham gia liên kết. PA : A Câu 62 HH1017NCB Cho các phân tử sau : N2, HNO3 , CO2 , NaCl, NH3 , SO2 . Nhóm phân tử nào trong số sau đều có liên kết cho - nhận? A. HNO3, CO2. B. N2, SO2. C. HNO3, NaCl. D. HNO3, SO2.
- PA : D Câu 63 HH1017NCH Cho các phân tử sau: H2(1), HCl(2), N2(3), CH4(4), Cl2(5). Trong các phân tử nào có liên kết được hình thành do sự xen phủ trục p - p? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 3 và 5. PA : D Câu 64 HH1017NCH Cho các phân tử sau: Cl2O, F2O, NF3, NH3 , phân tử nào có liên kết phân cực nhất? (cho độ âm điện các nguyên tố : H, O, N, F, Cl lần lượt là 2,2 ; 3,44; 3,04; 3,98 ; 3,16) A. NH3. B. NF3. C. Cl2O. D. F2O. PA : B Câu 65 HH1014NCH Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng ...3s23p1, nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng ...2s22p4 thì hợp chất tạo bởi X và Y có công thức A. X2Y3. B. X3Y2. C. X2Y. D. XY3. PA : A Câu 66 HH1018NCV Tổng số proton trong 2 anion XY2- và XY3- lần lượt là 23 và 31. Xác định các nguyên tố X, Y? ( cho ZN = 7, ZO = 8, ZS = 16, ZCl = 17,ZBr = 35) A. Cl và O. B. Br và O. C. N và O. D. S và O. PA: C Câu 67 HH1017NCH Các ion : Cl-, K+, Ca2+ có A. số proton bằng nhau. B. số nơtron bằng nhau. C. số khối bằng nhau. D. số electron bằng nhau. PA : D Câu 68 HH1017NCH Nhận định nào không đúng?
- Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. có cấu hình electron của khí hiếm. C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e. D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn. PA : D Câu 69 2 HH1018NCV Cho biết tổng số electron trong anion XY3 là 42. Trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố X, Y có số proton bằng số nơtron. Tính số khối của hạt nhân nguyên tử các nguyên tố X, Y? A. 32 và 16. B. 8 và 16. C. 16 và 8. D. 16 và 32. PA : A Câu 70 HH1014NCH Trong các hợp chất sau: H2SO4 (1), BaCl2 (2), HCl (3), K2O(4), (NH4)2SO4 (5), Ca(OH)2 (6) , Na2CO3 (7) hợp chất nào chứa ion đa nguyên tử? A. 1, 4, 5, 7. B. 1, 5, 6, 7. C. 4, 5, 6, 7. D. 1, 2, 6, 7. PA : B Câu 71 HH1018NCH Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 38. Nguyên tử nguyên tố G có tổng số electron và proton là 34. Hợp chất tạo bởi M và G có liên kết gì? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hoá trị có cực. C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết cho - nhận. PA : A Câu 72 HH1014NCH Ion dương được hình thành khi nguyên tử A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhường proton. D. nhận proton. PA: A Câu 73
- HH1014NCH Anion X2- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng ...3p6.( cho ZMg = 12, ZK = 19, ZS = 16, ZCl = 17, ZCa = 20 ). Hai nguyên tố X và Y là A. S và Mg. B. S và Ca. C. Cl và Ca. D. K và Ca. PA : B Câu 74 HH1017NCH Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3p6. Vậy ở trạng thái cơ bản nguyên tử X có số electron độc thân là A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. PA : C Câu 75 HH1016NCV Phân tử BCl3 có cấu trúc dạng tam giác đều do nguyên tử Bo ở trạng thái lai hoá sp2 . Số liên kết trong phân tử trên là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. PA : B Câu 76 HH1015NCV Trong phân tử SO2 A. chỉ có liên kết cộng hoá trị không cực. B. chỉ có liên kết cộng hoá trị có cực. C. chỉ có liên kết cho - nhận. D. có liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho - nhận. PA : D Câu 77 HH1014NCV Nhận định nào đúng? A. Các chất mà phân tử có liên kết ion có thể là chất rắn, lỏng hoặc chất khí. B. Các hợp chất ion có tính kém bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp. C. Các hợp chất ion có tính bền vững, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao. D. Các hợp chất ion thường tan ít trong nước. PA : C Câu 78
- HH1016NCV Nhận định nào không đúng? A. Sự xen phủ bên tạo liên kết . B. Liên kết trong phân tử Cl2 tạo bởi sự xen phủ trục p – p. C. Liên kết bội trong phân tử N2 gồm 2 liên kết , 1 liên kết . D. Liên kết bội trong phân tử N2 gồm 1 liên kết , 2 liên kết . PA : C Câu 79 HH1014NCV Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Bản chất liên kết giữa R với clo là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho - nhận. C. liên kết cộng hoá trị có cực. D. liên kết cộng hoá trị không cực. PA : A Câu 80 HH1019NCB Nhận định nào đúng? A. Chất khử là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng. B. Sự oxi hoá một chất là làm cho chất đó nhận electron. C. Phản ứng trao đổi luôn là phản ứng oxi hoá - khử. D. Sự khử một chất là làm cho chất đó nhận electron. PA : D Câu 81 HH1019NCV Cho sơ đồ phản ứng sau: FeS2 + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O Tổng hệ số nguyên tối giản các chất tham gia phản ứng là A. 25. B. 44. C. 24. D. 19. PA : D Câu 82 HH1019NCV Cho sơ đồ phản ứng sau FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
- Trong phản ứng trên, khi phản ứng với 1 mol FeS có bao nhiêu mol axit đóng vai trò môi trường và bao nhiêu mol axit đóng vai trò chất oxi hoá? A. 2 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 4 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá. B. 4 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 2 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá. C. 3 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 3 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá. D. 1 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 5 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá. PA : C Câu 83 HH1019NCV Trong phản ứng : Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu , 1mol ion Cu2+ đã A. nhường 1mol electron. B. nhận 1mol electron. C. nhận 2mol electron. D. nhường 2mol electron. PA : C Câu 84 HH1019NCH Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O, khí NO2 là chất A. chỉ bị oxi hoá. B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hoá, không bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. PA : D Câu 85 HH1019NCH Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hóa? A. 2NH3+ 3Cl2N2+ 6HCl B. 2NH3+ 2Na NaNH2 + H2 C. 2NH3+ H2O2+ MnSO4 MnO2 + ( NH4)2SO4 D. 4NH3 + 5O2 4NO + 6 H2O PA : B Câu 86 HH1019NCH Trong các phản ứng dưới đây,phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá-khử ? A. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
- B. Mg + CuCl2 MgCl2 + Cu C. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S D. Fe2(SO4)3 + Cu 2FeSO4+ CuSO4 PA : C Câu 87 HH1021NCV Cho 1,95gam bột kẽm vào cốc đựng 200ml dung dịch CuSO4 0,375M , lắc kĩ đến khi kết thúc phản ứng. Số mol các chất trong cốc thu được là (cho Zn = 65) A. 0,03mol Cu ; 0,03mol CuSO4và 0,045 mol ZnSO4 B. 0,03mol Cu ; 0,03mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4 C. 0,03 mol ZnSO4 và 0,03mol CuSO4 D. 0,03 mol ZnSO4 và 0,045 mol CuSO4 PA : D Câu 88 HH1019NCB Số mol electron cần dùng để khử 0,25mol Zn2+ thành Zn là A. 0,25. B. 0,50. C. 1,25. D. 0,75. PA : B Câu 89 HH1021NCV Cho 4,08gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra cho đi qua ống đựng 16gam CuO nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn thu được trong ống là A. 10,88 gam. B. 13,28 gam. C. 2,40 gam. D. 5,44 gam. PA : B Câu 90 HH1019NCB Cho sơ đồ phản ứng sau: M2Ox + HNO3 M(NO3)3 + ..... Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu? A. x = 1. B. x = 2. C. x = 1 hoặc 2. D. x = 3. PA : D Câu 91 HH1020NCV Nguyên tử Clo chuyển thành ion clorua bằng cách
- A. nhận 1 electron B. nhường 1 electron C. nhận 1 proton D. nhường1 proton PA : A Câu 92 HH1020NCB Nhận định nào không đúng? A. Các phản ứng thế đều là phản ứng oxihoá khử. B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử. C. Các phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử. D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxihoá khử. PA : B Câu 93 HH1020NCH Nhóm các phần tử vừa có thể là chất khử, vừa có thể là chất oxihoá là A. Cu , Fe2+. B. Cu , Mg2+. C. S+4 , Fe2+. D. S+4, Cu. PA : C Câu 94 HH1019NCB Sự biến đổi nào sau đây là sự khử? A. 2Cl- Cl2 + 2.1e B. Zn Zn2+ + 2e C. Mn+7 + 3e Mn+4 D. Mn+7 Mn+4 + 3e PA : C Câu 95 HH1019NCB Trong phản ứng 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O chất bị oxi hoá là A. Cu. B. Cu2+. C. H+. D. NO3 . PA : A Câu 96 HH1020NCH Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. K. B. Na. C. Li. D. Rb
- PA : D Câu 97 HH1019NCH Trong phản ứng của đồng với ion Fe3+ tạo ra ion Cu2+ và Fe2+ ta thấy A. 2 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng. B. 1 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng. C. 3 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng. D. 2 ion Fe3+ khử 1 nguyên tử đồng. PA : A Câu 98 HH1020NCH Cho phương trình hoá học Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Trong quá trình phản ứng A. khối lượng kim loại Fe tăng dần B. khối lượng kim loại Cu giảm dần C. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần D. nồng độ ion Fe2+ trong dung dịch tăng dần PA : D Câu 99 HH1020NCH Biến đổi nào sau đây phù hợp với sự bảo toàn điện tích? A. Fe Fe2+ + 3e B. Fe3+ + 1e Fe2+ C. Fe Fe3+ + 2e D. Fe2+ + 3e Fe PA : B Câu 100 HH1021NCH Cho sơ đồ phản ứng : MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O Trong phản ứng trên, HCl có vai trò A. chất oxihoá B. chất khử C. vừa là chất khử, vừa là môi trường D. vừa là chất oxihoá, vừa là môi trường PA : C Câu 101 HH1020NCH Cho dòng khí CO dư qua ống đựng hỗn hợp bột các chất FeO, CuO thu được hỗn hợp rắn X. Hoà hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư. Hỏi có bao nhiêu phản ứng oxihoá khử đã xảy ra trong quá trình trên?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm Cacbonhidrat
3 p | 486 | 202
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương III, IV – Ban KHTN
9 p | 338 | 68
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương VI – Ban KHTN
8 p | 286 | 60
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương VII – Ban KHTN
7 p | 336 | 48
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương I, II – Ban KHTN
13 p | 276 | 46
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học: Chương 7 - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
6 p | 246 | 33
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 3, 4)
11 p | 216 | 32
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)
10 p | 157 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 3, 4)
12 p | 157 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 1,2)
11 p | 147 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 5)
8 p | 163 | 18
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 6)
13 p | 147 | 17
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương V – Ban KHTN
9 p | 187 | 17
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương IX – Ban KHTN
8 p | 125 | 17
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN – Trường THPT Trần Phú (Chương 5)
8 p | 155 | 14
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Xuân Hòa
10 p | 554 | 8
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hóa học 11 - Bài: Sự điện li
2 p | 67 | 3
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học lớp 8
7 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn