intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHIẾN TRANH, CHIẾN THẮNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

137
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHIẾN TRANH, CHIẾN THẮNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH Bên cạnh những nỗ lực quân sự của khối Đồng minh, một loạt các cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng đã được tiến hành, bàn về các mục tiêu chính trị của chiến tranh. Tháng 1/1943, tại Casablanca, Marốc, Hội nghị Anh - Mỹ đã tuyên bố rằng hòa bình sẽ không được ký kết với các nước thuộc phe Trục và các nước chư hầu vùng Ban Căng, ngoại trừ các nước này chịu đầu hàng vô điều kiện. Điều khoản này do Roosevelt đưa ra, nhằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHIẾN TRANH, CHIẾN THẮNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH

  1. CHIẾN TRANH, CHIẾN THẮNG VÀ BOM NGUYÊN TỬ CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN TRANH Bên cạnh những nỗ lực quân sự của khối Đồng minh, một loạt các cuộc gặp gỡ quốc tế quan trọng đã được tiến hành, bàn về các mục tiêu chính trị của chiến tranh. Tháng 1/1943, tại Casablanca, Marốc, Hội nghị Anh - Mỹ đã tuyên bố rằng hòa bình sẽ không được ký kết với các nước thuộc phe Trục và các nước chư hầu vùng Ban Căng, ngoại trừ các nước này chịu đầu hàng vô điều kiện. Điều khoản này do Roosevelt đưa ra, nhằm bảo đảm với nhân dân thuộc tất cả các dân tộc đang tham chiến rằng, sẽ không có những cuộc đàm phán hòa bình riêng rẽ nào được tiến hành với đại diện của chế độ phát -xít và Quốc xã; đồng thời, sẽ không có thỏa hiệp nào về các mục tiêu chính trị lý tưởng của chiến tranh. Tất nhiên, những người vận động chính trị này muốn dùng điều kiện này để khẳng định rằng phe Đồng minh đang tham gia vào một cuộc chiến của sự hủy diệt. Tháng 11/1943, tại Cairo, Roosevelt và Churchill đã gặp gỡ thủ lĩnh Quốc dân Đảng Trung Hoa là Tưởng Giới Thạch để thương thuyết về những điều kiện đặt ra cho Nhật Bản, bao gồm cả việc từ bỏ những nguồn lợi có đ ược nhờ các cuộc xâm lược trong quá khứ. Ngay sau đó, tại Tehran, Roosevelt, Churchill và người đứng đầu Hồng quân Xô-viết - Joseph Stalin đã có những thỏa thuận căn bản về việc chiếm đóng nước Đức sau chiến tranh và việc thành lập một tổ chức quốc tế mới - Liên Hợp Quốc. Tháng 2/1945, ba nhà lãnh đạo này lại gặp nhau ở Yalta (thuộc Ucraina hiện nay), khi chiến thắng dường như đã chắc chắn. Tại đây, Liên Xô đã bí mật đồng ý tham chiến chống quân Nhật ba tháng sau khi quân Đức đầu h àng. Liên bang Xô- viết sẽ có quyền kiểm soát vùng MÃn châu và tiếp quản quần đảo Kurile và nửa phía Nam quần đảo Sakhalin. Vùng biên giới phía đông Ba Lan, trước kia đã được
  2. xác định sơ bộ bằng ranh giới Curzon vào năm 1919, do đó Liên Xô sẽ được quyền kiểm soát một nửa vùng lãnh thổ trước chiến tranh. Các cuộc thảo luận về việc đòi Đức Quốc xã phải bồi thường chiến tranh do Stalin khởi xướng đã không được sự đồng tình của Roosevelt và Churchill, do đó, không đi đến quyết định cuối cùng. Các cuộc gặp đặc biệt đã được tiến hành nhằm bàn về việc chiếm đóng nước Đức và xét xử tội phạm chiến tranh. Tại Yalta, các nhà lãnh đạo cũng thỏa thuận rằng các cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết đối với các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của họ. Hai tháng sau khi từ Yalta trở về, Franklin Roosevelt đã qua đời vì bệnh nhồi máu não trong khi đang nghỉ ở Georgia. Có rất ít những nhân vật trong lịch sử Mỹ lại được thương tiếc sâu sắc đến như vậy, và trong suốt một thời gian dài, người Mỹ đã đau đớn do sự mất mát không gì thay thế được này. Phó Tổng thống Harry Truman, cựu Thượng nghị sỹ bang Missouri đ ã kế nhiệm làm tổng thống. Những trận đánh cuối cùng trên vùng Thái Bình Dương là những trận chiến ác liệt nhất của Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Tháng 6/1944, trận đánh tr ên biển Philippin đã phá tan Hải quân Nhật và buộc Thủ tướng Nhật lúc đó là Tojo phải từ chức. Tướng Douglas MacArthur, người đã miễn cưỡng rời Philippin hai năm trước để tránh bị quân Nhật bắt giữ - đã trở về quần đảo này vào tháng 10. Trận đánh đồng thời ở Vịnh Leyte đã dẫn tới thất bại mang tính quyết định của Hải quân Nhật và việc phục hồi quyền kiểm soát vùng lãnh hải Philippin cho Khối Đồng minh. Tháng 2/1945, quân đội Mỹ đã chiếm được Manila.
  3. Sau đó Hoa Kỳ đã đặt các đài quan sát trên hòn đảo chiến lược là đảo Iwo Jima thuộc quần đảo Bonin nằm giữa tuyến đường nối quần đảo Marianas với Nhật Bản. Người Nhật, vốn được huấn luyện là phải sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Nhật hoàng, đã sống chết giữ đảo bằng cách trấn giữ các hang động tự nhiên và sử dụng địa thế núi non. Đến giữa tháng 3, quân Mỹ mới chiếm được đảo, nhưng phải chịu hi sinh sinh mạng của chừng 6.000 lính thủy quân lục chiến. Còn hầu hết lính đánh bộ của Nhật đều bị thiệt mạng. Sau đó, quân Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích trên diện rộng vào tàu biển và sân bay của Nhật. Đồng thời, liên tiếp mở các cuộc ném bom vào các thành phố trên lãnh thổ Nhật Bản. Từ ngày 1/4 đến ngày 21/6/1945, tại Okinawa, người Mỹ đã gặp phải sự chống trả còn quyết liệt hơn. Vì rất ít quân Nhật chịu đầu hàng, quân đội và thủy quân Mỹ đã buộc phải mở một cuộc chiến hủy diệt. Hàng loạt máy bay cảm tử đã ném bom căn cứ của quân Đồng minh khiến quân đội Mỹ và Hải quân lục chiến Mỹ bị không kích nặng nề tại Kamikaze, gây ra thiệt hại lớn hơn cả trong trận đánh Vịnh Leyte. Quân Nhật mất từ 90 đến 100 nghìn quân và có thể số dân thường Okinawa đã thiệt mạng cũng tương tự như vậy. Thiệt hại phía quân Mỹ là hơn 11.000 binh sỹ bị thiệt mạng và gần 34.000 người bị thương. Nhiều người Mỹ đã cho rằng cuộc chiến này là một ví dụ để họ có thể thấy trước những gì đang chờ đợi trong một cuộc xâm lược có tính toán từ trước của Nhật Bản.
  4. Các nguyên thủ của Mỹ, Anh và Liên Xô đã gặp nhau ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945 để thảo luận về các cuộc tấn công chống lại quân Nhật và giải quyết hòa bình ở châu Âu, đồng thời đ ưa ra một chính sách cho tương lai của nước Đức. Có thể trước khi kết thúc thảo luận liên minh, họ không gặp khó khăn gì trong việc thỏa thuận về những vấn đề mơ hồ về nguyên tắc hay những vấn đề thực tế của việc chiếm đóng quân sự, nhưng lại không thống nhất được với nhau về nhiều nội dung cụ thể, trong đó có vấn đề bồi th ường thiệt hại chiến tranh. Một ngày trước khi Hội nghị Potsdam bắt đầu, các nhà nghiên cứu nguyên tử Mỹ trong Dự án Mahathan bí mật đã cho nổ thử một quả bom nguyên tử ở Alamogordo, bang New Mexico. Đây là kết quả đỉnh cao của ba năm nghiên cứu rất vất vả trong các phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ. Điều này đã dẫn tới Tuyên bố Postdam ngày 26/7 của Anh và Mỹ, trong đó tuyên bố rằng nước Nhật sẽ không bị tấn công và hủy diệt nếu chấp nhận đầu hàng. Tuy nhiên, nếu nước Nhật vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến thì nó sẽ bị tàn phá và hủy diệt hoàn toàn. Tổng thống Truman, tính toán rằng bom nguyên tử có thể được sử dụng để bắt buộc Nhật Bản phải nhanh chóng đầu hàng và nước Mỹ sẽ bớt được nhiều tổn thất do không cần phải tiến hành các cuộc tấn công trên mặt đất, đã ra lệnh sử dụng bom nguyên tử nếu Nhật Bản không chịu đầu hàng vào hạn chót là ngày 3/8/1945.
  5. Một ủy ban bao gồm các quan chức quân sự, chính trị và các nhà khoa học của Mỹ đã cân nhắc về các mục tiêu cho loại vũ khí mới này. Bộ trưởng Chiến tranh Henry L.Stimson đã biện luận thành công rằng, Kyoto, cố đô của nước Nhật, là kho tàng lưu giữ nhiều tài sản quý giá của dân tộc và của tôn giáo Nhật Bản, do đó, không phải là mục tiêu của cuộc ném bom. Hiroshima, trung tâm công nghiệp chiến tranh và các hoạt động quân sự đã được chọn làm mục tiêu đầu tiên. Vào ngày 6/8, một phi cơ Mỹ, chiếc Enola Gay, đã ném một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Ngày 9/8, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki. Hai quả bom nguyên tử đã tàn phá phần lớn cả hai thành phố và khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Ngày 8/8, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật và tấn công quân đội Nhật Bản ở MÃn Châu. Ngày 14/8, nước Nhật đã đồng ý với các điều khoản trong tuyên bố Postdam. Ngày 2/9/1945, nước Nhật đã chính thức đầu hàng. Người Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm rằng bom nguyên tử đẩy nhanh sự chấm dứt của chiến tranh. Song, cho đến mãi sau này, người Mỹ mới nhận thức được về tính hủy diệt đáng sợ của nó. Sau đó một tháng, ngày 24/10/1945, Liên Hợp Quốc đã chính thức được thành lập, sau cuộc họp ở San Francisco, bang California bao gồm các đại biểu từ 50 quốc gia trên thế giới. Hiến chương Liên Hợp Quốc được phác thảo nhằm thiết lập một tổ chức quốc tế mà trong đó mọi khác biệt quốc tế đều có thể được thảo luận một cách hòa bình, với mục tiêu chung là chống lại đói nghèo và bệnh tật. Trái ngược
  6. với việc phản đối quyền thành viên của Hoa Kỳ trong Hội Quốc Liên sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Thượng viện Mỹ đã nhanh chóng phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc với 89 phiếu thuận và hai phiếu chống. Động thái này đã khẳng định việc chấm dứt chủ nghĩa biệt lập của Mỹ vốn vẫn đ ược coi là một thành tố chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tháng 11/1945, tại Nuremberg nước Đức, theo thỏa thuận tại Postdam, các phiên tòa hình sự xét xử 22 thủ lĩnh Đức Quốc xã đã được tiến hành. Trước một nhóm các thẩm phán xuất sắc đến từ Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ, những tên Đức Quốc xã này đã bị cáo buộc là không chỉ có âm mưu và gây chiến tranh xâm lược, mà còn vi phạm các điều luật chiến tranh và gây ra nạn diệt chủng có hệ thống, được gọi là Nạn diệt chủng, đối với người Do Thái ở châu Âu và các dân tộc khác. Các phiên tòa đã kéo dài hơn mười tháng. 22 kẻ diệt chủng đã bị buộc tội, và 12 trong số đó phải lãnh án tử hình. Các phiên tòa tương tự cũng được tiến hành để xét xử các thủ lĩnh trong chiến tranh Nhật Bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2