intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng đào tạo đại học hạn chế: Đâu chỉ có bảy nguyên nhân

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

trước tiên là tình trạng chạy theo phát triển qui mô đào tạo mà bỏ rơi chất lượng, mặc dù trên lý thuyết Bộ GD-ĐT luôn đề cao phương châm phát triển qui mô nhưng không làm giảm chất lượng cả hệ thống. Thực chất phương châm nói trên nêu ra chỉ để làm yên lòng dư luận xã hội trước những lo ngại, phê phán về phát triển qui mô vượt quá thực lực của ngành! Làm sao chất lượng đào tạo vẫn giữ vững, nếu không phải là giảm sút khi số lượng sinh viên trong khoảng 15...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng đào tạo đại học hạn chế: Đâu chỉ có bảy nguyên nhân

  1. Chất lượng đào tạo đại học hạn chế: Đâu chỉ có bảy nguyên nhân trước tiên là tình trạng chạy theo phát triển qui mô đào tạo mà bỏ rơi chất lượng, mặc dù trên lý thuyết Bộ GD-ĐT luôn đề cao phương châm phát triển qui mô nhưng không làm giảm chất lượng cả hệ thống. Thực chất phương châm nói trên nêu ra chỉ để làm yên lòng dư luận xã hội trước những lo ngại, phê phán về phát triển qui mô vượt quá thực lực của ngành! Làm sao chất lượng đào tạo vẫn giữ vững, nếu không phải là giảm sút khi số lượng sinh viên trong khoảng 15 năm qua tăng nhanh gấp nhiều lần so với cơ sở vật chất, và đội ngũ cán bộ giảng dạy vốn đã thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ. Tiêu chí tối thiểu để thành lập một trường đại học đã ban hành từ lâu (tuy còn rất thấp so với thế giới), nhưng vì sao đến nay nhiều trường vẫn chỉ đạt 0,6m2/sinh viên? Vì sao biết rõ sự hụt hẫng rất lớn về cơ sở vật chất và đội ngũ thầy cô giáo mà vẫn liên tục cấp phép cho ra đời nhiều trường đại học mới, thậm chí có trường khi thành lập còn chưa có nổi một phòng học phải chạy đi thuê mướn chỗ tạm bợ, nói chi đến thư viện hay phòng thí nghiệm? Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ giảng dạy trong hoàn cảnh số trường và số sinh viên gia tăng quá nhanh đã dẫn đến hiện tượng thầy chạy sô, tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn rất nhiều so với lương chính thức của thầy cô giáo. Trong tình hình đó, dù cho nguồn kinh phí nghiên cứu có dồi dào đến đâu cũng chẳng có mấy thầy cô nhiệt tâm và thời gian để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nên mục tiêu đào tạo có chất lượng vẫn còn đầy trắc trở.
  2. Trong một thời gian dài quyền tự chủ của các trường, yếu tố hàng đầu phát huy tính năng động sáng tạo bị hạn chế, tạo ra tình trạng thụ động, thiếu sự bứt phá đi lên. Nguyên nhân quan trọng đó vẫn chưa được đề cập đúng mức. Quan trọng hơn, sự mơ hồ về triết lý đào tạo hướng đến hình thành co n người thế nào về chuyên môn, đạo đức, nhân cách, phong cách làm việc và kèm theo đó là chương trình, phương pháp dạy và học theo triết lý đó vẫn chưa được vạch rõ. Một triết lý phù hợp với yêu cầu của thời đại phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi tư tưởng chỉ đạo và hành động của hệ thống. Trong khi chương trình khung của bộ còn chưa thể hiện điều đó thì từng trường xây dựng chuẩn riêng của mình liệu có tránh chuyện lặp lại những mục tiêu đào tạo được đề ra rất cao nhưng cũng rất xa chất lượng thực tế. Phải chăng những điều trình bày ở trên đều qui tụ ở sự bất cập về năng lực quản lý của hệ thống và sự chậm tiếp thu những ý kiến phản biện xã hội từ lâu đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế chất lượng đào tạo đại học? Chương trình càng nặng thì cách dạy càng nhồi nhét và người học càng thụ động, tiếp thu càng khó khăn là hiển nhiên. Tính năng động sáng tạo của cả thầy và trò cũng khó lòng tránh khỏi bi thui chột dần. Tác hại nhiều mặt đã được dư luận xã hội chỉ rõ từ lâu. Mặc dù sự quá tải của chương trình đã được các thầy cô và các nhà khoa học cảnh báo từ lâu nhưng mãi đến vài năm gần đây mới được những người có trách nhiệm ghi nhận, nhưng mới chỉ trong giáo dục phổ thông! Tuy vậy d ường như tư duy cũ về chất lượng vẫn không thay đổi. Bằng chứng rõ ràng nhất là đề xuất giảm tải ở phổ thông bằng cách kéo dài năm học thêm hai tuần của Bộ Giáo dục-Đào tạo, thực chất là một cách tăng tải khác.
  3. Suy cho cùng vấn đề này chỉ có thể giải quyết được tốt khi những người có trách nhiệm cao ở cả trong và ngoài ngành giáo dục từ bỏ những tư duy lỗi thời đã quá rõ ràng trong giáo dục và làm đúng theo những điều đã nêu rõ trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là vào thời điểm Quốc Hội sắp thông qua Dự luật Giáo dục sử đổi và Đảng chuẩn bị ra nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0