CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP
lượt xem 63
download
Với đời sống nông nghiệp làm kinh tế chính, nhân dân Việt Nam trải qua rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các loại thực vật được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, kể cả các hoa màu phụ như Khoai, Sắn hay hoa quả mọc hoang. Nhờ vào kinh nghiệm này, người dân Việt Nam nhận ra rằng thực vật không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn chứa đựng rất nhiều tinh chất bổ dưỡng, chữa trị được một số bệnh thông thường, giúp cho sức khỏe con người. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Biên soạn: Nguyệt Hạ Hiệu đính: Lương y Quách Văn Nguyên Nhà Xuất Bản Đà Nẵng Nhập liệu: zeroinlove Đóng gói: zeroinlove Upload tại: vungtauebook Lời nói đầu: Với đời sống nông nghiệp làm kinh tế chính, nhân dân Việt Nam trải qua rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các loại thực vật được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, kể cả các hoa màu phụ như Khoai, Sắn hay hoa quả mọc hoang. Nhờ vào kinh nghiệm này, người dân Việt Nam nhận ra rằng thực vật không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn chứa đựng rất nhiều tinh chất bổ dưỡng, chữa trị được một số bệnh thông thường, giúp cho sức khỏe con người. Thực tế, rau củ, hoa quả luôn luôn gắn liền với đời sống người dân, trước tiên mang lại lợi ích nhờ ở tính chất chứa nhiều xơ (cellulose) giúp cho sự tiêu hóa thuận lợi, lại còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng nhất định đến máu huyết, tì vị, thần kinh khiến mỗi loại rau quả kết hợp với gia vị không những thành món ăn ngon miệng mà còn là một bài thuốc đặc sắc. Như vậy, thực vật không những góp phần bồi bổ thân thể con người mà còn giúp ich rất nhiều cho sức khỏe, nhất là người dân nghèo chưa thể tiếp cận với dược liệu đắt tiền. Đối với nền y học tiến bộ hiện nay, dược liệu tràn ngập khắp nơi nhưng lại mang ít nhiều tác dụng phụ, nếu dùng lâu dài tất không tránh khỏi biến chuyển thành bệnh khác. Vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng thực vật làm món ăn chữa bệnh chính là giải pháp tiết kiệm và an toàn hơn cả. Người biên soạn tự biết kiến thức y học của mình hạn hẹp nhưng vẫn cố gắng sưu tầm về tính chất của một số cây rau, hoa quả và gia vị thông thường rồi đối chiếu với sách vở của Việt Nam và Trung Quốc, biên soạn thành tập sách nhỏ, mong mỏi những sở kiến này có thể giúp bạn đọc nhận thức được phần nào ích lợi của cây rau, hoa quả và gia vị trong bữa ăn hằng ngày. Dù đã căn cứ vào các công trình được học nhưng chắc chắn với trình độ hạn chế, tập sách này không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được bạn đọc góp ý và chỉ giáo. Người biên soạn. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP RAU VÀ GIA VỊ Cải Bẹ Trắng Mô tả: Các loại cải như Cải thảo, Cài thìa đều thuộc họ chung với Cải bẹ trắng, thuộc loại cây thảo, lá phình to dưới gốc và mọc cao chừng 23cm, màu xanh nhạt hay trắng, và có nhiều gân, cuống dày màu trắng chứa nhiều nước. Hoa nhỏ màu vàng tươi mọc trên các cuống nhô cao. Tính chất: Cây lá vị ngọt, tính mát, không độc. Hạt vị cay, tính ấm. Chế biến và công dụng: Cải bẹ trắng được dùng phổ biến, có thể ăn sống, nấu, làm dưa hoặc chế biến thành Kim chi, ăn kèm với thịt cá. Các loại cải thuộc họ Cải trắng đều có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù. Hạt cải có tác dụng tiêu đàm, thông kinh mạch, tiêu viêm, ho. Hạt cải giã nát trộn với giấm trị được sưng nhức. Cải Bẹ Xanh Mô tả: Còn gọi là Cải canh, thuộc loại thân thảo, lá có nhiều gân, màu xanh, cuống chạy dọc theo thân, màu trắng, mép lá có răng cưa to và thô. Hạt cải hình cầu, màu nâu đen. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng. Tính chất: Vị ngọt hơi nhẫn, tính mát, không độc. Hạt cải vị cay, tính ấm. Chế biến và công dụng: Cải bẹ xanh là món ăn phổ biến, được dùng nấu canh, ăn sống, xào hay muối thành dưa chua, có tác dụng lợi tiểu, hoạt tì vị. Hạt cải được ép lấy dầu, chế biến thành gia vị (mù tạt) hoặc dùng làm dược liệu. Cải Hoa (Bông Cải) Mô tả: Còn gọi là Cải sú hay Súp lơ. Thân to và khỏe, có nhiều vết sẹo ngang là vết tích của lá đã rụng. Chùm hoa gồm nhiều hoa nhỏ li ti, phân bổ trên các đầu nhánh, màu trắng đục. Cải hoa được du nhập từ châu Âu và hiện được người dân trồng nhiều. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, không độc. Chế biến và công dụng: Cải hoa được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Nếu muối thành dưa, chấm với muối có thể trị được hoàng đản, thanh nhiệt. Công dụng chung là lợi cho ngũ tạng, thông khí, mạnh gân cốt, trị mất ngủ, lọc máu huyết, giảm đau thần kinh hông, thấp khớp. Rau Muống Mô tả: Thuộc loại thảo có dây bò, thường mọc trên mặt nước, rễ chìm xuống để hấp thụ dưỡng chất. Cũng có loại rau Muống trồng bằng hạt trên đất, lá và thân xanh nhạt hơn. Dây rau Muống hình trụ, rỗng phía trong. Lá màu xanh đậm hay nhạt, hình mũi mác, mọc từ các mắt. Hoa hình loa kèn, màu trắng hay tím nhạt. Tính chất: Vị ngọt dịu, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Rau muống là món ăn quen thuộc và chế biến th ành nhiều món như xào, nấu canh, ăn sống, làm dưa chua. Ngoài công dụng là một loại rau bổ dưỡng, rau Muống còn có tác dụng chống viêm độc, lợi tiểu, cầm máu, giải các chất độc. Ăn thường xuyên còn có thể trị được bệnh trĩ xuất huyết. Phối hợp với các loại dược liệu khác, còn có thể chữa được nhiều loại bệnh như ngộ độc thức ăn dùng chung với đậu xanh, cam thảo theo liều lượng nhất định, sắc thành nước CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP uống. Trong dân gian có phương thuốc giúp cho phụ nữ sinh khó bằng cách lấy đọt rau Muống giã nát, pha với rượu cho uống. Loại rau Muống tía cũng có tác dụng tương tự. Cần Nước Mô tả: Cần nước là loại cây thảo, thân nhẵn và rỗng, có đốt và khía dọc, dài từ 0,3m đến 1m. Lá mọc giống lông chim, hình thoi hay mác có chóp nhọn. Hoa mọc đối diện với lá, màu trắng. Quả hình trụ thuôn, có bốn cạnh lồi. Cần nước mọc hoang được trồng làm rau ăn hay muối chua. Cây tươi hay để khô được dùng làm vị thuốc. Tính chất: Vị ngọt hơi cay, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Cần nước trị được các chứng phục nhiệt, giải độc, phiền khác. Vắt lấy nước uống trị được sốt cao, sinh nhiệt do phong. Trong dân gian thường giã nhỏ cần nước, vắt lấy nước để dùng cho người bị huyết áp cao hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Cần Tây Mô tả: Thân thảo, mọc đứng, nhẵn và có nhiều rãnh dọc, các cành mọc chia đều hai bên. Lá chia làm 3 thùy hình tam giác, có khía bên cạnh, lá giữa và lá ngọn không có cuống. Cần tây mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn sống, nấu canh hoặc làm thuốc. Tính chất: Vị ngọt hơi cay, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Cần tây có tác dụng dưỡng tinh, ích huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, dễ tiêu hóa. Vắt lấy nước uống trị được huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, giải các chất độc, trẻ con sốt cao. Càng Cua Mô tả: Thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le, hình trái tim nhọn ở đầu, màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Quả nhỏ, có mũi nhọn cứng. Tính chất: Vị ngọt, tính mát. Chế biến và công dụng: Rau càng cua là loại mọc hoang nơi vách tường, mái nhà, thường được trộn dầu giấm ăn sống rất mát và ngon miệng. Vị thuốc trong Càng cua chưa được xác định, trong dân gian thường chữa trị theo kinh nghiệm, lấy rau Càng cua giã nát để đắp ngoài trị nhức đầu, uống tinh chất chữa đau bụng. Cà Rốt Mô tả: Cà rốt xuất xứ từ chữ Carotte của Pháp, thuộc loại cây thảo, lá có bản hẹp, hoa tập hợp thành tán kép, màu trắng hay hồng. Hạt cà rốt có vỏ cứng và lông che phủ. Củ màu đỏ tươi hoặc da cam, đều có tính chất như nhau. Tính chất: Tính bình, vị ngọt, mùi thơm nhẹ, hơi the và hăng. Chế biến và công dụng: Cà rốt được dùng trong nhiều món ăn, có tác dụng kích thích tiêu hóa, bổ huyết, làm cho làn da tươi nhuận vì có tiền sinh tố A, tránh được táo bón, rất tốt cho người viêm đại trường mãn tính. Nước cốt cà rốt còn là thức uống bỏ dưỡng và giải nhiệt. Cà Chua CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Mô tả: Thân tròn, có nhiều nhánh nhỏ. Lá kép mọc theo hình lông chim. Hoa màu hồng mọc ở nách lá. Quả tròn hay hơi dẹp tùy theo chủng loại, khi nhỏ màu xanh, dần dần đổi sang màu đỏ hồng, có nhiều hạt dẹp và dịch chất vị chua ngọt. Tính chất: Tính mát, vị chua ngọt, không độc. Chế biến và công dụng: Thường ăn sống với thịt hầm hay nướng hoặc làm món ăn như nấu canh, sốt, mứt… Cà chua có thể làm gia vị như tương ớt, sốt cà chua… Nhờ có nhiều dưỡng chất chứa trong quả, nước cà chua uống sống có thể trị được rất nhiều thứ bệnh như suy nhược, ăn không ngon, nhiễm độc mãn tính, sung huyết, xơ cứng tiểu động mạch, thấp khớp, táo bón, viêm ruột. Cà chua thái thành lát nhỏ đắp vào da chữa được mụn trứng cá hoặc vết đốt của sâu bọ. Cà chua xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt là món giải khát rất tốt hoặc xắt thành lát mỏng, đắp lên da mặt giữ được sự tươi nhuận. Chanh Mô tả: Loại cây nhỏ, có nhiều gai, lá hình trái xoan hay dài, có khía răng cưa. Hoa mọc riêng lẻ hay thành từng chùm, màu trắng hoặc tím. Quả hình tròn màu xanh, khi chín màu ngả sang vàng, trong có múi chứa chất chua. Tính chất: Lá, rễ, vỏ quả chanh đều có vị thơm, cay the, tính ấm. Nước quả chanh vị chua, tính mát. Chế biến và công dụng: Nước quả chanh được dùng phổ biến để giải nhiệt và làm gia vị cho thức ăn, trị chứng thiếu vitamin C, kém ăn, thông tiểu. Lá chanh trị cảm, tức ngực, hỏa nhiệt, hạ đàm. Vỏ quả chanh phơi khô sắc lấy nước uống trị được cảm sốt, nhức đầu, ho có đàm, táo bón, trợ giúp cho tì vị tiêu hóa tốt. Dấp Cá Mô tả: Còn có tên là rau Diếp cá, thuộc loại cỏ nhỏ mọc nơi vùng đất ẩm ướt. Thân đứng, có lông. Lá mọc cách, hình trái tim có đầu nhọn. Hoa màu trắng mọc thành chùm. Khi vò nát, cây tiết ra mùi tanh giống như cá. Tính chất: Tính cay hơi lạnh, mùi tanh, lợi tiểu. Chế biến và công dụng: Thường dùng làm gia vị ăn chung với cá. Làm thuốc có thể dùng tươi hay phơi khô. Dấp cá chủ trị tụ máu như đau mắt, trĩ, thông tiểu tiện, chữa trị mụn nhọt, đối với phụ nữ chữa trị được chứng kinh nguyệt không đều, sưng tắc tin sữa. Rau Dền Mô tả: Cả hai loại Dền cơm màu trắng và Dền đỏ đều tính chất như nhau. Thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá hình bầu dục nhọn ở đầu. Hoa mọc ở nách lá, hình tròn, dưới thưa trên dày và cuối cùng là một chùm hoa mọc thành chuỗi. Rau Dền cơm khi nấu ra nước màu vàng nhạt, rau Dền Đỏ ra nước màu đỏ sẫm giống như huyết, vì vậy người ta được ưa chuộng hơn do màu sắc đẹp và có ấn tượng bổ máu. Tính chất: Vị ngọt, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Rau Dền là món ăn phổ biến, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, trị được mẩn ngứa. Hạt rau Dền tính lạnh, trừ được phong nhiệt, mắt mờ, trị giun đũa. Rễ rau Dền sắc chung với Bí ngô (Bí đỏ) ngăn chặn được xuất huyết trong thời kỳ sinh nở của phụ nữ. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Rau Dền Củ Mô tả: Thuộc loại cây thảo, rễ chức các chất dinh dưỡng phồng to thành củ, màu đỏ thẫm, có ít lông là rễ thoái hóa. Thân đứng, có nhiều vằn, phân nhánh thưa. Lá hình bầu dục thuôn nhọn về phía đầu, màu xanh lục. Hoa màu xanh, mọc thành chuỗi. Củ Dền rất thích hợp với vùng đất cao như Đà Lạt. Củ Dền và Củ Cải đường xuất xứ từ Địa Trung Hải, dần dần lai giống thành nhiều chủng loại khác nhau. Tính chất: Vị ngọt, hơi nhẫn, tính hàn, không độc. Chế biến và công dụng: Củ Dền được dùng làm món ăn kèm theo các loại rau củ khác, cho màu sắc đỏ đẹp. Theo Đông y thì củ Dền có tác dụng khai vị, mạnh tì, hạ khí, lợi tiểu, bồi bổ nội tạng, thông huyết mạch. Củ Dền không những làm cho món ăn có màu sắc đẹp mà còn giải nhiệt rất tốt. Dùng củ Dền vắt lấy nước cốt có thể trị được kiết lỵ, đi tiện ra máu. Hiện nay, người ta còn nhận thấy công dụng của củ Dền làm cho người ta dễ ngủ, rất tốt cho việc điều trị viêm thần kinh, ung thư. Rau Đay Mô tả: Còn gọi là Đay quả tròn. Thuộc loại thân thảo, thẳng đứng và có lá mọc so le, hình bầu dục dài, mép lá nhiều răng cưa nhọn, dưới phiến lá có hai răng cưa lớn. Hoa mọc ở kẽ lá, vài hoa chung một cuống, hình bầu dục. Quả nhỏ, hình cầu, có 10 cạnh, mọc mào ở đầu. Tính chất: Rễ và lá vị đắng, tính mát. Hạt vị đắng tính mát, có ít độc. Chế biến và công dụng: Đay là lọai rau ăn phổ biến, thường nấu chung với Mồng tơi, rễ và lá có công dụng tiêu viêm, cầm máu, ho ra máu, cảm nắng, kiết lỵ. Hạt rau Đay hoạt huyết trợ tim nhưng vì có ít độc nên không dùng cho phụ nữ có thai. Hạt dùng đúng liều lượng có thể chữa được kinh nguyệt không đều. Đay dại mọc hoang ở đồng ruộng không ăn được, dùng để làm sợi hoặc làm giấy. Lá Đay dại vị đắng, giã nát đắp lên chỗ nhọt độc có thể rút được mủ, lá non chữa trị được phù thũng. Rau Đay quả dài cho hạt làm thuốc, phơi khô sao vàng chữa được bện hen suyễn. Đậu Bắp Mô tả: Thuộc loại thân thảo, mọc cao tới 2m, thân có nhiều lông. Lá hình chân vịt, chia làm nhiều thùy, chung quanh mép lá có răng cưa, mặt trên nhiều lông dài. Hoa màu đỏ, mọc ở kẽ lá. Quả dài có nhiều vệt lõm giống như hình đa giác, đầu quả nhỏ dần không nhọn. Hạt tròn nhỏ, màu trắng đục. Tính chất: Vị ngọt nhạt, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Đậu Bắp được dùng làm món ăn như luộc, xào hay nấu canh chua cá hoặc lươn. Trong hạt Đậu Bắp có chứa chất dầu màu vàng xanh, vị chua mát, có tác dụng làm cho nhuận trường. Thân Đậu Bắp dùng làm thuốc giảm đau, thông tiểu tiện và bệnh bạch đới. Rễ và lá thường được thái nhỏ, phơi khô để chữa bệnh viêm họng, ho khan. Giá Đậu Mô tả: Thân tròn, trắng và xốp. Trên đầu còn dính hai mảnh của hạt đậu, ở giữa là chồi non. Phần sau đuôi hình thành rễ gốc, có vài lông nhỏ màu xám nhạt. Tính chất: Vị ngọt, tính mát, không độc. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Giá có thể làm từ đậu xanh, đậu trắng, đậu tương nhưng ngon và phổ biến nhất là giá đậu xanh. Giá chính là chồi non của cây đậu xanh, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Giá dùng để ăn sống hay nấu canh, xào chung với thịt hoặc muối thành dưa. Giá rất bổ dưỡng nên có lợi cho người suy nhược máu huyết, chống oxy hóa, cản trợ tác dụng của độc chất trong máu, vì vậy có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Hành Mô tả: Còn được gọi là hành lá để phân biệt với củ hành tây, tuy phần thân dưới phình to như củ nhưng không thể sử dụng riêng rẽ như củ hành tây. Hành thuộc loại thân thảo. Lá hình trụ, màu xanh đậm, rỗng phía trong, có 3 cạnh ở dưới. Hoa mọc thành cụm tròn trên một cuống cao, bao hoa màu trắng có sọc xanh nhạt. Tính chất: Vị cay, tính nóng, mùi thơm nồng. Chế biến và công dụng: Có thể nói, hầu hết trong các món ăn Việt Nam đều có hành, ngoài tác dụng làm cho thức ăn gia tăng mùi vị, hành lá và củ hành còn chữa trị được các chứng cảm mạo, phong hàn, đau bụng lạnh, phòng ngừa viêm nhọt, chấn thương tụ máu. Lấy củ hành tươi giã chung với giấm và một ít muối hột, uống làm nhiều lần trị được chứng đau bụng vì giun sán. Bị ong đốt, dùng củ hành tươi giã nát đắp vào vết cắn. Vì có vị cay, tính nóng, từ xa xưa nhân dân đã biết sử dụng điều trị các chứng cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, khó tiêu bằng cách cho ăn cháo nấu với hành tươi. Hành còn được ăn sống hoặc phụ thêm trong dưa muối. Hành Tây Mô tả: Thuộc loại thân thảo, có bẹ lá lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng, thân lá dài, tròn và rỗng. Phần giò phía dưới gốc phình to thành củ, có vỏ mỏng màu nâu nhạt, sớ phía trong màu trắng vàng hay tím, phân làm nhiều lớp, có chứa chất dầu. Tính chất: Vị cay, tính nóng, mùi thơm hắc. Chế biến và công dụng: Hành tây làm gia vị trong các món ăn tạo sức kích thích ngon miệng, lợi tiểu, làm giảm thấp khớp, chống nhiễm khuẩn, trị ho, phá huyết ứ, trị giun và giúp tì vị dễ tiêu hóa thức ăn. Chất dầu trong củ hành tây có tính kích dục, chống suy nhược cơ thể, giúp thân thể đỡ mệt mỏi. Hành tây dưới dạng thuốc đắp ngoài trị được thấp khớp, đau đầu, sung huyết, viêm não và mụn nhọt. Gừng Mô tả: Thân cây cao khoảng 0,5m, lá mỏng, trơn láng, lá dài và nhọn ở đầu. Củ gừng nằm dưới đất, trổ ra nhiều ngó màu xanh mốc, nhiều mắt, phần trong màu vàng, có sơ. Gừng được trồng phổ biến, hầu như nhà nào ở nông thôn cũng có, lá gừng làm gia vị cho canh, củ gừng bỏ vào cá thịt làm thơm món ăn và khử mùi tanh. Tính chất: Vị cay, tính ấm, không độc. Vỏ gừng vị cay, tính mát. Chế biến và công dụng: Có tác dụng giải uất, thông khí, tan đàm, ói mửa do tiêu hóa, giảm chế kinh phong, bớt ho. Gừng giã nát, đắp vào chỗ ghẻ lỡ hay bị sưng thủng, rắn cắn đều có công hiệu. Gừng sống giã nát trộn chung với ít đường, uống vào chống mệt mỏi. Nhổ răng ra máu nhiều, giã gừng với đường phèn đặt vào vết thương ở lợi sẽ cầm được máu. Hẹ CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Mô tả: Thuộc loại thảo, có mùi hắc nhẹ. Thân cây là tập hợp các phần dưới của lá, có nhiều rễ con. Lá dầy, hẹp và dài như lưỡi kiếm. Hoa mọc trên một cuống cao, hình 3 cạnh, có những lằn dọc, màu trắng. Hạt hẹ màu đen, kích thước nhỏ. Tính chất: Vị cay chua, mùi hăng, tính ấm. Chế biến và công dụng: Hẹ có tác dụng tản ứ, hoạt huyết, cầm máu, tiêu độc, tiêu đàm. Dân gian rất thường hay dùng hẹ cắt nhỏ chưng với đường phèn để trị ho do cảm lạnh ở trẻ em. Lá và củ hẹ giã nát đắp vào cổ trị được đau họng. Lấy nước củ hẹ có thể hạ được cơn suyễn. Vì có mùi hăng, dân gian thường lấy tinh chất hẹ nhỏ vào mũi cho người bị trúng gió độc bất tỉnh hắt hơi tỉnh lại. Húng Cây Mô tả: Còn gọi là Thủy Bạc Hà vì có tính chất giống như Bạc hà (Tần dày lá). Húng cây thuộc họ thảo nhưng khi non thân thường nằm dài dưới đất, khi trưởng thành mới mọc đứng, thân có 4 góc, lá hình bầu dục thuôn, màu xanh lục, mặt trên nhám, mép lá có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá. Tính chất: Vị cay thơm, tính ấm, không độc. Chế biến và công dụng: Húng cây là loại rau thơm được ưa chuộng, nhất là ăn chung với đậu hũ (đậu phụ) rất dậy mùi. Nhờ có tính ấm và mùi cay thơm, Húng cây có tác dụng làm ăn ngon miệng, đồng thời kích thích các tuyến mồ hôi khiến mát người, tiêu phong nhiệt, thông tì vị, trợ giúp cho gan, phổi. Húng Chanh Mô tả: Còn có tên là Tần dày lá, Bạc hà. Thuộc loại thân thảo, mọc đứng, có lông tơ mềm. Lá mọc đối, hình trái tim không thắt lại ở cuống, mép dợn sóng như tai bèo, mặt trên có lông nhỏ, mặt dưới lông dày hơn và có nhiều gân. Hoa màu tía, mọc thành chủm ở đầu ngọn. Hạt tròn màu nâu, có ít lông tơ. Tính chất: Mùi thơm như chanh, vị cay, tính ấm. Chế biến và công dụng: Húng chanh được dùng kèm các món ăn, ướp thịt cá như một gia vị. Lá Húng chanh chứa tinh dầu có mùi thơm, có tác dụng tiêu đàm, hen suyễn, ho mạn tính, động kinh, giảm cảm cúm. Chất tinh dầu này lại là một kháng sinh mạnh nên khử trùng tốt ở cổ họng, miệng mũi và đường ruột, vì vậy giã lá Húng chanh có thể trị được sổ mũi nơi trẻ em. Húng chanh cũng rất tốt cho phụ nữ, nhất là thời kỳ sinh nở. Lá giã nát đắp ngoài có thể trị được đau cổ, nứt môi, nhức đầu, giảm đau nhức nơi các vết thương do rắn rết cắn. Húng Quế Mô tả: Thuộc loại thảo, thân vuông, màu tím đỏ. Lá mọc đối, màu xanh đậm, dày và có nhiều gân, hình thoi dài, cuống phân biệt. Hoa mọc thành chùm trên đầu cây, chia làm nhiều tầng. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng. Tính chất: Vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng. Chế biến và công dụng: Húng quế là món rau ăn kèm với thịt chó, thịt bò rất hợp vị. Trong lá Húng quế có chứa chất tinh dầu, vì vậy có thể trị được co thắt, sát khuẩn đường ruột, và làm thức ăn dễ tiêu hóa, suy nhược thần kinh, mất ngủ, động kinh. Đối với phụ nữ, Húng quế còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng sữa thời kỳ cho con bú. Lá Húng quế vò nát, đắp vào chỗ bị dị ứng, mẩn ngứa, vết ong hay rết cắn rất hiệu nghiệm. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Củ Kiệu Mô tả: Thuộc loại thảo, thân màu trắng có nhiều vẩy trắng bao phía ngoài, phía dưới phình to giống như củ hành. Lá hẹp, dài và cong lõm ở giữa, màu xanh lục. Hoa mọc thành chùm trên cuống ở giữa, màu hồng hay tím. Tính chất: Vị cay đắng, tính ấm, không độc. Chế biến và công dụng: Kiệu được dùng phổ biến để làm món ngâm dấm đường, cho hương vị thơm đặt biệt. Nếu dùng kèm với thịt kho, mỡ hay trộn gỏi rất phù hợp. Củ kiệu còn có tác dụng làm ấm tì vị, chống đầy hơi, bổ thận khí, lợi tiểu, điều hòa nội tạng, ích dương. Kinh Giới Mô tả: Còn có tên là Giả Tô vì mùi thơm giống như Tía Tô, thuộc loại thảo, thân mọc đứng, hình vuông 4 góc. Lá mọc đối, hình trái xoan, có răng cưa ở mép. Hoa mọc thành chùm trên cuống nhô hẳn trên đầu các nhánh, màu xanh nhạt. Tính chất: Vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng. Chế biến và công dụng: Chủ trị sốt cao, tán phong hàn, thông huyết, cầm máu. Ngoài lá dùng như một loại gia vị kèm theo món ăn, hoa của Kinh Giới cũng dùng làm thuốc, sắc chung với là Trắc Bá Diệp có thể trị được chứng đại tiện ra máu. Người bị cảm nóng bất tỉnh, dùng lá Kinh Giới giã chung với vài lát gừng, vắt lấy nước uống và cạo gió dọc theo sống lưng rất hiệu nghiệm. Dùng Kinh Giới cả hoa lẫn cành, sắc lấy nước uống có thể trị được cảm gió, sổ mũi, đau nhứa các khớp xương, chảy máu cam, băng huyết, chứng lở ngữa ở trẻ em. Rau Lang Mô tả: Rau Lang là đọt hay lá còn non của dây Khoai Lang. Khoai Lang là loại thảo, thân bò dưới đất, có chứa chất mủ trắng đục. Củ Khoai chính là rễ phát triển, chứa nhiều tinh bột và đường. Lá khoai lang hình trái tim, phân thành 3 thùy, lá non màu xanh nhạt. Hoa hình loa kèn, tím hoặc trắng, mọc ở kẽ lá. Tính chất: Vị ngọt nhạt, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Củ khoai lang rất gần gũi với người dân Việt Nam, không những là một món ăn chơi như luộc, lùi tro bếp mà còn là loại lương thực chủ yếu trong mùa giáp hạt, được cắt lát phơi khô dùng dần. Rau lang được luộc, xào hay nấu canh, là một món ăn rẻ tiền, tốt cho tiêu hóa. Củ và lá khoai đều có công dụng nhuận trường, trị táo bón, riêng lá có chứa một dưỡng chất trị được bệnh đái đường. Phụ nữ khi sinh nở thường dùng đọt hay lá non của khoai lang nấu canh để được nhiều sữa. Rau lang ngoài công dụng làm món ăn còn được phơi khô để dành làm thuốc nhuận trường, không bị tác dụng phụ và không có độc tố. Lá Cách Mô tả: Là lá của cây Cách, một loại cây nhỏ, có gai, mọc hoang. Lá mọc đối, hình trái tim, phần đầu lá có răng cưa, mặt dưới có lông và nhiều gân. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành chùm trên đầu ngọn cây. Quả hình trứng, màu đen. Tính chất: Vị ngọt nhẫn, tính mát. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Lá Cách có mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng phổ biến ở miền quê, gói bánh hay xào nấu với thịt. Ngoài tính chất là món rau, lá Cách còn có tác dụng giúp thông tiểu tiện, dễ tiêu hóa, mát gan, tiêu độc, trị chứng phù, xơ gan. Rễ cây Cách cũng được dùng như một vị thuốc, tác dụng phá ứ, thông kinh mạch, chống tê bại. Lá Lốt Mô tả: Thuộc loại cây thảo, mọc bò hay đứng thẳng, có lông ở thân. Lá mọc sole, hình trái tim, mép lá uốn lượn, dày và nhiều gân, màu xanh đậm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có quả và hạt. Tính chất: Vị hơi cay, tính ấm. Chế biến và công dụng: Lá lốt được dùng làm món ăn với thịt, có tác dụng làm ấm tì vị, khu phong, hành khí. Cả thân lẫn hoa lá Lốt đều được dùng làm thuốc, phơi khô sao vàng, tán thành bột, chủ trị đau bụng do viêm ruột, viêm thận, phong thấp, phù thũng. Rau Má Mô tả: Rau má là loại cây dây, cọng dài, mọc hoang trên vùng đất ẩm thấp. Lá rau má giống như đồng tiền nên còn gọi là Liên Tiền Thảo. Cạnh lá có răng cưa nhỏ không đều. Lá và hoa đều có cuống dài. Rau má có hai loại lá lớn và lá nhỏ, tính chất đều giống nhau. Trước kia rau má mọc hoang nhưng sau này thường do người trồng vì được dùng rất phổ biến. Tính chất: Vị nhẫn hơi cay, tính hàn, không độc. Chế biến và công dụng: Rau má trồng quanh năm, có thể dùng cả thân lẫn lá khi còn tươi hoặc phơi khô để dành uống thay trà. Chủ trị giải độc, mát gan, phong hàn cảm mạo, ho đau họng. Rau má giã nát dùng cầm máu, ghẻ lở. Nếu phối hợp với các vị thuốc khác sẽ trị được nhiều chứng bệnh về máu huyết phụ nữ hoặc xơ gan cổ trướng. Vì có tính hàn nên người bị tê thấp hay tì vị lạnh không nên dùng. Mồng Tơi Mô tả: Còn gọi là Mùng tơi. Thuộc loại thảo dây leo, có thân quấn hoặc thân thảo mọc đứng. Lá to, mọc so le, dầy bản và mọng nước hơi nhớt, màu xanh nhạt, gân nổi rõ. Hoa và quả trổ trên đầu ngọn thành chuỗi không đều. Quả tròn và đen. Tính chất: Vị chua, tính lạnh, không độc. Chế biến và công dụng: Mồng tơi là loại rau nấu canh thông dụng, hợp với cá, thịt, tôm, cua. Chất dinh dưỡng của Mồng tơi nhiều nhất ở ngọn và lá non, còn thân dưới nhiều xơ, thường bị vất bỏ. Mồng tơi có tác dụng hoạt trường mạnh, lợi tiểu tiện, trị được táo bón nhưng đang tiêu chảy thì kiêng kỵ. Đối với phụ nữ thời kỳ cho con bú. Mồng tơi giúp cho cơ thể sinh sản nhiều sữa. Dân gian thường giã nát cả cây lẫn hoa, lấy nước bôi trị rôm sảy cho trẻ em. Hạt Mồng tơi không được dùng trong thực phẩm nhưng bỏ vỏ, phơi khô rồi tán thành bột trở thành loại dược phẩm giúp da mặt mịn màng. Rau Mùi Mô tả: Còn gọi là rau Ngò, Ngò tàu, thuộc loại cây thảo nhỏ. Lá rau Mùi chia làm hai loại phân biệt, phía dưới lá lớn hơn, hình tròn, chia làm ba thùy không hoàn chỉnh, có răng cưa, lá trên nhỏ, mảnh và các thùy xẻ sâu thành những tua. Hoa và quả rất nhỏ giống như hạt. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Tính chất: Vị cay thơm, tính ấm, không độc. Chế biến và công dụng: Theo Đông y, rau Mùi có tác dụng làm ấm dạ dày, thông hơi, tiêu thực, giải khí độc, trị phong nhiệt. Rau Mùi là loại gia vị không thể thiếu trong gia đình vì có mùi vị thơm ngon, hạt (hay quả) nấu nước gội đầu rất thơm. Hạt còn là dược vị chữa trị được nhiều loại bệnh, làm cho tiêu hóa tốt, kích thích vị giác, giúp thần kinh ổn định, nhớ lâu. Trẻ em bị bệnh sởi, có thể dùng rau Mùi sắc thành nước cho uống khi nóng để toát mồ hôi hoặc lấy lá rau Mùi giã nát, trộn với rượu thoa bên ngoài cho sởi mau mọc. Mướp Mô tả: Còn gọi là mướp Hương nếu có vị thơm, nếu là loại quả lớn gọi là Mướp trâu, mùi vị không thơm bằng Mướp Hương. Thuộc loại thảo dây leo. Lá mọc sole, hình trái tim, có lông tơ ngắn, chia làm 5 hay 7 thùy không đều, có răng cưa mép ngoài. Thân có nhiều tua cuốn để bò lan trên giàn. Hoa mọc đơn độc, màu vàng, phiến hoa to và mỏng. Quả thuôn dài, màu xanh nhạt, cấu tạo bằng xơ và nước có chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều vằn trắng nhạt chạy dọc. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, không độc, có mùi thơm nhẹ. Chế biến và công dụng: Mướp là loại thực phẩm cho nước rất ngọt, được dùng nhiều trong nấu canh hoặc xào, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đàm, giải độc, thông kinh mạch, phòng chống sưng nhức, mất máu huyết, kích thích tuần hoàn. Vì Mướp có tính bình, lại chứa chất nhớt dễ tiêu hóa, kích thích được tuyến sữa nên phụ nữ nuôi con thường nấu với giò lợn làm vị thuốc. Lá Mướp vị đắng, tính hàn nên được dùng làm dược liệu kháng viêm, làm tan đàm, chống ho. Hạt Mướp ngoài tác dụng thông kinh mạch còn có thể trị được giun đũa và chứng táo bón. Toàn cây Mướp đều có công dụng nhưng ít được biết tới: Rễ Mướp có thể dùng chữa trị viêm xoang mũi, rễ già nấu nước ngâm rửa trị được các vết lở ngứa, tua cuốn của Mướp trị được bệnh đau thắt ngang lưng, viêm khí quản. Mướp Khía Mô tả: Giống như Mướp hương, chỉ khác hoa và quả. Mướp khía có hoa chia làm nhiều cánh phân biệt, quả Mướp khía phát triển các vân chạy dọc thành khía, ở giữa hai khía thịt lõm xuống, vỏ dày và nhám. Sắc xanh cũng đậm hơn Mướp hương. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, không độc. Chế biến và công dụng: Mướp khía có cùng công dụng như Mướp hương, ngoài công dụng giải độc, lợi tiểu, mát máu huyết, kích thích tiêu hóa, còn nhiều công dụng đặc biệt khác: xơ Mướp khía để già, đốt cháy, tán thành bột, uống với nước sôi hay nước cơm chữa được sản hậu, băng huyết ở phụ nữa trong thời kỳ sinh sản. Nấm Hương Mô tả: Còn có tên gọi là Nấm đông cô. Thuộc họ nấm, có chân hình trụ, mũ nấm tròn và dày, úp xuống giống như chiếc ô, màu nâu vàng. Mặt dưới mũ nấm phẳng và có lớp màng. Nấm Hương mọc tự nhiên trên các thân gô vùng có nhiệt độ thấp, ẩm ướt, ánh sáng ít. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, không độc. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Nấm Hương có mùi thơm tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất nên là món ăn cao cấp. Nấm có thể ăn tươi hay phơi khô để dành lâu. Nấm Hương có tác dụng tăng cường khí huyết, chữa chứng đại tiện ra máu, trợ giúp cho gân cốt không bị lão hóa. Nấm Mèo Mô tả: Còn có tên gọi là Mộc Nhĩ, thường mọc trên chỗ có gỗ mục, hình dáng giống như vành tai người, màu nâu đen. Nhiều tai nấm mọc chung một gốc cứng, tai nấm mỏng và có ít mốc trắng, màu nâu đen. Tính chất: Vị ngọt, tính mát, mùi thơm đặc trưng. Chế biến và công dụng: Nấm mèo là loại rẻ tiền nhưng có mùi thơm đặc trưng nên được sử dụng kèm thêm trong nhiều món ăn cao cấp. Tai nấm tuy mỏng nhưng dòn, ăn rất ngon miệng. Nấm mèo có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kiết lỵ, giải được chất độc của các loại nấm khác. Phụ nữ dùng nấm mèo khoảng 12 – 16 gram, sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột chữa trị được chứng rong huyết. Củ Nghệ Mô tả: Còn được gòi là Khương hoàng (Gừng vàng), thuộc loại thảo. Thân có rễ lớn, hình trụ tròn hay hình thoi, màu vàng nhạt, phía dưới là củ màu sắc đậm hơn, chia ra làm nhiều khối lớn nhỏ. Lá có cuống dài, hình mũi mác, màu xanh nhạt, cả hai mặt đều nhẵn bóng. Hoa màu vàng, hợp nhiều lớp thành chuỗi, phía trên ngọn có màu tím nhạt. Tính chất: Vị cay, đắng, tính ấm. Chế biến và công dụng: Phá ứ tiêu thực, tiêu đàm, giúp mau lên da non, chữa trị các bệnh về dạ dày, vàng da, huyết ứ, đầy bụng. Ngò Gai Mô tả: Thuộc loại thảo thân đứng, phân nhánh ở ngọn. Lá dầy và lớn, hình mũi mác thuôn dài, có răng cưa và gai, mọc tỏa gần sát đất. Lá càng ở phía trên càng nhỏ, ngắn tuy cũng có răng cưa và gai. Hoa màu trắng, mọc thành chùm. Quả tròn hơi dẹp, có mùi thơm giống như rau Mùi nhưng nồng hơn. Tính chất: Vị cay hơi đắng, tính ấm, mùi thơm nồng. Chế biến và công dụng: Ngò gai giống như rau Mùi (Ngò tàu) có tác dụng khai vị, kích thích ăn ngon miệng, tiêu thực, giải nhiệt, giải cảm mạo nhưng tác dụng khác biệt là giúp ngủ ngon giấc hơn. Vì có mùi thơm nồng, Ngò gai và Húng quế thường được dùng kèm với món canh hay xào có thịt bò, cũng được trộn với các loại rau sống khác. Trong Đông y, Ngò gai thường được dùng chữa trị bệnh sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, đau ngực, giải cảm thấp nhiệt, trừ phong. Rau Ngổ Mô tả: Còn gọi là Rau Om, thuộc loại cây thảo, thân tròn to, mọng nước và có nhiều lông tơ, màu xanh nhạt. Lá mọc đơn, không cuống, mép có răng cưa thưa, mọc vòng từ 3 đến 5 lá mỗi mắt. Hoa mọc ở kẽ lá, màu tím nhạt. Tính chất: Vị chua cay, hơi the, tính mát, mùi thơm đặc trưng. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Rau Ngổ được dùng làm gia vị, nhất là nấu canh chua không thể thiếu. Rau Ngổ có tác dụng kháng viêm, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu. Trong Đông y, rau Ngổ được phơi khô, chủ trị bệnh sỏi thận, băng huyết, đắp vào chỗ bị rắn rết cắn. Bồ Ngót Mô tả: Còn gọi là Bồ ngót hay Bù ngót. Thuộc loại cây nhỏ, phân nhiều cành, mỗi cành lại có nhiều lá. Lá hình quả trứng hơi nhọn ở đầu, mọc sole, mặt trơn láng, màu xanh đậm, hơi nhạt ở ngọn. Hoa mọc ở kẽ lá, quả nhỏ, hình tròn dẹp, màu đỏ. Hạt có 3 góc, vân nhỏ. Tính chất: Vị ngọt, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Rau Ngót già trên hai năm được dùng là thuốc, còn rau Ngót non dùng làm rau ăn. Rau Ngót thường dùng nấu canh, cho mùi vị thơm và ngọt dịu. Rau Ngót có công dụng chữa trị ban sởi, viêm phổi, sốt cao, thông tiểu tiện v à giải độc. Trong dân gian, người ta thường dùng rau Ngót giã nát rồi đắp vào bàn chân sản phụ đề phòng sót nhau. Nước cốt rau Ngót cũng được dùng rơ miệng khi trẻ em bị tưa lưỡi hoặc bị rắn rít cắn, nếu ngậm sẽ chữa được hóc xương. Trong Đông y, rau Ngót được sắc chung với cỏ Xước, Dâu tằm, Cà gai, lá Tre, rau Má, lá Chanh để làm thuốc trị đau mắt, đỏ mắt. Ớt Mô tả: Ớt là loại cây mọc hoang hay được trồng trong vườn làm gia vị, thân mọc đứng, cao khoảng 1m trở xuống. Lá mềm, màu xanh đậm. Hoa màu trắng, mọc đứng hay thõng xuống tùy theo chủng loại. Quả có rất nhiều hình dạng khác nhau, từ thuôn dài như sừng trâu cho đến hình tròn, màu sắc và độ cay cũng tùy theo chủng loại, không nhất định. Hạt dẹp, màu trắng. Tính chất: Vị cay nồng, tính nóng, hơi độc. Cây và lá vị cay, tính mát, không độc. Hột ớt tính nóng, độc. Chế biến và công dụng: Ớt là loại trái có vị cay nồng, tính nóng nên được làm gia vị để kích thích vị toan, ăn ngoan miệng hơn. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều, vị toan bị kích thích sẽ trở thành khó tiêu. Trái Ớt có công dụng chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa, thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Lá Ớt tính mát, có tác dụng điều hòa được gan, phổi và bao tử. Trái Ớt dùng ngoài trị được đau giây thần kinh do thấp khớp, thống phong, làm giảm độc tố của rắn rết. Rau Chua Lè Mô tả: Còn gọi là Rau má lá rau muống hay rau má tía. Thuộc cây thảo mọc hoang. Lúc nhỏ, lá không chia thùy, hình dạng tròn giống rau Má, khi lớn chia thùy hình lông chim, có răng ở mép lá. Hoa mọc theo cụm, màu hồng hay tím nhạt. Tính chất: Vị đắng, tính bình. Chế biến và công dụng: Rau chua lè vừa có vị đắng vừa hơi chua nên được nhiều người thích, dùng để luộc, nấu canh hay ăn sống. Toàn cây Rau chua lè đều được làm vị thuốc, có tác dụng giải nhiệt, chống độc, tiêu sưng, lợi tiểu. Rau Chua Me CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Mô tả: Còn gọi là Chua me đất, thuộc loại thân thảo mọc sát đất, thân nhỏ màu đỏ nhạt. Lá chia làm ba, mỗi chia hình trái tim. Hoa màu vàng, quả chứa nhiều hạt hình trứng. Tính chất: Vị chua, tính mát. Chế biến và công dụng: Rau chua me được dùng phổ biến để nấu canh chua hay luộc. Rau chua me dùng tươi hay phơi khô đều có công dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm, dịu huyết áp. Chủ trị sốt ho, viêm họng, viêm khớp, suy nhược thần kinh, huyết áp cao. Rau Răm Mô tả: Thuộc loại thảo, gốc bò dài trên mặt đất để các rễ từ các mấu đâm xuống hấp thụ dưỡng chất. Thân mọc đứng, lá mọc sole, trơn và màu xanh hơi tím, hình mũi mác, nhọn ở đầu, cuống ngắn, có gân chạy dọc, có lông. Bẹ lá ôm sát thân. Hoa màu trắng, hồng hay tía tùy theo loại, mọc thành chuỗi. Hạt nhẵn và có 3 cạnh. Tính chất: Vị cay, tính nóng, mùi thơm đặc trưng. Chế biến và công dụng: Rau răm là loại gia vị làm cho ăn ngon miệng nhưng cũng được dùng làm thuốc, có công dụng lợi tiểu, làm ấm tì vị. Rau Răm còn được dùng để chữa trị chứng phù thũng, đầy hơi, đau bụng. Giã nát ngâm rượu hoặc dùng ngoài da chữa được hắc lào, lang ben, sâu quảng, lở ngứa. Dân gian thường vắt nước cốt uống, bã đắp ngoài để chữa cho người bị chó cắn. Củ Riềng Mô tả: Thuộc họ Gừng nhưng lá lớn hơn, hình ngọn giáo. Thân thảo cao khoảng 1m, có rễ dài màu đỏ, nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt, màu trắng nhạt. Hoa mọc thành chùy trên ngọn thân giả mọc từ thân rễ, màu trắng vân đỏ nhạt. Quả Riềng hình cầu, có lông gọi là Hồng đậu khấu. Tính chất: Vị cay, tính nóng, không độc, mùi thơm hắc. Chế biến và công dụng: Riềng có tính nóng nên được làm gia vị cho các món ăn tính hàn như thịt chó, mắm cá… Củ Riềng còn có công dụng làm ấm tì vị, đánh tan khí lạnh, lợi tiêu hoá, giảm đau, nôn mửa, tiêu thực. Củ Riềng giã nát, lấy nước thoa vào da có thể trị được lang ben. Rút (Rau Nhút) Mô tả: Còn gọi là rau Nhút, thuộc loại câ thảo mọc ngang mặt nước nhờ một lớp xốp trắng bao bọc như phao. Thân tròn, màu nâu, bọng ruột. Lá mọc kép, hình lông chim. Hoa màu vàng, quả dẹp có chứa hạt. Tính chất: Vị ngọt, tính mát, có mùi thơm đặc trưng. Chế biến và công dụng: Rau Rút là món ăn được ưa thích vì có mùi thơm, thân dòn dể nhai. Ngoài ra, rau Rút còn có công dụng nhuận trường, làm mát gan, giải nhiệt. Trong Đông y, rau Rút được dùng chữa trị các bệnh như sốt cao, bướu cổ vì trong rau có chất an thần, làm người dùng ngủ ngon. Rau Sam Mô tả: Thuộc loại thân thảo, mọc thấp gần mặt đất, thân tròn nhỏ, mọng nước nhớt như mủ. Lá rau Sam có loại màu đỏ, có loại màu xanh, mọc thành chùm, phân thành năm thuỳ hình tròn dẹp một đầu. Hoa màu vàng tía, có hạt nhỏ. Tính chất: Vị chua, tính lạnh, không độc. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Rau Sam thường mọc hoang nơi góc sân hoặc bờ ao, được dùng làm loại rau ăn sống hay nấu. Rau Sam có công dụng giải được các chất độc, phá huyết ứ, thông máu huyết, nhuận trường, trừ giun sán. Sả Mô tả: Thuộc họ Lúa, mọc thành bụi và có nhiều nhánh. Bẹ phía dưới màu trắng, phân các lá dài mọc đứng. Lá màu xanh đậm, có nhiều lông cứng. Hoa nhỏ, mọc tập trung vượt lên cao. Tính chất: Vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng. Chế biến và công dụng: Sả được người Việt Nam sử dụng từ lâu đời, lấy lá sả nấu thành nước gội đầu, xông hơi trừ cảm mạo hoặc ăn với món có tính hàn như thịt chó. Sả còn được ép lấy tinh dầu vị thuốc giúp người bệnh thoát mồ hôi, ấm tì vị, tiêu thực, sát trùng, khử uế, tiêu đàm. Trong Đông y, Sả chủ trị nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, thấp khớp, phù nề ở phụ nữ sau khi sinh, sốt rét, ngã nước. Sử dụng ngoài da, Sả có tác dụng cầm máu, chữa được bệnh chàm. Tinh dầu Sả dùng xoa bóp ngoài da chữa trị cảm cúm, phòng bệnh truyền nhiễm và khử mùi hôi. Ở vùng cao, đọt non của Sả được muối thành dưa, vừa làm món ăn tươi vừa đề phòng sơn lam chướng khí hay sốt rét ngã nước. Sen Mô tả: Còn có tên gọi khác là Liên hà, tuỳ theo màu sắc có tên khác biệt như Hồng liên, Bạch liên. Sen thường mọc trong hồ ao hay chỗ đất bùn ẩm ướt, thân to bằng ngón tay, hình tròn, có nhiều gai nhỏ. Lá Sen tròn và dầy, màu xanh đậm, lớn như cái rổ phủ trên mặt nước. Hoa Sen mọc trên đầu ngọn, hình dáng tròn thuôn, nhọn ở đầu. Râu Sen nhỏ như cọng chỉ, mọc quanh Đài Sen. Đài Sen hình tròn, phần dưới thon nhỏ, trên mặt bằng phẳng có nhiều lổ chứa hạt, hình dáng giống tổ ong, trong hạt lại có tim gọi là Liên tâm (nhị sen). Ngó sen thường nằm khuất dưới nước, màu trắng. Tính chất: Cây Sen vị đắng, tính bình, râu Sen vị ngọt, tính ấm, hạt Sen vị ngọt, tính ấm, hơi chát, ngó Sen vị thanh, tính bình, gương Sen tính bình, vị đắng chát, không độc. Chế biến và công dụng: Hầu như các bộ phận trong cây Sen đều được dùng làm vị thuốc. Lá và cây Sen trợ giúp cho tì vị, trị chứng chảy máu cam, ứ huyết, tẩy phong độc, ngó Sen có vị ngọt, được dùng làm món ăn sống rất tốt cho tì vị, giải độc, tiêu huyết ứ, tiêu khát, bổ tim, tim Sen làm mát tim, thông thận, sinh tân dịch, dùng nhiều làm đen râu tóc hay giảm bớt chứng di tinh, hạt Sen tốt cho tì vị, trị được kiết lỵ, di tinh, làm ngủ ngon, đài Sen phá ứ huyết, chữa được nhiều bệnh phụ nữ, cánh Sen an thần, giúp cho máu huyết và làn da phụ nữ tươi nhuận. Riêng trong món ăn hằng ngày, ngó Sen là phần thân của Sen rất được ưa thích bởi vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn dòn, mát miệng, nhất là làm gỏi hay muối dưa, làm mứt. Ngó sen còn được phơi khô xay thành bột làm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em hay làm bánh. Hoa Súng Mô tả: Thuộc cây thảo sống dưới nước, thân và rễ đều ngắn. Lá mọc nổi nhờ cuống dài, hình trái tim tròn đầu phiến rộng, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới lá màu tía. Hoa màu CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP tím hay xanh nhạt, giống hoa Sen nhưng cánh lá nhỏ hơn, mọc trên cuống tròn vượt cao khỏi lá. Tính chất: Vị nhẫn, tính bình, không độc. Chế biến và công dụng: Ở Nam bộ thường gọi là Hoa Súng, thật sự chỉ dùng cuống của hoa, tương tự như ngó Sen nhưng không nhiều chất bổ dưỡng bằng, được nấu canh hay bóp giấm đường, làm gỏi, muối dưa. Lá còn non của cây Súng được dùng thay bánh tránh, làm gỏi cuống. Cuống hoa Súng có tác dụng chống co thắt, gây buồn ngủ nên rất tốt cho việc trợ giúp tim mạch và hô hấp. Trong Đông y còn dùng cây Súng để chữa trị các bệnh bạch đới, bất an, khó ngủ, viêm tiết niệu, di tinh. Rau Tàu Bay Mô tả: Rau Tàu bay cũng thuộc họ Cúc, thân thảo tròn hay có khía, màu xanh, mềm xốp. Lá non hình thoi thuôn dài, khi lớn phần dưới chia làm nhiều thùy, rãnh sâu vào gần cuống lá, mép có răng cưa nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá hoặc ngọn, màu hồng nhạt. Tính chất: Vị ngọt nhạt, tính mát. Chế biến và công dụng: Tàu bay là loại thảo mọc hoang, chỉ được dùng ngọn v à lá non, chất dinh dưỡng ít. Rau Tàu bay thường được làm rau tươi ăn sống để lấy chất nước và chất xơ hay xào, nấu canh. Ngoài làm thực phẩm, Tàu bay giã nát đắp lên vết thương, có thể trị được độc chất do rắn rết cắn. Rau Tần Ô Mô tả: Còn gọi là Cải tần, Cải cúc hay Rau cúc. Thuộc loại cây thảo, họ Cúc, thân mềm, màu xanh. Lá mọc đứng gần sát vào thân, chia ra làm nhiều thùy không hoàn chỉnh, không đều. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng, có mùi thơm. Tính chất: Vị ngọt nhạt, hơi nhẫn, tính mát, mùi thơm đặc trưng. Chế biến và công dụng: Tần ô là loại rau ăn có nguồn gốc từ nước ngoài, mùi thơm rất khác biệt nên có người chịu, người không thích. Tần ô có thể ăn sống, trộn dầu giấm hay nấu canh với thịt nạc, làm lẩu bò hay lẩu dê. Tần ô có công dụng trợ giúp tiêu hoá, thanh đàm, giảm nhiệt, tán phong nên có thể dùng chữa trị chứng ho lâu ngày hoặc đau mắt vì hỏa nhiệt. Tía Tô Mô tả: Thuộc loại rau, cao khoảng 0,5m, nhánh vuông, lá tròn, nhọn ở phần đầu, có răng cưa hai bên, mặt lá nhăn nhúm và màu đỏ tía, khi vò nát có mùi thơm nồng. Hạt Tía Tô cũng được làm thuốc. Tính chất: Vị cay thơm, tính ấm, không độc. Chế biến và công dụng: Tía Tô được làm gia vị kèm theo các món ăn, có công dụng giải hàn, thông tì vị, tiêu đàm, giải các chất độc của động vật như cua, cá. Hạt Tía Tô ngoài công dụng như lá còn trị được bệnh ho suyễn, làm ấm tì vị, khai uất, điều hòa huyết áp. Tiêu (Dày Tiêu) Mô tả: Loại cây leo, phiến lá hình bầu dục thuôn về phía đỉnh và gốc. Hoa mọc thành chùm dài. Quả hình tròn, khi còn non màu xanh, khi chín màu đỏ tươi và thành màu đen khi phơi khô. Phần trong của tiêu màu trắng đục, gọi là Tiêu sọ. Tính chất: Vị cay, tính nóng, không độc. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Tiêu được dùng làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon, có tác dụng trị hàn, tiêu đàm, tì vị khó tiêu, kích thích tiêu hóa. Vì có tính nóng, không nên ăn nhiều, dễ bị mờ mắt, nóng trong người. Thì Là Mô tả: Còn gọi là Thìa là, thuộc loại thảo, thân có nhiều khía dọc. Lá có hình lông chim, các phiến nhỏ nhọn ở đầu, vò nát có mùi thơm đặc trưng. Hoa mọc trên ngọn và các cành, tán kép, màu vàng. Quả hình trứng, nhỏ, dẹt phần lưng, có 3 sống dọc nổi. Tính chất: Mùi thơm do chất tinh dầu trong lá và quả, vị hơi nồng. Chế biến và công dụng: Thì là được làm gia vị để món ăn thêm ngon, có công dụng kích thích tiêu hóa, trợ giúp tì vị, chống co thắt, thông kinh mạch. Trong Đông y, Thì là được dùng làm vị thuốc chủ trị các chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, đau răng, nôn mửa. Quả vừa làm hương liệu vừa làm vị thuốc, liều lượng như sau: - Chữa trị viêm thận, sỏi thận: Lấy một muỗng hạt Thì là giã nát, hãm nước sôi, uống làm nhiều lần trong ngày. - Chữa trị xơ vữa động mạch, huyết áp cao: Ngày dùng hai lần, mỗi lần nửa thìa hạt Thì là với nước sôi. Củ Tỏi Mô tả: Thuộc loại cây thảo nhỏ, chỉ cao từ 0,25 đến 0,5m, thân hình trụ có nhiều rễ phụ. Lá thẳng, cứng và hơi nhám, có rãnh dọc. Mỗi nhánh lá phía gốc phát triển thành tép tỏi, nằm chung trong bao mỏng gọi là củ. Tính chất: Vị ngọt cay, mùi thơm nồng, tính ấm. Chế biến và công dụng: Giúp tiêu hóa các thức ăn nặng bụng như cá, thịt, kích thích tì vị. Tỏi còn được dùng làm thuốc chữa trị tiêu đàm, tiêu ung nhọt, sát trùng sát khuẩn, kháng sinh rất tốt, dùng theo liều lượng thích đáng có thể trị được giun sán, đái đường. Vì Tỏi có tính chất mạnh nên không được dùng chung với mật ong hay mất mía hoặc đang uống thuốc bổ. Kỵ với phụ nữ có thai hay trẻ em đang lên cơn sởi, người có bệnh ở mắt, lưỡi và cổ. Xà Lách Mô tả: Thuộc loại thảo, thân lớn và ngắn, có nhiều mủ trắng. Lá màu xanh nhạt, nhăn nheo và quăn ở mép, xoè thành khối tròn, lá dưới có cuống. Tính chất: Vị đắng, tính lạnh, không độc. Chế biến và công dụng: Xà lách là món rau tươi thông dụng, dùng kèm rất nhiều món ăn khác nhau. Lá Xà lách còn là vị thuốc gây buồn ngủ, lợi tiểu, lọc máu, giảm đau. Trẻ em khó ngủ, luộc lấy nước rau xà lách cho uống nhiều lần trong ngày. Xà Lách Soong Mô tả: Xà lách soong là phiên âm của tên Cresson, gốc ở châu Âu, thuộc loại cây thảo, phân làm nhiều nhánh, mọc rễ ở các đốt. Lá kép mọc so le hình lông chim, có những lá chét hình trứng không đều giống như tai bèo. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở đầu các cành, quả hình trụ chứa hạt màu đỏ. Tính chất: Tính mát, vị ngọt nhạt hơi nhẫn, không độc. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Chế biến và công dụng: Xà lách soong là một loại rau chứa nhiều dưỡng chất, có thể ăn sống hoặc trộn dầu giấm, nấu canh hoặc xào. Xà lách soong chủ trị khai vị, kích thích tiêu hoá, lọc máu, lợi tiểu, trị ho, giun sán, giải độc. Theo các cuộc thử nghiệm, tinh chất xà lách soong còn có tác dụng ngăn cản bệnh ung thư. Xà lách soong giã nát đắp ngoài da trị được chứng rụng tóc, bệnh về da đầu, ung nhọt, đau răng. HẠT VÀ CỦ Ba Đậu Mô tả: Còn gọi trại đi là Bã đậu. Thuộc loại cây thấp, vỏ trơn nhẵn, nhiều gai. Lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, màu xanh, mép có răng cưa, cuống lá chứa mủ trắng đục. Hoa mọc thành chùm ở đầu các cành, phân biệt đực cái. Quả có nhiều múi nổi rõ, chia làm 3 mảnh chứa hạt hình trứng dẹt. Tính chất: Vị cay, tính nóng, có độc. Chế biến và công dụng: Ba đậu thường mọc hoang hay được trồng làm bóng mát, chỉ có hạt phơi khô được dùng làm vị thuốc. Hạt Ba đậu có tác dụng chữa trị chứng bón do hàn tích tụ hay phù thũng trướng nước. Vì Ba đậu có chất độc mạnh nên khi sử dụng phải thận trọng, nhất là lá và vỏ cây tiết ra chất nhựa trắng, có thể gây rát bỏng hoặc viêm da. Hạt Ba đậu dùng không đúng liều có thể gây ngộ độc, đại tiện ra máu, hạ huyết áp rất nguy hiểm. Bo Bo Mô tả: Còn có tên là Ý dĩ, thuộc loại lúa, cao khoảng 2 đến 3m, lá dài và nhọn ở đầu. Hoa mọc trên ngọn, nhỏ bằng hạt đậu, màu trắng, có vỏ cứng, trong hạt có nhân. Trước kia Bo Bo mọc hoang, sau này được nhân dân trồng nhiều. Tính chất: Vị ngọt lạt, tính mát, không độc. Chế biến và công dụng: Nhờ tính mát, Bo bo có tác dụng nhuận trường, ích lợi cho tì vị, chữa trị được thủy thũng hay tê thấp, hạ nhiệt trong người yếu phổi, ho ra máu mủ. Thông thường người bị tiêu khát dùng hạt Bo bo nấu cháo ăn rất hiệu nghiệm. Củ Cải Mô tả: Thuộc loại thảo, có rễ phát triển thành củ, tròn và dài, thon ở cuối, có ít lông tơ là những rễ con thoái hóa. Lá mọc đứng, hình thuôn dài, phần trên phình to, có nhiều gân, màu xanh nhạt. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, thường có 4 cánh, mọc trên ngọn hay đầu các cành. Tính chất: Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát. Chế biến và công dụng: Củ cải được dùng phổ biến làm thức ăn, có thể nấu canh, xào hay làm dưa, phơi khô để dành. Món củ cải muối để được lâu, là vị thuốc giúp tiêu hoá tốt. Củ cải có vị ngọt, thơm nhẹ giúp ăn ngon miệng, phòng ngừa được chứng hoại huyết, còi xương, lọc gan thận, tiêu đàm, chống còi xương. Trong Đông y, Củ cải được chỉ định trong các bệnh hoại huyết, thiếu khoáng chất, đau gan, viêm thấp khớp, vàng da, giải nhiệt lỵ, tiêu độc. Lá Củ cải cũng được dùng chữa trị các bệnh khan tiếng, suyễn, xuất huyết ở ruột. Hạt Củ Cải vị ngọt, tính bình, có tác dụng hạ khí tiêu đàm, suyễn, mụn nhọt, tiêu thực. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Củ Đậu Mô tả: Còn gọi là củ Sắn, thuộc loại thảo, thân leo, có rễ phát triển thành củ, nhiều râu là rễ con dính theo. Lá tròn to, nhọn ở đầu, mọc kép 3 lá. Hoa màu tím nhạt, mọc ở kẽ lá. Quả có lông, hạt dẹt, có độc. Tính chất: Vị ngọt, tính mát. Chế biến và công dụng: Lá và hạt củ Đậu có độc nên chỉ được dùng làm vị thuốc bôi ngoài da, chữa trị bệnh ghẻ. Củ Đậu có tác dụng giải khát, ăn sống đỡ khát nước, thường được nấu với thịt, tôm hoặc làm gỏi cuốn, nhân bánh. Củ Năn Mô tả: Thuộc loại cây có rễ bò. Thân tròn rỗng, nhiều rãnh dọc và vách ngăn thành từng đoạn. Lá mỏng, hình mũi giáo. Hoa nhỏ màu vàng hoặc nâu nhạt. Củ màu vàng nâu pha đen, tròn dẹp, có nhiều lông ngắn, vỏ mỏng, thịt màu trắng, xốp, lớn bằng củ hành tây hoặc nhỏ hơn. Tính chất: Vị ngọt, tính hoạt hơi lạnh, không độc. Chế biến và công dụng: Củ Năn được dùng ăn sống làm món giải khát hoặc nấu chè. Phần dùng làm thuốc là củ được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu nâu đen, để nguyên hay phơi khô tán thành bột. Củ Năn có tác dụng sinh lý làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu đàm, phá tụ ứ nên chủ trị trong các chứng bệnh tiêu khát, phong thấp, giải phong độc hay bồi dưỡng cơ thể. Củ Năn thường được nhân dân dùng để ăn giải khát, vừa mát miệng vừa dòn nhưng nếu là người tì vị hay thận hư hàn thì không nên dùng. Củ Năn phơi khô tán thành bột để dành được lâu, trị được trúng độc. Hạnh Nhân Mô tả: Hạnh nhân là phần trong của quả Hạnh, thường được dùng là loại Hạnh nhân ngọt, lá và quả đều nhỏ hơn cây Hạnh, hình thuôn, nhọn ở đầu. Quả nhỏ và có vỏ mỏng, phần thịt lớn và ngọt. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Chế biến và công dụng: Hạnh nhân có tác dụng sinh lý làm nhuận phổi, khử đàm, giảm ho suyễn, vì vậy trong Đông y được chỉ định chữa trị các bệnh ho suyễn, táo bón. Hạnh nhân có hai loại là Khổ hạnh nhân và Điềm hạnh nhân (Hạnh nhân ngọt). Khổ hạnh nhân có tính ấm, vị hơi đắng nên cũng dùng chữa trị ho suyễn nhưng do phong nhập còn Hạnh nhân ngọt chữa trị ho suyễn do phổi suy nhược. Thông thường, Hạnh nhân được làm món ăn chơi hay làm bánh để gia tăng mùi vị. Hoàng Tinh Mô tả: Còn gọi là cây Cơm nếp. Thuộc loại thảo, có rễ mọc ngang mặt đất, hình dáng hơi dẹt, phân nhánh và có vết lõm, thân mọc đứng, trơn nhẵn. Củ Hoàng tinh màu vàng trắng, có vết hằn ngang. Lá hình mác, đầu nhọn hơi quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc kép ở kẽ lá. Tính chất: Vị ngọt, tính bình. Chế biến và công dụng: Có một loại Hoàng tinh khác, miền Bắc gọi là Dong, miền Nam gọi là Bình tinh, chỉ được sử dụng củ làm bột nấu chè, làm bánh, không có vị thuốc. Hoàng tinh dùng cả thân, rễ và củ, có tác dụng bổ tì vị, nhuận phổi, sinh tân dịch. Trong CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Đông y, Hoàng tinh chủ trị các bệnh như âm huyết hư bại, kém tân dịch biến chứng thành tức ngực hay khô khát. Khoai Mì Mô tả: Còn gọi là Sắn. Thân mọc cao, thẳng, có nhiều vết lồi là dấu tích của lá đã rụng, phân nhiều cành ở ngọn. Rễ phát triển thành củ, chứa nhiều chất bột, vỏ ngoài sần sùi màu nâu đen, có lớp vỏ trong màu hồng chứa độc chất. Lá chia nhiều thuỳ hình ngọn giáo. Hoa mọc thành chùm. Tính chất: Củ có nhiều tinh bột nhưng phải qua sơ chế, loại bỏ độc tố mới dùng được, thông thường được ngâm vào nước lạnh nhiều giờ. Chế biến và công dụng: Khoai mì là loại cây lương thực quan trọng, có thể dùng làm thức ăn hay làm bánh, cũng là nguyên liệu thực phẩm để làm rượu hay bột ngọt. Lá Khoai mì tuy không có mùi vị thơm ngon như các loại cải nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng có giá trị, trước khi luộc ăn phải vò cho mềm, luộc bỏ nước đầu rồi luộc chín để trừ độc chất acid cyanhydric. Măng Tre Mô tả: Tre là loại cây mọc đứng, kết thành bụi. Thân thẳng, tròn, rỗng ruột, có nhiều mắt chia làm các đoạn tương đối bằng nhau. Lá hình ngọn giáo, nhám. Các nhánh nhỏ, không thẳng, phân nhánh nhiều. Măng là mụt non của cây Tre, có thân hình tháp, nhiều tầng lá bao bọc, thịt màu trắng, có lớp vỏ cứng phía ngoài, nhiều lông tơ ngắn, có lớp phấn, màu trắng vàng, có nhiều vết đen. Tính chất: Vị ngọt đắng, tính mát. Chế biến và công dụng: Tre là loại cây mọc hoang và được người dân trồng để lấy thân cây xây dựng nhà cửa, làm các vật dụng sinh hoạt thường ngày, hầu như ở làng quê chỗ nào cũng có bụi tre. Tre không những có ích cho người dân mà còn là một loại thực phẩm nhờ thu hái các mụt Măng. Trong Đông y, cây Tre cũng được dùng làm vị thuốc, từ lá, tinh chất của Măng, ngay cả lớp phấn trắng cũng được gọi là Trúc hoàng. Măng có thể ăn tươi hay phơi khô, chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như hầm với chân giò lợn, xào, muối chua. Măng có tác dụng giải nhiệt tì vị, giảm hỏa, tiêu đàm, mát gan. Măng có chứa ít nhiều độc tố cyanhydric (vị đắng) nên phải sơ chế bằng cách luộc bỏ phần nước đầu tiên, người bị sốt rét không nên ăn. Mè Mô tả: Còn gọi là Vừng. Thuộc loại cây thảo, có nhiều lông. Lá mọc đối, chia làm 3 thùy, lá trên nhỏ hơn, có răng cửa và mọc cách. Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang dài, có lông, chia thành 4 mảnh. Hạt nhỏ, dẹt, tùy theo chủng loại mà có màu trắng vàng hay màu đen. Tính chất: Vị ngọt, tính bình, mùi thơm. Chế biến và công dụng: Cây Mè khi già được hái về đập để lấy hạt, ép thành dầu thực phẩm thơm và tốt cho cơ thể. Các loại mè được sử dụng làm tăng thêm vị thơm ngon cho thức ăn, bánh trái hoặc nấu chè. Riêng Mè đen được dùng làm vị thuốc, có tác dụng bổ dưỡng cho can thận, khi phong, nhuận táo. Trong Đông y, Mè đen chủ trị bồi bổ cho người suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, tê thấp, chóng mặt, trúng nắng. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
- CÂY RAU LÀM THUỐC TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Đậu Cô-Ve Mô tả: Đậu Cô ve có hai loại: dây leo hay thân thảo, 3 lá kép hình trái xoan nhọn ở đầu, mặt trên của lá nhám vì có nhiều lông. Màu sắc của hoa tuỳ theo chủng loại, hồng, trắng hay xanh nhạt. Quả dài, nhọn hai đầu, phía trong chứa hạt tròn hơi dẹp, màu xanh hay vàng nhạt. Tính chất: Vị ngọt, tính mát. Chế biến và công dụng: Đậu Cô ve là giống ngoại nhập nhưng sau này được dùng phổ biến vì có nhiều chất dinh dưỡng, có thể luộc, nấu canh hay xào. Vỏ quả đậu có vị thuốc làm lợi tiểu, giảm lượng đường trong máu, rất tốt cho người bị đái đường; hạt chứa chất đạm và tinh bột, là thức ăn bổ dưỡng. Để làm vị thuốc, quả đậu được phơi khô, sau đó ngâm vào nước cho mềm rồi sử dụng, trị được bệnh thủy thũng. Võ đậu sắc thành nước uống nhiều lần cũng có thể làm giảm bớt lượng đường trong máu, là vị thuốc phụ trợ rất tốt khi điều trị bệnh đái đường. Đậu Nành Mô tả: Còn gọi là đậu Tương. Thuộc loại cây thảo, thân mảnh, có nhiều lông. Lá so le, mọc kép 3 phiến hình trái xoan, nhọn ở đầu. Hoa màu trắng hay tím, mọc ở kẽ lá. Quả đậu hình cong lưỡi liềm, có lông mềm màu vàng, trong chứa các hạt tròn và đầy, màu sắc tuỳ theo chủng loại, thường là màu vàng nhạt… Tính chất: Vị ngọt, tính mát. Chế biến và công dụng: Đậu Nành là loại thực phẩm rất thông dụng, nhất là được chế biến thành Đậu hũ, vừa rẻ tiền vừa bổ dưỡng. Đậu Nành còn được ép lấy dầu, làm tương, bột ngũ cốc. Hạt đậu là vị thuốc, có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, kiện tì, sinh tân dịch. Nhờ có nhiều Calcium, đậu Nành còn trợ giúp cho việc tao xương, bồi bổ cơ gân. Đậu Nành rất tốt cho người lao lực quá sức, bệnh mới khỏi, đau nhức khớp xương. Các nhà tu hành dùng đậu Nành quanh năm, chế biến thành nhiều món như đậu hũ (đậu phụ), cháo, làm chao, nấu thành sữa… vẫn tráng kiện, khoẻ mạnh mà không cần đến thịt cá. Chao đậu Nành có mùi thơm đặc trưng, lại được lên men nên giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Đậu Đen Mô tả: Đậu Đen và đậu Đũa hình dáng tương tự nhau, được liệt vào cùng họ đậu Dãi vì đều là loại thảo, có dây leo hay bò lan dưới đất. Có 3 lá kép, hình tròn nhọn ở đầu. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng hay tím. Quả hình tròn dẹp, dài thõng xuống đất hay hướng lên trời, xoắn lại khi già, trong có chứa hạt hình bầu dục, màu sắc tuỳ theo chủng loại. Đậu Đũa quả mọc thõng, mùi vị và chất dinh dưỡng kém hơn đậu Đen là quả mọc hướng lên trên. Tính chất: Vị ngọt hơi mặn, tính bình. Chế biến và công dụng: Đậu Đen và các loại đậu thuộc họ đậu Dãi nói chung đều là những rau xanh tốt cho bữa cơm, rẻ tiền. Đậu Đen được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nấu chè, đồ xôi hay tán thành bột làm bánh. Riêng Đậu Đen có tác dụng điều hoà ngũ tạng, giúp dạ dày dễ tiêu hoá, ích khí, bổ thận, sinh tủy, phòng ngừa nôn mửa, thông tiểu tiện, tránh được chứng đái rát, đái tháo, viêm ruột già. Trong Đông y, đậu Đen được phối hợp với thực phẩm khác như thận lợn, giò lợn, làm thuốc chữa trị các bệnh như thận hư, di tinh, liệt dương, táo bón, hoặc kiết lỵ. CREATE BY ZEROINLOVE | UPLOAD AT VUNGTAUEBOOK
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc làm liền vết sẹo
5 p | 113 | 21
-
Khoai lang là vị thuốc hay
5 p | 110 | 11
-
Rau má chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt
5 p | 118 | 11
-
Rau ngót làm thuốc
4 p | 103 | 9
-
Cây cỏ chữa bệnh đường tiêu hóa
5 p | 101 | 8
-
Tía tô - rau thơm, vị thuốc đa dụng…
5 p | 95 | 8
-
Đinh lăng chữa tắc tia sữa
3 p | 91 | 8
-
Thuốc Nam chữa bệnh từ quả (Tập 2)
246 p | 12 | 7
-
Củ dền giúp ngủ ngon và chữa được nhiều bệnh
4 p | 142 | 7
-
"Nâng cấp" chiều cao – Con dao hai lưỡi
10 p | 75 | 5
-
Nhiệt miệng ở phụ nữ đang cho con bú
3 p | 220 | 5
-
Rau ngót mát, bổ
5 p | 50 | 4
-
Bài thuốc chữa bệnh từ rau dệu
4 p | 93 | 4
-
Ăn hạt é có nguy cơ bị sẩy thai, tắc ruột
4 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn