intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

267
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ nhiều phương pháp hình ảnh đã ra đời và ngày càng hoàn thiện, như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ…có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý của gan-đường mật nói riêng và bệnh lý toàn thân nói chung. Mặc dù vậy, Xquang cổ điển vẫn là cơ bản có giá trị nhất định và là chìa khóa để tiếp cận những phương pháp chẩn đoán mới này. Vì vậy qua bài này, chúng tôi giúp sinh viên Y4 đa khoa bước đầu nhận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT

  1. CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ nhiều phương pháp hình ảnh đã ra đời và ngày càng hoàn thiện, như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ…có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý của gan-đường mật nói riêng và bệnh lý toàn thân nói chung. Mặc dù vậy, Xquang cổ điển vẫn là cơ bản có giá trị nhất định và là chìa khóa để tiếp cận những phương pháp chẩn đoán mới này. Vì vậy qua bài này, chúng tôi giúp sinh viên Y4 đa khoa bước đầu nhận biết được các hình ảnh có thể gặp của bệnh lý gan và đường mật trên Xquang thường qui. I. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT: 1.1. Chụp gan và đường mật không chuẩn bị : Khoảng cánh từ bóng đến phim trên 1.5 m, nên còn gọi là chụp gan xa, lấy được hai vòm hoành. * Mục đích : - Đánh giá kích thước gan qua hai đường kính : đk hoành-đỉnh (bình thường : 14-16.5 cm) và đk hoành-cột sống ( 9-12 cm). - Phát hiện các hình cản quang bất thường ở vùng gan và đường mật : sỏi cản quang, vôi hoá thành túi mật, hơi trong đường mật và túi mật. 1.2. Chụp túi mật có thuốc cản quang: * Nguyên lý : cho bệnh nhân uống một hợp chất chứa Iode, chất này được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu, sau đó thải trừ chọn lọc qua gan và được tích trữ ở túi mật làm hiện hình túi mật trên phim Xquang. * Mục đích : - Đánh giá hình dạng, kích thước và sự liên quan của túi mật với các tạng lân cận. - Thấy khuyết của sỏi cản quang, không cản quang và của các khối u choán chỗ trong lòng túi mật. * Chỉ định : sỏi, u, viêm túi mật * Kỹ thuật : - Chuẩn bị bệnh nhân : từ 2-3 ngày trước khi chụp, không được ăn các thức ăn dễ sinh hơi hoặc uống các thuốc có tính chất cản quang. - Cho bệnh nhân uống 5-8gr hợp chất chứa Iode từ hôm trước, sáng hôm sau đến chụp. Nếu túi mật hiện hình trên phim (H.1), thì tiếp đó làm nghiệm pháp đào thải túi mật bằng cách cho ăn lòng đỏ trứng (bữa ăn Boyden) hoặc uống hỗn hợp A. oleic 0,1g + Leucithin 0,5g. Sau 30-
  2. 90 phút chụp, bình thường túi mật bài xuất 3/4 lượng dịch mật. Giá trị của nghiệm pháp này là đánh giá cơ năng của túi mật. Hình 1: túi mật hiện hình rõ trên phim chụp có uống hợp chất cản quang 1.3. Chụp đường mật qua đường tĩnh mạch : - Chuẩn bị bệnh nhân như trên. - Thuốc cản quang * Kỹ thuật : - 20 ml thuốc cản quang + 20 ml G 5%, tiêm truyền TM 45-60 phút. - Dùng thuốc co cơ Oddi (sirop de codein), sau 15 phút/chụp phim đến khi thấy hiện hình túi mật và đường mật, thì cho bữa ăn Boyden. * Chống chỉ định: - Vàng da tắc mật, Bilirubin > 40 mg/l - Suy gan nặng, Al giảm - Suy thận - Basedow
  3. Ngày nay, các phương pháp siêm âm và chụp ngược dòng đường mật thay thế hữu hiệu cho hai phương pháp trên. 1.4. Chụp đường mật cản quang : 1.4.1. Chụp đường mật qua da và nhu mô gan (H.2): dùng kim nhỏ (kim Chiba) chọc qua nhu mô gan vào đường mật và bơm thuốc cản quang làm hiện hình đường mật trên phim Xquang. - Chỉ định: tắc mật cơ giới do sỏi, do u đường mật. - Phải tiến hành ở cơ sở ngoại khoa cho phép can thiệp đường mật. Hình 2: chụp đường mật qua da 1.4.2. Chụp đường mật trong mổ (H.3): sau khi đặt ống thông Pezzer qua túi mật hoặc Kehr vào đường mật, bơm thuốc cản quang làm hiện hình đường mật. Mục đích: đánh giá tổn thương trong mổ. 1.4.3. Chụp đường mật qua Kehr sau mổ (H.4): làm hiện hình đường mật bằng cách bơm thuốc cản quang vào đường mật qua Kehr. Mục đích: kiểm tra lại đường mật sau mổ: Có còn sót sỏi hay không, tình trạng lưu thông đường mật, đánh giá hình ảnh các nhánh đường mật.
  4. Hình 3: Chụp đường mật trong mổ Hình 4: Chụp qua Kehr sau mổ 1.4.4. Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi (H.5): đưa ống nội soi mền tới DII tá tràng và đặt Catheter qua Vater vào ống mật chủ, sau đó bơm cản quang vào đường mật. Có thể tiến hành can thiệp gắp sỏi hay đặt dẫn lưu đường mật qua u. Hình5: Chụp đường mật qua nội soi: a, Hình đường mật bình thường b, Chẩn đoán: sỏi thấp OMC c, Điều trị: gắp sỏi a
  5. a b 1.5. Siêu âm:: có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý gan và đường mật. Triệu chứng học của siêu âm dựa vào sự thay đổi cấu trúc âm của nhu mô gan : đồng đều hay không đồng đều ; tổn thương khu trú : đồng âm, tăng âm hay giảm âm, rỗng âm hoặc âm hỗn hợp. Giá trị : - Đánh giá hình thái và kích thước gan. - Chẩn đoán tổn thương nhu mô : + Tổn thương khu trú: u, abces… + Tổn thương lan toả: xơ gan, gan nhiễm mỡ… - Chẩn đoán tổn thương và bất thường đường mật trong và ngoài gan (bình thường không thấy đường mật trong gan, ống mật chủ < 8mm). Tổn thương túi mật: sỏi, viêm, u... - Tổn thương mạch máu: Huyết khối tĩnh mạch cửa. Hiện nay siêu âm là phương pháp phổ biến trong thăm khám gan và đường mật vì ngoài các giá trị chẩn đoán nói trên nó còn có lợi thế là thăm khám lại nhiều lần và giá thành rẻ. Hạn chế : người quá béo, vướng hơi ruột, phụ thuộc khả năng của người làm. Chuẩn bị bệnh nhân : nhịn ăn trước 4-6h. 1.6. Siêu âm nội soi (Echoendoscopie): là phương pháp rất tốt để thăm dò đoạn thấp ống mật chủ; thường chỉ định tìm sỏi mật, u trong hay ngoài đường mật.
  6. II. GIẢI PHẪU ĐIỆN QUANG ĐƯỜNG MẬT TRONG VÀ NGOÀI GAN (H. 6): ống gan trái ống gan phải ống gan chung ống túi mật túi mật ống mật chủ tá tràng (DII) ống gan chung ống túi mật cổ túi mật ống mật chủ tá tràng thân túi mật
  7. III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH LÝ CHÍNH CỦA ĐƯỜNG MẬT: 3.1. Bụng không chuẩn bị, có thể thấy: - Bóng túi mật to. - Sỏi túi mật cản quang (H.7 và H.8). - Vôi hoá thành túi mật do viêm mạn: túi mật hình sứ (H.9) - Hơi đường mật (H.10). - Khí thũng thành túi mật, hoại tử khí túi mật (H.11). Hình 7: sỏi lớn túi mật Hình 8: nhiều sỏinhỏ túi mật Hình 9: vôi hoá thành túi mật Hình 10: hơi đường mật sau mổ túi mật
  8. Hình 11: hơi trong thành và trong lòng túi mật a b Hình 12: Một sỏi không cản quang trong lòng Hình 13: Nhiều sỏi trong lòng túi mật di túi mật (chụp nằm) động theo tư thế chụp (a, chụp nằm;b, chụp đứng) 3.2. Chụp túi mật có uống thuốc cản quang:
  9. Thấy được hình khuyết trong lòng túi mật của cả sỏi không cản quang (H.12), hình khuyết của sỏi thay đổi vị trí theo tư thế bệnh nhân (H.13), chẩn đoán phân biệt với hình khuyết thành do u thì cố định. 3.3. Chụp đường mật cản quang (qua tĩnh mạch, qua da, qua Kehr và qua nội soi ngược dòng), có thể thấy : - Sỏi đường mật trong gan: đường mật giăn kèm theo một hoặc nhiều hình khuyết sáng do sỏi. Sỏi ống mật chủ có đặc điểm hình khuyết lõm lên trên (H.14). - Giun đường mật: đường mật giãn trong lòng có những vệt sáng kéo dài. - U bóng Vater, u tuỵ: chèn ép vào ống mật chủ gây giãn đường mật (H.15 và H.16). - Xơ chít cơ Oddi: đường mật giăn toàn bộ tới tận Oddi thì thuôn nhỏ lại (H.17). - U đường mật: đường mật phía trên đoạn hẹp hoặc bít tắc hẳn (H.18a) - Di căn túi mật: xâm lấn nhu mô vùng rốn gan (H. 18b). Di căn hạch rốn gan đè đẩy chèn ép đường mật ngoài. - Abces gan đường-mật: nhiều ổ abces nhỏ dọc đường mật trong gan (H.18c) Hình 14: Sỏi OMC thấp
  10. Hình 15:U bóng Vater Hình 16: U đầu tuỵ Hình 17: Xơ chít Oddi a b Hình 18: Chọc mật qua da: a, U đường mật xâm lấn nhu mô gan vùng ngã ba đường mật. b, U túi mật di căn rốn gan, giãn đường mật trong gan, đường mật ngoài gan không giãn. c, Abces đường mật: nhiều ổ thoát thuốc trong nhu mô gan, giãn OMC do mật mủ bít thấp. c
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1