intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mỹ thuật Việt Nam - những nẻo đường

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

195
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại được bắt đầu từ những ông thầy người Pháp - với trường Mỹ thuật Đông Dương mở ra ở Hà Nội năm 1925 - và chịu ảnh hưởng trực tiếp truyền thống mỹ thuật kinh điển phương Tây. Thông qua tài liệu này các bạn sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu về Mỹ thuật Việt Nam qua các chặng đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mỹ thuật Việt Nam - những nẻo đường

  1. Mỹ thuật Việt Nam - những nẻo đường
  2. Điều đầu tiên cần ghi nhận, nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại được bắt đầu từ những ông thầy người Pháp - với trường Mỹ thuật Đông Dương mở ra ở Hà Nội năm 1925 - và chịu ảnh hưởng trực tiếp truyền thống mỹ thuật kinh điển phương Tây. Từ đó đến nay có thể nói mỹ thuật phương Tây là vùng ảnh hưởng truyền thống của mỹ thuật Việt Nam. Điều này hoàn toàn dễ thấy qua thực tế là ở phương Tây có bao nhiêu khuynh hướng nghệ thuật thì ở Việt Nam dường như có đủ – từ khuynh hướng hồn nhiên cổ đại, khuynh hướng tôn giáo trung cổ đến các khuynh hướng hiện đại với những hậu ấn tượng, lập thể, biểu hiện, siêu thực, trừu tượng... kể cả hậu hiện đại với những nghệ thuật sắp đặt (Installation), nghệ thuật thực địa (Land Art) v.v...
  3. Tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mỹ thuật Việt Nam là bản sao tĩnh lược nền Mỹ thuật phương Tây. Sự ảnh hưởng, hay tiếp thu, tùy thời, đều có tính chất và ý nghĩa khác nhau. Trở lại với các họa sĩ thời trường Mỹ thuật Đông Dương, dễ thấy, ngay từ đầu các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung... đã làm một cuộc xé rào đối với truyền thống mỹ thuật phương Tây đang được tiếp thu để tìm kiếm các cội nguồn cảm xúc của mình. Sự tìm kiếm bắt đầu từ tư duy hình tượng cho đến chất liệu, kỹ thuật - và các họa sĩ đã nhanh chóng đạt đến sự thống nhất trong tư duy nghệ thuật - tự do biểu xúc tình cảm và thẩm mỹ riêng. Ngày nay, xem lại tranh các bậc tiề̉n bối này, mọi người phải thừa nhận, họ đã tiếp thu phương Tây chủ yếu ở kỹ pháp tạo hình và chất liệu - ứng dụng hồn nhiên cấu trúc không gian vật lý; sử dụng hồn nhiên chất liệu sơn dầu, đồng thời bác học hóa các chất liệu dân gian như sơn mài, lụa, tranh khắc - còn về tinh thần thuần chất Việt Nam - phi lý trí hóa - hoặc biểu hiện các cảm xúc trữ tình hồn nhiên trước cuộc sống bao quanh từ cảnh, vật đến người, hoặc biểu hiện các cảm thức siêu hình bàng bạc trong nhân gian ảnh hưởng từ đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho phương Đông. Nói chung, các họa sĩ thời "Đông Dương" đã thành tựu với sự
  4. thật: mọi tiếp thu, ảnh hưởng từ bên ngoài, trong nghệ thuật, chỉ có ý nghĩa khi được chắt lọc - thống nhất hóa, xuyên suốt hóa trong tính liên tục của tư duy vốn dĩ có bối cảnh và phương thức tự thích ứng riêng. Nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ khởi đầu đến cuối những năm 1980, về đại thể không có biến chuyển nào đáng kể về nghệ thuật. Tranh Nguyễn Sáng Ở miền Bắc, sự tìm tòi ngôn ngữ nghệ thuật mới ở một số họa sĩ chỉ là thể nghiệm, nghiêng về hình thức. Nền mỹ thuật Cách mạng thực chất vẫn là sự tiếp tục dòng mỹ thuật Việt Nam mới được thiết lập từ các họa sĩ tiề̉n phong ở trường Mỹ thuật Đông Dương với một tinh thần mới đặt nền trên các xúc cảm trữ tình mang tính
  5. công dân và thế sự. Trong số họa sĩ Cách mạng, có lẽ duy nhất Nguyễn Sáng là người tiếp xúc được với hiện thực lịch sử - xã hội với những tác phẩm giàu tính khái quát và cảm xúc mạnh (như Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên, Thanh niên thành đồng). Còn lại tuy hiện diện trong phương thức tả thực nhưng phần lớn các họa sĩ đều là những họa sĩ lãng mạn - hoặc mang tinh thần Cách mạng xã hội hoặc mang tinh thần dân tộc. Tranh Nguyễn Phước
  6. Ở miền Nam, tình hình có khác, với khuynh hướng chung coi trọng các dấu ấn cá nhân, đề cao cái tôi trữ tình của người nghệ sĩ cũng như các ảnh hưởng tràn lan từ phương Tây, mỹ thuật miền Nam quả là có sự đa sắc, đa thanh. Từ những năm 1960, các khuynh hướng mỹ thuật hiện đại từ lập thể, siêu thực, biểu hiện, trừu tượng đều đã được thể nghiệm rộng rãi. Tuy nhiên, công minh mà nói, chủ nghĩa duy lý của nghệ thuật phương Tây thể hiện qua các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại này vào Việt Nam đã có một tính cách khác, một số phận khác - chỉ còn là hình thức, lạc lõng so với đời sống tinh thần, còn loay hoay trong tâm trạng thường nhật, hoặc chơi vơi trong các ý nghĩa tượng trưng của một cảm thức thi ca lãng mạn. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều họa sĩ ở miền nam sau những chuyến phiêu lưu đâu đó một thời gian rồi cũng quay về với hội họa tượng trưng - đa số đều cố thủ trong một số thủ pháp nghệ thuật cố định, ngủ yên với những giấc mộng con con ở các salon nghệ thuật thời thượng. Có lẽ chưa bao giờ như hiện nay, đời sống mỹ thuật Việt Nam trở nên hết sức sôi động, nhộn nhịp. Chỉ mới một thời gian ngắn chưa đầy 10 năm mà số lượng nghệ sĩ tạo hình tăng lên rất nhiều. Các cuộc triển lãm mở ra gần như liên tục. Mỗi nghệ sĩ đều cố công tìm kiếm cho mình một chỗ đứng trong nghệ thuật - với bản sắc riêng. Do đó, mà sự phân hóa thành những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau diễn ra nhanh chóng và vô cùng phức tạp.
  7. Để gọi tên các khuynh hướng mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay thực tế rất khó. Thứ nhất, ở Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa có một hệ thống lý luận mỹ thuật chung nhất quán làm cơ sở cho sự tham chiếu, biện biệt; thứ hai, ở bản thân các họa sĩ cũng không ngừng xê dịch. Có họa sĩ mới hôm qua vẽ tranh tượng trưng, ngày hôm sau đã vẽ tranh trừu tượng, và hôm sau nữa lại trở về với tranh tượng trưng. Có họa sĩ đang rất thành công với ngôn ngữ biểu tượng mang tính chất tôn giáo sắc tộc có cấu trúc hình tượng theo khuynh hướng siêu thực, thì sau đó oái oăm, lại lọt thỏm vào sự trống rỗng của nghệ thuật trang trí. Nói chung, rất ít họa sĩ Việt Nam hiện tại có sự thuần nhất, tìm kiếm trong nghệ thuật như một hành trình dấn thân, bởi vậy, rất khó có một tên gọi khái quát khuynh hướng nghệ thuật của họ. Còn nếu căn cứ trên hệ thống học thuật phương Tây với những khái niệm, phạm trù Mỹ học và Nghệ thuật học phương Tây - đang được sử dụng tưng đối phổ biến - thì chắc chắn không thể tránh khỏi sự khiên cưỡng, võ đoán. Tiếp cận theo hướng này chỉ làm cho nhận thức về mỹ thuật Việt Nam vốn đã rối mù càng thêm rối mù.
  8. Tranh Thành Chương Ví dụ, ở Hà Nội, có họa sĩ vẽ tranh có cấu trúc như tranh lập thể của Picasso, nhưng nếu gọi anh là một họa sĩ lập thể thì e rằng chỉ là ngộ nhận. Tranh anh, đơn giản chỉ là sự tổ hợp những hình ảnh mang tính chất tượng trưng và đời sống dân dã Việt Nam được cách điệu tối đa theo phương thức - thuần túy hình thức - của hội họa lập thể. Nói cách khác, ở đây chỉ là một hình thức chiết trung trong nghệ thuật theo kiểu "bình cũ rượu cũ hơn" ! Bởi vậy, để tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam trước mắt cần phải nhìn nhận nó không
  9. tách rời bối cảnh cũng như phương thức tư duy chi phối từng chiều hướng. Rất cần cảnh giác với những dáng vẻ có thể gọi tên dễ dãi là khuynh hướng này nọ. Tranh Đỗ Quang Em Ở Việt Nam hiện tại có rất đông họa sĩ tả thực. Nhưng từ phương pháp tả thực đến khuynh hướng hiện thực là rất khác nhau. Phần lớn các họa sĩ tả thực đang sáng tác, cũng không khác gì mấy các bậc tiền bối thời Mỹ thuật Đông Dương, thờ ơ với các vấn đề thời sự, vẫn chỉ mượn phương thức tả thực như một phương tiện biểu hiện các cảm xúc trữ tình hồn nhiên ở mọi người trước thế giới chung quanh theo khuynh hướng ấn tượng, tượng trưng hay biểu hiện đầy màu sắc lãng mạn. Ở TP. Hồ Chí Minh có họa sĩ tả thực đến chi li, chính xác đến mức độ nhiều người ngờ
  10. rằng ông vẽ lại từ ảnh chụp. Tuy nhiên, tinh thần toát lên từ tác phẩm của ông lại gần với hội họa biểu hiện hơn là hiện thực. Có người cho rằng tranh ông là tranh "Thiền” - biểu hiện sự định tỉnh nội tại trong cõi đời phù du. Rất tiếc, nội dung biểu hiện trong tác phẩm của ông, qua mọi tác phẩm, gần như là duy nhất. Ngay ở các họa sĩ Cách mạng, sáng tác với tinh thần công dân, mang ý thức nợ nần lịch sử một sự khái quát cũng không đi được xa hơn đến chủ nghĩa hiện thực lịch sử - xã hội. Phổ biến vẫn là những tác phẩm ký sự mà từ đề tài đến cơ cấu hình tượng cơ bản cũng chỉ được phân lọc thông qua lăng kính tình cảm thuần túy. Tranh Nguyễn Trung
  11. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện tại, cũng có rất đông các họa sĩ trừu tượng - có trừu tượng có hình và có trừu tượng không hình. Nhiều cuộc triển lãm tranh trừu tượng mở ra, nhưng trước tranh trừu tượng, công chúng mỹ thuật hoặc tỏ ra thờ ơ hoặc giữ thái độ "kính nhi viễn chi". Trong giới mỹ thuật với nhau cũng có nhiều ý kiến đánh giá trái ngược về tranh trừu tượng nói chung, và tranh trừu tượng Việt Nam nói riêng. Trong thực tế, có rất nhiều họa sĩ quên rằng, hội họa trừu tượng là kết quả của một tiến trình hội họa mà ở đó tự thân màu, sắc, động thái và xung lực của đường nét, tương quan tiết điệu của các hình diện và cả kết cấu bề mặt tác phẩm đã có giá trị biểu đạt. Với hội họa trừu tượng, người họa sĩ không còn vướng víu vào nội dung chỉ định của các hình thể mà đã có thể lột tả trực tiếp hành trình nội tâm u u - minh minh nhiều khi còn chìm khuất trong vô thức. Điều đáng lưu ý, rất ít tranh trừu tượng Việt Nam có sức sống lan tỏa. Chỉ một số ít tranh thành công trong việc biểu hiện tâm cảm gần gũi với các họa sĩ tượng trưng hoặc biểu hiện Việt Nam - không đặt vấn đề gì cho nhận thức - có thể nói đó đơn giản chỉ là tâm cảm hướng đến sự an hòa, sự trầm lắng tự tại cho một giấc ngủ bình yên giữa cuộc đời đa đoan - có thật. Đa số những tác phẩm này đều ít màu, ưa thích sử dụng sự lung linh của ánh sáng và tiết điệu đều đặn trong cấu trúc. Còn lại, đa số các tác phẩm trừu tượng hoặc rối rắm, hoặc đơn điệu và vô nghĩa. Nếu xem tác phẩm của từng họa sĩ một cách hệ thống, rất dễ nhận thấy phần lớn các họa sĩ Việt Nam hiện nay chỉ làm
  12. công việc cách điệu, và cố công tìm phong cách riêng bằng một nguyên tắc cách điệu nào đó. Nói chung, hội họa trừu tượng Việt Nam hiện tại chưa có sự phơi bày nội tâm, mà ngược lại, là che dấu, bằng bức màn có tên gọi "style". Tranh Nguyễn Thanh Bình Sự đổi mới, mở cửa của xã hội Việt Nam mười mấy năm qua đã có một tác động to lớn đến đời sống mỹ thuật Việt Nam. Cùng một lúc, vấn đề hội nhập vào dòng chảy của nền Mỹ thuật thế giới và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong mỹ thuật đã được đặt ra như một thách thức trước từng nghệ sĩ. Trong bối cảnh đó, lại chịu sự
  13. ảnh hưởng của thị trường tranh bình dân thế giới, trước cuộc sống hàng ngày, không ít họa sĩ đã đánh mất sự bình tĩnh - đánh mất chính mình với những cảm xúc có cội nguồn và sinh động – nương náu trong các lô cốt hình thức thuần túy nào đó được gọi là "dân tộc hay hiện đại"; và tự an ủi với chút ảo tưởng về sự tồn tại trong môi trường nghệ thuật trước mắt. Nói chung, nền Mỹ thuật Việt Nam mới vẫn đang chờ đợi một sự bột phát khởi đầu. Nếu phải nói thêm, thì phải nói: không thể căn cứ trên sự công nhận của số đông hay của "quốc tế" nào đó mà đánh giá nghệ thuật; cũng không thể căn cứ theo sự vận động của một nền Mỹ thuật "lớn" nào đó mà định hướng cho một nền Mỹ thuật. Mỗi nền văn hóa chỉ thành tựu với chính mình. Và, giữa các nền văn hóa không có sự cao - thấp, chỉ có sự khác biệt hay tương đồng. Rõ hơn, Mỹ thuật Việt Nam sẽ thành công ở đổi mới tự thân chứ không phải ở chỗ quy chiếu với các nền hội họa khác. Trên bình diện cá nhân, sự nhạy cảm trong nhận thức, sự thuần khiết của ngôn ngữ nghệ thuật, và sự dũng cảm trong biểu hiện bao giờ cũng có giá trị tự thân. Người nghệ sĩ, có lúc không tránh khỏi sai lầm về ý thức, nhưng ngay cả là sai lầm, khi tư duy nghệ thuật là rung động của một nhân cách trong sáng thì tác phẩm, qua thời gian vẫn còn lại và không ngừng tái sinh trong những tâm tình đồng cảm. Trong nghệ thuật, cái thật và cái mới đồng nhất, khi cái mới là cái thật được phát hiện bởi một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và chân thành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2