intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học (Có đáp án) - Vũ Khắc Ngọc

Chia sẻ: Nguyen Khac Chinh Chinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

488
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học" dưới đây để nắm bắt được nội dung và đáp án của 57 câu bài tập trắc nghiệm về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học. Với các bạn đang học và ôn thi Đại học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học (Có đáp án) - Vũ Khắc Ngọc

  1. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học CẤU TẠO NGUYÊN TỬ- BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HOÁ HỌC Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Dạng 1: Cấu tạo nguyên tử Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Các nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron. B. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. C. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron. D. Trong mọi nguyên tử, khối lượng nguyên tử đều bằng số khối. Câu 2: Lớp N có bao nhiêu phân lớp? A. 3 B. n C. 2n D. 4 Câu 3:Số electron trong các ion sau: NO3 , NH 4 , HCO3 , H+ , SO 24 theo thứ tự là A. 32, 12, 32, 1, 50 B. 31,11, 31, 2, 48 C. 32, 10, 32, 2, 46 D. 32, 10, 32, 0, 50 Câu 4: Tổng số hạt của một nguyên tử X là 28. X là A. N B. F C. O D. Ne Câu 5: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là A. Br B. Ca C. Ag D. Zn 2+ Câu 6: Một ion X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 36 và 29. C. 29 và 36. D. 27 và 36. 2- 2- Câu 7: Tổng số hạt trong ion X là 50 và trong X có số hạt mang điện gấp 2,125 lần số hạt không mang điện. Số hạt proton, nơtron, electron trong X lần lượt là A. 15, 16, 15. B. 16, 16, 16. C. 15, 18, 15. D. 16, 17, 16. Câu 8:Một hợp chất có công thức MX. Tổng số các hạt trong hợp chất là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong X2- nhiều hơn trong M2+ là 16. Công thức MX là A. CaO B. MgO C. CaS D. MgS Câu 9:Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R, X, Y lần lượt là 2p4, 3s1, 3p1. Phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Y và R lần lượt có số hạt mang điện là A. 40 và 40 B. 40 và 60 C. 60 và 100 D. 60 và 80 Câu 10:Khối lượng phân tử 3 muối RCO3, R’CO3, R’’CO3 lập thành 1 cấp số cộng với công sai bằng 16. Tổng số p và n trong hạt nhân nguyên tử của 3 nguyên tố R, R’, R’’ bằng 120 hạt. Vậy 3 nguyên tố đó là A. Mg, Ca và Fe B. Be, Mg và Ca C. Be, Cu và Sr D. Cu, Mg và Ca. 3 2 Câu 11: Cho Cr (Z = 24), Fe (Z = 26). Cr , Fe có cấu hình electron lần lượt là A. [Ne]3d4, [Ne]3d44s2. B. [Ne]3d3, [Ne]3d6. C. [Ar]3d3, [Ar]3d6. D. [Ar]3d3, [Ar]3d5. Câu 12: Cho 2 ion Xn+ và Yn- đều có cấu hình electron là: 1s22s22p6. Tổng số hạt mang điện của Xn+ nhiều hơn của Yn- là 4 hạt. Cấu hình đúng electron của nguyên tử X và nguyên tử Y là A.1s22s22p63s23p1 và 1s22s22p3 B.1s22s22p63s1 và 1s22s22p4 C.1s22s22p63s1 và 1s22s22p5 D.1s22s22p63s2 và 1s22s22p4 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các ion X+, Y2+ ,Z- ,T2- và nguyên tử M đều có cấu hình e là 1s22s22p63s23p6 ? A. K+, Ca2+, Cl-, S2-, Ar. B. K+, Ca2+, F-, O2-, Ne. C. Na+, Ca2+, Cl-, O2-, Ar. D. K+, Mg2+, Br-, S2-, Ar. Câu 14: Cho 2 nguyên tử X (Z = 24), Y (Z = 26). Cấu hình electron của các ion X3+, Y2+ lần lượt là A. [Ne]3d4, [Ne]3d44s2. B. [Ne]3d3, [Ne]3d6. C. [Ar]3d3, [Ar]3d6. D. [Ar]3d3, [Ar]3d5. Câu 15: Có các nguyên tố hóa học Cr (Z =24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có số electron độc thân lớn nhất là A. Fe. B. Al. C. P. D. Cr. Câu 16:Cho các nguyên tố: 1H; 3Li; 11Na; 7N; 8O; 9F; 2He; 10Ne. Nguyên tử của nguyên tố không có electron độc thân là A. H, Li, Na, F B. O C. He, Ne D. N Câu 17:Cho các nguyên tố: 1H; 3Li; 11Na; 7N; 8O; 9F; 2He; 10Ne. Nguyên tử của nguyên tố có electron độc thân bằng 1 là A. H, Li, Na, F B. H, Li, Na C. O, N D. N Câu 18:Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 3s.Tổng số electron trên hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7.Biết rằng X và Y dễ dàng phản ứng với nhau. Số hiệu nguyên tử của X và Y tương ứng là A. 13 và 15 B. 18 và 11 C. 17 và 12 D. 11 và 16 Câu 20:Hợp chất A được tạo thành từ ion M và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 164. Tổng số các + hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 3. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt, trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. M và X là A. K và O B. Na và S C. Li và S D. K và S Câu 21:Tổng số hạt mang điện trong ion AB32  bằng 82. Số hạt mang điện trong nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử A và B (theo thứ tự) là A. 12 và 4 B. 24 và 16 C. 16 và 8 D. 14 và 6 Câu 22:Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB2 bằng 44. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 4. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là A. 5 và 9 B.7 và 9 C.8 và 16 D. 6 và 8 Câu 23:Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s? A.2. B. 12. C. 9. D. 1. Câu 24: Số nguyên tố mà nguyên tử của nó (ở trạng thái cơ bản) có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 7 là A. 9. B. 3. C. 5. D. 1. Câu 25:Trong cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X, tổng số electron ở các phân lớp p là 7. Số proton trong nguyên tử Y ít hơn của nguyên tử X là 5. Số hạt mang điện có trong hợp chất tạo bởi nguyên tố X và Y là A. 21 B. 100 C. 42 D. 50 Câu 26: X, Y, Z là 3 nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang điện trong 3 phân tử X2Y, ZY2 và X2Z là 200. Số hạt mang điện của X2Y bằng 15/16 lần số hạt mang điện của ZY2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron p bằng 1,667 lần số electron s. R là phân tử hợp chất giữa X, Y, Z gồm 6 nguyên tử có tổng số hạt mang điện là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học A. 104 B. 52 C. 62 D. 124 Câu 27:Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tố cacbon chỉ gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 6. B. Các đồng vị của một nguyên tố hóa học đều có tính chất vật lí và hóa học giống nhau. C. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. D. Một nguyên tử có số hiệu là 29 và có số khối là 61 thì nguyên tử đó phải có 29 electron. 12 13 16 17 18 Câu 28:Cacbon có 2 đồng vị 6 C và 6 C. Oxi có 3 đồng vị 8 O ;8 O ; 8 O. Số loại phân tử CO2 tối đa có thể tạo thành từ các đồng vị đó là A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Câu 29:Hiđro có 3 đồng vị 11 H ; 12 H ; 13 H. Oxi có 3 đồng vị 16 17 18 8 O ; 8 O; 8 O. Số loại phân tử H2O tối đa có thành phần đồng vị khác nhau là A. 3 B. 6 C. 9 D. 18 Câu 30:Tỉ lệ về số nguyên tử của 2 đồng vị A và B trong tự nhiên của một nguyên tố X là 27 : 23. Trong đó đồng vị A có 35 proton và 44 nơtron, đồng vị B có nhiều hơn đồng vị A là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là A. 79,92. B. 81,86. C. 80,01. D. 76,35. Câu 31: Nguyên tử khối trung bình của Clo bằng 35,5. Clo có hai đồng vị 35 17 Cl và 37 17 Cl . Phần trăm khối lượng của 35 17 Cl có trong axit pecloric là (cho KLNT của H = 1; O = 16) A. 26,92% B. 26,12% C. 30,12% D. 27,2% Dạng 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học Câu 1:Cấu hình electron nào sau đây không phải là của nguyên tố thuộc nhóm B? A. 1s22s22p63s23p63d104s1 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p1 C. 1s22s22p63s23p63d54s1 D. 1s22s22p63s23p63d104s2 Câu 2: Ion M2+ có cấu hình e: [Ar]3d8. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA Câu 3: Ion X có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s 3p63d5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên 3+ 2 2 6 2 tố hoá học là A. chu kì 3, nhóm VIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 4, nhóm VIIIA. Câu 4: Cation X và anion Y đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y 3+ 2- trong bảng tuần hoàn lần lượt là A. X ở chu kì 2, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm IVA. B. X ở chu kì 3, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA. C. X ở chu kì 2, nhóm IIA và Y ở chu kì 3, nhóm VIA. D. X ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở chu kì 2, nhóm VIA. Câu 5:Cho cấu hình electron của các hạt vi mô sau: X: [Ne]3s23p1 Y2+: 1s22s22p6 Z : [Ar]3d54s2 M2-: 1s22s22p63s23p6 T2+: 1s22s22p63s23p6 Dãy gồm các nguyên tố đều thuộc chu kỳ 3 là A. X, Y, M. B. X, M, T. C. X, Y, M, T. D. X, T. Câu 6:Hợp chất ion A được tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, 2+ electron) trong phân tử A là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 7: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X 22  . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M 2+ nhiều hơn của ion X 22  là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. 20, chu kì 4, nhóm IIA B. 12, chu kì 3, nhóm IIA C. 56, chu kì 6, nhóm IIA D. 38, chu kì 5, nhóm IIA 2- Câu 8: Tổng số các hạt electron trong anion XY3 là 42. Trong đó X chiếm 40% về khối lượng. Trong các hạt nhân của X và Y đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn là A. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở ô thứ 9; chu kỳ 2, nhóm VIIA B. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở ô thứ 8; chu kỳ 2, nhóm VIA C. X ở ô thứ 14, chu kỳ 3, nhóm IVA; Y ở ô thứ 8; chu kỳ 2, nhóm VIB D. X ở ô thứ 14, chu kỳ 4, nhóm VIIIB; Y ở ô thứ 9; chu kỳ 2, nhóm VIIA Câu 9:Trong hợp chất ion XY2 (X là kim loại, Y phi kim), X và Y ở hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số electron trong XY2 là 54. Công thức của XY2 là A. BaCl2 B. FeCl2 C. CaCl2 D. MgCl2 Câu 10: Cho hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B thuộc nhóm chính liên tiếp, tổng số hiệu của chúng là 23, A thuộc nhóm V và đơn chất của A và B không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường. A và B là A. P và O2 B. N2 và S C. N và S . D. P và S Câu 11: Tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? A. Nguyên tử khối B. Độ âm điện C. Năng lượng ion hóa D. Bán kính nguyên tử Câu 12:Trong một chu kỳ (với các nguyên tố thuộc nhóm A, trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. Bán kính nguyên tử giảm dần, số lớp electron tăng dần B. Tính phi kim mạnh dần, năng lượng ion thứ nhất luôn tăng dần C. Tính bazơ, tính axit của các oxit mạnh dần D. Tính kim loại giảm dần, độ âm điện tăng dần Câu 13:Trong dãy các nguyên tố từ Na đến Cl (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân) thì: 1) bán kính nguyên tử tăng. 2) độ âm điện giảm. 3) năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần. 4) tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm dần. 5) tính kim loại tăng dần. 6) tính phi kim giảm dần. Số nhận định đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. - 2- 2+ + Câu 14: Cho các ion sau: Cl ; S ; Ca ; K . Thứ tự tăng dần bán kính của các ion trên là A. Ca2+; K+; S2-; Cl- B. Cl-; S2-; Ca2+; K+. C. S2-; Cl-; K+; Ca2+ D. .Ca2+; K+; Cl-; S2-. Câu 15:Dãy nào sau đây xếp theo chiều tăng dần bán kính của các ion? A. Al3+ ; Mg2+; Na+ ; F ; O2. B. Na+; O2; Al3+ ; F; Mg2+. C. O2; F; Na+; Mg2+; Al3+. D. F; Na+; O2; Mg2+; Al3+. Câu 16: Cho các nguyên tố sau : X (Z=9); Y (Z=12); M (Z = 15); T (Z= 19). Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó là A. Y < T < X < M B. M < Y < X < T C. X < M < Y < T D. X < Y < M < T Câu 17: Chiều tăng dần năng lượng ion hóa thứ nhất của 3 nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 12), Z (Z = 13) được xếp theo dãy trật tự là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học A. X, Z, Y. B. Z, X, Y. C. X, Y, Z. D. Z, Y, X. Câu 18:Các ion X , Y , Z , T đều có cấu hình electron ngoài cùng là 3s23p6. Tính khử của X, Y, Z, T + 2+ - 2- giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải là A. T, Z, Y, X B. X, Y, T, Z C. X, Y, Z, T D. Y, X, T, Z Câu 19: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. Y < M < X < R . B. R < M < X < Y. C. M < X < R < Y. D. M < X < Y < R. Câu 20: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là: X: 1s22s22p63s1 ; Y: 1s22s22p63s2 ; Z: 1s22s22p63s23p1. Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là A. Y(OH)2< Z(OH)3< XOH B. Z(OH)3< Y(OH)2< XOH C. XOH < Y(OH)2< Z(OH)3 D. Z(OH)2< Y(OH)3< XOH Câu 21:Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện A. F, O, P, N B. O, F, N, P C. F, O, N, P D. F, N, O, P Câu 22:Dãy sắp xếp Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần là A. K, Na, Mg, Al, Si B. Si, Al, Mg, Na, K C. Na, K, Mg, Si, Al D. Si, Al, Na, Mg, K Câu 23:Tính axit của các axit có oxi thuộc phân nhóm chính V (VA) theo trật tự giảm dần là A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3 B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4 C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4 D. H3AsO4, H3PO4, H3SbO4, HNO3 Câu 24:Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần? A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4 B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3 C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2 D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2 Câu 25:Trong các hidroxit sau, chất có tính bazơ mạnh nhất là A. Be(OH)2 B. Ba(OH)2 C. Mg(OH)2 D. Ca(OH)2 Câu 26:Cho oxit của các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Theo trật tự trên, các oxit có A. tính axit tăng dần B. tính bazơ tăng dần C. % khối lượng oxi giảm dần D. tính cộng hóa trị giảm dần Câu 27: Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIIA. Ở điều kiện thích hợp đơn chất X tác dụng với Y. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. X là kim loại, Y là phi kim. B. Ở trạng thái cơ bản X có 2 electron độc thân C. Công thức oxit cao nhất của X là X2O . D. Công thức oxit cao nhất của Y là Y2O7 Câu 28: X, Y là 2 nguyên tố kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Bán kính nguyên tử của X > Y. B. Năng lượng ion hóa I1 của X < Y. C. X, Y đều có 2 electron lớp ngoài cùng. D. Tính kim loại của X > Y. Câu 29:X, Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn. Biết: - Oxit của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím. - Y tan ngay trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím. - Oxit của Z phản ứng được cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của X, Y và Z là A. Y, Z, X B. X, Y, Z C. Z, Y, X. D. X, Z, Y Câu 30:Cho X và M là 2 nguyên tố đều thuộc phân nhóm chính, anion X– và cation M2+ (M không phải là Be) đều có chung 1 cấu hình electron với nguyên tử R. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Nếu M ở chu kì 3 thì X là Flo. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
  6. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron. C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s. D. Số hạt mang điện của M–số hạt mang điện của X = 3. Câu 31:Cho X và M là 2 nguyên tố đều thuộc phân nhóm chính, anion X– và cation M2+ (M không phải là Be) đều có chung 1 cấu hình electron với nguyên tử R. Trong số các phát biểu sau: 1, Nếu M ở chu kì 3 thì X là flo. 2, Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron. 3, X là nguyên tố p và M là nguyên tố s. 4, Số hạt mang điện của M–số hạt mang điện của X = 6. 5, Nếu R là neon thì M là canxi. 6, Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử M có nhiều e độc thân hơn nguyên tử X. 7, Bán kính của X-< R < M2+. 8, Điện tích hạt nhân của X-< R < M2+. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 32: Cho các nhận định sau: 1) Nếu cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6 thì nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. 2) Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F− có điểm chung là có cùng số electron. 3) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N. 4) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. Cho: N (Z = 7), F (Z = 9), Ne (Z = 10), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19), Si (Z = 14). Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 33: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là A. nitơ. B. cacbon. C. silic. D. bo. Câu 34:Oxit cao nhất của nguyên tố Y là YO3. Trong hợp chất với hiđro của Y, hiđro chiếm 5,88% về khối lượng. Y là nguyên tố A. O B. P C. S D. Se Câu 35:Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà Rcó hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là A.As B.S C.N D.P Câu 36: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A.50,00% B.27,27% C.60,00% D.40,00% Câu 37: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố R trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hiđro tương ứng là a% và b%, với a : b = 0,425. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử R là A. 9. B. 8. C. 10. D. 11. Câu 38:Phần trăm về khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 54/17. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Hợp chất khí của R với hiđro tan tốt trong nước tạo thành dung dịch trung tính. B. Nguyên tử R ở trạng thái cơ bản có 5 electron độc thân. C. Cộng hóa trị của R trong axit với số oxi hóa cao nhất là 4. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
  7. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực. Dạng 3: Liên kết Hóa học Câu 1: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. Một hay nhiều cặp electron chung B. Nhiều cặp electron chung C. Sự cho - nhận proton D. Một cặp electron dùng chung Câu 2: Trường hợp nào sau đây không thỏa mãn quy tắc bát tử? A. NH3, HCl B. CO2, SO2 C. PCl5, SF6 D. N2, CO Câu3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3. Công thức phân tử của hợp chất tạo bởi X và Y có dạng A. X2Y3. B. X3Y2. C. X5Y2. D. X2Y2. Câu 4:Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MX có tổng số hạt proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MX thuộc loại liên kết: A. Ion B. Cộng hóa trị không phân cực C. Cộng hóa trị phân cực D. Cho nhận Câu5:Dãycác chấtnàosau đâylàcáchợpchấtion? A.AlCl3,HCl, NaOH. B.HNO3,CaCl2,NH4Cl. C.KNO3,NaF, H2O. D.NaCl, CaO, NH4Cl. Câu 6: Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử? A. H2SO4, NH3, H2 B. NH4Cl, CO2, H2S C. CaCl2, Cl2O, N2 D. K2O, SO2, H2S Câu 7: Dãy hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị là A. H2SO4, PCl3, SO2Cl2, OF2, N2O4. B. K3PO4, NO2, SO3, NH4Cl, HNO3. C. (NH4)2SO4, PCl3, SO2Cl2, NO2, SO3. D. SO2Cl2, OF2, N2O4, BaCl2, PCl3. Câu 8:Các chất sau: Na2O, H2O, NH3, MgCl2, CO2, KOH, HCl. Số chất có liên kết cộng hóa trị là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 9: Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O (3,44), Cl (3,16), Mg (1,31), C (2,55), H (2,2). Trong các phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Dựa vào hiệu độ âm điện ta có MgO =2,13 (LK ion) CO2 =0,89 (tuy nhiên dựa vào cấu tạo ) liên kết cộng ht không phân cực, 2 chất còn lại chọn . – sai, 2 chất ở đây là CO2 và Cl2O, CH4 coi như không phân cực Câu 10: Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần sự phân cực của liên kết? A. NaCl; Cl2; HCl B. HCl; N2; NaCl C. Cl2; HCl; NaCl D. Cl2; NaCl; HCl Câu 11: Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,5), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,0). Trong các phân tử sau phân tử nào có độ phân cực lớn nhất? A. NaCl B. MgO C. MgCl2 D. Cl2O Câu 12: Cho các phân tử sau: N2, HBr, NH3, NH4NO2, H2O2, H2SO4. Phân tử có chứa liên kết phối trí là A. NH4NO2, H2SO4 B. NH4NO2, H2O2, H2SO4 C. HBr, H2SO4 D. NH3, NH4NO2 Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết cho nhận (theo quy tắc bát tử)? A. NaNO3, K2CO3, HClO3, P2O5. B. NH4Cl, SO2, HNO3, CO. C. KClO4, HClO, SO3, CO. D. NH4NO3, CO2, H2SO4, SO3. Câu 14:Cho các chất: O2, O3, CO, CO2, SO2, NH3, NH4Cl, HCOONH3CH3, CH3NH2. Số chất có liên kết cho - nhận trong công thức cấu tạo là A.5 B.6 C. 4 D. 3 Câu 15: Cho các chất: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), NaF (3), H2CO3 (4), KNO3 (5), HClO (6), KClO (7). Các chất mà phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
  8. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học A. (2), (5), (7). B. (1), (2), (6). C. (2),(3) (5), (7). D. (1), (2), (5), (7). Câu 16: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều có liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết cho nhận (theo quy tắc bát tử)? A. FeCl3, HNO3, MgCl2. B. H2SO4, NH4Cl, KNO2. C. KNO3, FeCl3, NaNO3. D. NH4NO3, K2SO4, NaClO4. Câu 17:Cho các nguyên tố: Na, Ca, H, O, S có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có KLPT  82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 18:Trong các phân tử NCl3, H2S, PCl5, CaF2, Al2O3, HNO3, BaO, NaCl, KOH, KF. Số phân tử có liên kết ion là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 19:Cho các phân tử sau: C2H4, C2H2, O3, N2, CO2, CH4, NH3. Số loại phân tử có liên kết đôi và liên kết ba lần lượt là A. 2 và 2. B. 3 và 2. C. 3 và 1. D. 2 và 1. Câu 20:Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là A. NH4Cl. B. HCl. C. H2O. D. NH3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 21:Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là A. O2, H2O, NH3. B. H2O, HF, H2S. C. HCl, O3, H2S. D. HF, Cl2, H2O. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng 2009) Câu 22:Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là A. HBr, HI, HCl B. HI, HBr, HCl C. HCl , HBr, HI D. HI, HCl , HBr (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng 2011) Câu 23:Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p63s23p64s1, nguyên tử của nguyêntố Y 2 2 có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết A.kim loại. B.cộng hoá trị. C.ion. D.cho nhận. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng 2008) Câu 24:Các chất mà phân tử không phân cực là A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2010) Câu 25:Trong các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26: Cho các nguyên tố: 19K, 11Na, 20Ca, 9F, 8O, 17Cl. Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion tạo thành từ 2 nguyên tố trong các nguyên tố trên có cấu hình electron của cation khác cấu hình electron của anion? A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 27: Cho H (Z=1), N (Z=7), O (Z=8). Trong phân tử HNO3, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng không tham gia liên kết của 5 nguyên tử là A. 8. B. 9. C. 7. D. 6. Câu 28: Số cặp electron góp chung và số cặp electron chưa liên kết của nguyên tử trung tâm trong các phân tử: CH4, CO2, NH3, P2H4, PCl5, H2S lần lượt là A. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 4 và 2; 5 và 0; 2 và 1. B. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 2. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
  9. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học C. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 0. D. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 2; 5 và 2; 5 và 1; 2 và 2. Câu 29:Cho các chất sau: HBr, CO2, CH4, NH3, Br2, C2H4, Cl2, C2H2, HCl. Số chất mà phân tử phân cực là A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 30:Điện hóa trị của các nguyên tố Cl, Br trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là A. 2- B. 2+ C. 1- D. 1+. Câu 31:Trong hợp chất Al2(SO4)3, điện hóa trị của Al là A. 3+ B. 2+ C. 1+ D. 3-. Câu 32: Hóa trị của nguyên tố N trong các chất và ion: N2, NH4 , HNO3 lần lượt là A. 3, 3, 4. B. 3, 4, 4. C. 0, 3, 5. D. 0, -3, +5. Câu 33:Hóa trị của nitơ trong các chất: N2, NH3, N2H4, NH4Cl, NaNO3 tương ứng là A. 0, -3, -2, -3, +5. B. 0, 3, 2, 3, 5. C. 2, 3, 0, 4, 5. D. 3, 3, 3, 4, 4. Câu 34:Cộng hóa trị của Cl trong hợp chất nào sau đây lớn nhất? A. HClO B. Cl2O7 C. HClO3 D. AlCl3 Câu 35:Khẳng định nào sau đây là sai? A. 2 phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau thành phân tử N2O4 vì trong phân tử NO2 còn có 1 electron độc thân có thể tạo thành liên kết. B. Phân tử CO2 có cấu trúc thẳng hàng. C. Trên mỗi phân tử Nitơ còn 1 cặp electron chưa liên kết. D. NH3 có khả năng nhận proton vì trên nguyên tử N của NH3 còn 1 cặp electron có khả năng tạo liên kết cho nhận với ion H+. Câu 36: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. NH3 có cấu trúc tam giác đều (lai hoá sp2). B. CO2 và SO2 đều có cấu trúc thẳng (lai hóa sp). C. CO2 và BeCl2 đều có cấu trúc tam giác cân. D. CH4 và NH 4 đều có cấu trúc tứ diện đều. Câu 37:Photpho có thể tạo với Clo 2 hợp chất đó là PCl3 và PCl5 trong khi nitơ chỉ tạo với Clo hợp chất NCl3 đó là do A. Nguyên tử nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ hơn photpho. B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho. C. Nguyên tử nitơ không có trạng thái kích thích trong khi photpho thì có. D. Nguyên tử nitơ có điện tích hạt nhân bé hơn photpho. Câu 38: Câu nào sau đây đúng A. CH4 có 4 liên kết  B. C3H8 có 8 liên kết  C. C2H6 có 8 liên kết  D. C4H10 có 12 liên kết  Câu 39:Tổng số liên kết  (xích ma) trong một phân tử anken có công thức chung CnH2n là A. 3n. B. 3n – 1. C. 3n – 2. D. 3n + 1. Câu 40:Số liên kết  (xích ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là A. 3; 5; 9 B. 5; 3; 9 C. 4; 2; 6 D. 4; 3; 6 (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng 2010) Câu 41:Hiđrocacbon X mạch hở có 7 liên kết σ và 3 liên kết π trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 9 -
  10. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học Câu 42: Trong các chất sau: amoniac, hiđroflorua, metylamin, ancol etylic, axit axetic, axeton, axetanđehit, glixerol, etylclorua, tristearin. Có bao nhiêu chất trong các chất trên mà giữa các phân tử của nó có thể có liên kết hiđro? A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 43:Anion XY32  có tổng số hạt mang điện là 62. Số hạt mang điện trong hạt nhân của Y nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của X là 2.Nhận định nào sau đây là sai? A. Y là nguyên tố thuộc chu kì 2. B. X là nguyên tố cacbon. C. Trong phân tử hợp chất giữa Na với XY32  vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị. D. Nếu Z là nguyên tố cùng phân nhóm với Y ở chu kì kế tiếp thì phân tử hợp chất giữa X và Z có tổng số hạt mang điện là 48. Câu 44: Những câu sau đây, câu nào sai? A. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. Phân tử NH4NO3 chứa các liên kết ion, liên kết cộng hoá trị. C. Trong nhóm A, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau. Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. 4 nguyên tử cacbon trong phân tử but-2-in cùng nằm trên đường thẳng. B. Ankin có 5 nguyên tử cacbon trở lên mới có mạch phân nhánh. C. Tất cả các nguyên tử cacbon trong phân tử isopentan đều có lai hóa sp3. D. 3 nguyên tử cacbon trong phân tử propan cùng nằm trên đường thẳng. Câu 46:Cho các phát biểu sau: (1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần. (2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần. (3) Liên kết hóa học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm VIIA luôn là liên kết ion. (4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH+4 có cùng cộng hóa trị là 3. (5) Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là +6. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 47: Có các nhận định sau đây: 1) Trong phân tử buta-1,3-đien, tất cả các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng. 2) Liên kết kim loại và liên kết ion đều hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử tích điện trái dấu. 3) Phân tử AlCl3 có liên kết thuộc loại cộng hoá trị. 4) Phân tử NH4NO3 chứa cả liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết cho nhận. 5) Độ linh động của hiđro trong HCOOH>CH2=CH-COOH. Số nhận định đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 48: Cho R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np 2n+1 (n là số thứ tự của lớp e). Cho các nhận định về R: a, R là nguyên tố phi kim b, Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18 c, Oxit cao nhất tạo ra từ R là R2O7 d, Hợp chất tạo bởi natri và R tác dụng được với dung dịch AgNO3 sinh ra kết tủa e, Đơn chất của R chỉ có tính oxi hóa Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 10 -
  11. Tài liệu học tập chia sẻ Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn – Liên kết hoá học f, Hợp chất của R với hiđro có liên kết hiđro liên phân tử Số nhận định đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 49: Tinh thể NaCl kết tinh theo kiểu mạng lập phương đơn giản. Số ion clo tiếp giáp với mỗi ion natri là A. 4. B. 12. C. 8. D. 6. Câu 50: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử B. Iot có cấu trúc tinh thể phân tử C. Than chì có cấu trúc tinh thể nguyên tử D. Ở thể rắn NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể phân tử Câu 51:Cho tinh thể các chất sau: iot (1), kim cương (2), nước đá (3), muối ăn (4), silic (5). Tinh thể nguyên tử là các tinh thể A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (4). C. (2), (5). D. (3), 4). Câu 52: Dãy nào dưới dây các chất được xác định cấu trúc tinh thể hoàn toàn đúng: A. Natri, sắt, đồng, nhôm, vàng và cacbon thuộc tinh thể kim loại. B. Muối ăn, xút ăn da (NaOH), potat (KOH) và diêm tiêu (KNO3) thuộc tinh thể ion. C. Kim cương, lưu huỳnh, photpho và magie thuộc tinh thể nguyên tử. D. Nước đá, đá khô (CO2), iot và muối ăn thuộc tinh thể phân tử Câu 53: Phát biểu nào sau đây là đúng? A.Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử. B.Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử. C.Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. D.Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 54:Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử. B. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất. C. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi. D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2011) Câu 55: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là A.0,155 nm. B.0,196 nm. C.0,185 nm. D.0,168 nm. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2011) Câu 56:Ở 20 C khối lượng riêng của Au là 19,32 gam/cm3, trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình 0 cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Bán kính gần đúng của nguyên tử Au (cho Au = 196,97) là A. 1,44.10-8cm. B. 1,595. 10-8cm. C. 1,345.10-8cm. D. 1,009.10-8cm. Câu 57:Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 200C và khối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúngcủa Fe là A. 1,44.10-8cm B. 1,29.10-8cm C. 1,97.10-8cm D. 1,56.10-8cm. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 11 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2