intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn nơi đẻ an toàn - điều cần thiết và quan trọng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Uyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

269
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn chung "nơi đẻ an toàn" và yên tâm nhất là "đẻ tại cơ sở y tế". Cơ sở y tế phục vụ cho việc sinh đẻ gồm các phòng đẻ thuộc trạm y tế xã, các phòng sản thuộc phòng khám đa khoa khu vực, các khoa sản thuộc các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện phụ sản và các cơ sở đỡ đẻ do các Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em quản lý. Các

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn nơi đẻ an toàn - điều cần thiết và quan trọng

  1. Chọn nơi đẻ an toàn - điều cần thiết và quan trọng Nguồn: suckhoedoisong.vn "Chọn nơi đẻ an toàn" là điều cần thiết và rất quan trọng đối với tất cả các bà mẹ sắp đến kỳ sinh đẻ. Đẻ tại cơ sở y tế Nhìn chung "nơi đẻ an toàn" và yên tâm nhất là "đẻ tại cơ sở y tế". Cơ sở y tế phục vụ cho việc sinh đẻ gồm các phòng đẻ thuộc trạm y tế xã, các phòng sản thuộc phòng khám đa khoa khu vực, các khoa sản thuộc các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện phụ sản và các cơ sở đỡ đẻ do các Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em quản lý. Các phòng đỡ đẻ tư nhân được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề cũng là "cơ sở y tế". Chỉ tiêu của ngành y tế là 97% số đẻ được thực hiện tại "cơ sở y tế", 3% còn lại là các trường hợp đẻ nhanh, không kịp đến cơ sở y tế những nơi quá khó khăn nếu đến cơ sở y tế như vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa đến cơ sở y tế phải mất vài ngày trên đường đi. Đẻ tại cơ sở y tế có nhiều ích lợi đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh như: Điều kiện vệ sinh tốt tránh được nhiễm khuẩn gây bệnh cho mẹ và con. Có cán bộ y tế được đào tạo đỡ đẻ có đủ trình độ chuyên môn phục vụ. Dù có nơi còn hạn chế nhưng nhìn chung các cơ sở y tế được xây dựng và trang bị theo quy chuẩn thống nhất và khi cần có đủ thuốc và phương tiện cấp cứu để xử trí kịp thời. Nếu là tuyến bệnh viện thì lại có thể xử trí các tình huống cấp cứu không phải chuyển viện. Đối với những bà mẹ mang thai "có yếu tố nguy cơ" (phát hiện qua các đợt khám thai) thì nhất thiết phải đến đẻ tại cơ sở y tế. Nếu thấy "có nguy cơ" nên chủ động sắp xếp chọn cơ sở y tế thích hợp, thí dụ: Nếu đã có vết mổ đẻ cũ thì phải đến thẳng cơ sở y tế có đủ điều kiện phẫu thuật mà không cần qua các đơn vị chuyển tuyến trung gian như: trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực... Ngoài ra những trường hợp chưa phát hiện "có nguy cơ" cũng vẫn nên đến đẻ tại các cơ sở y tế vì ngay trong lúc chuyển dạ đẻ và sau đẻ cũng vẫn có thể xuất hiện "nguy cơ" mà ta không thể biết trước được.
  2. Đẻ tại nhà Một thực tế ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đến cơ sở y tế quá khó khăn hoặc đẻ quá nhanh nên một số bà mẹ vẫn còn phải đẻ tại nhà. Trong những trường hợp: Không có nhà hộ sinh, khó khăn về giao thông như miền núi, bão lụt... hoặc đẻ quá nhanh không đến cơ sở y tế được cần phải tổ chức đẻ tại nhà chủ động như: Bà mẹ và gia đình cần phải chuẩn bị các việc như: Nhờ ai đỡ cần liên hệ trước. Nên mời cán bộ y tế của trạm y tế xã hoặc các cán bộ y tế đã nghỉ hưu... hoặc bà đỡ dân gian (còn gọi là mụ vườn) đã được đào tạo về đỡ đẻ sạch, có kinh nghiệm giúp đỡ. Chọn nơi sẽ đẻ trong nhà đảm bảo: Thoáng, sạch, không có gió lùa. Làm vệ sinh sạch sẽ nhà trước khi đẻ một tuần. Phân công cụ thể những người trong gia đình ai sẽ làm việc gì, chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm. Nếu có trẻ nhỏ phải bố trí người trông nom. Thảo luận với người được mời đỡ đẻ xem cần chuẩn bị những gì. Tối thiểu gia đình nên lo trước: giường đẻ sạch sẽ, tấm nilon trải được đủ rộng để tránh máu và nước chảy ra nền nhà, xô hoặc chậu hứng, một bàn con để dụng cụ đỡ đẻ, đồ vải cần thiết cho bà mẹ và con, nước đun sôi để nguội để người đỡ đẻ rửa tay, bàn chải, xà phòng rửa tay, nguồn ánh sáng, khăn vệ sinh và phương tiện sưởi ấm khi trời lạnh. Trong trường hợp đẻ tại nhà nếu có được "gói đỡ đẻ sạch" dùng một lần để sử dụng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thì rất tốt để phòng uốn ván sơ sinh. Đẻ rơi Nguyên nhân đẻ rơi: Do đẻ quá nhanh không dự tính được ngày sinh: vì không nhớ ngày kinh cuối, không đi khám thai. Hoặc có thể đẻ trên đường đi đến cơ sở y tế. Đẻ rơi chủ yếu ở nơi không có chuẩn bị vì thế không có người biết đỡ đẻ (trừ trường hợp chuyển viện có hộ sinh đi hộ tống). Nguy cơ cho bé là ngạt và nhiễm khuẩn rốn, uốn ván rốn. Nguy cơ cho mẹ là sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn vì nơi đẻ rất đa dạng (trên tàu xe, ngoài đồng ruộng, nương rẫy hoặc trong nhà vệ sinh...). Xử trí đẻ rơi: Nếu bé sinh trong quần thì nhanh chóng đỡ bé ra để tránh bị ngạt. Chưa có dụng cụ đỡ thì dùng 2 sợi chỉ buộc vào dây rốn (buộc càng xa phía con càng tốt) rồi cắt dây rốn, ủ ấm cho bé rồi nhanh chóng chuyển mẹ và con đến cơ
  3. sở y tế hoặc nhờ người đến làm rốn và đỡ rau. Nếu không có chỉ thì dùng sợi vải hoặc một dải khăn thắt chặt cuống rốn sau đó chuyển tới cơ sở y tế để xử trí tiếp. Đề phòng đẻ rơi Cần đi khám thai định kỳ để biết ngày dự kiến đẻ. Cần biết các dấu hiệu sớm của chuyển dạ như: xuất hiện cơn đau, đau tăng dần, ra dịch nhày trong để sớm đến cơ sở y tế. Chú ý những người đã có tiền sử đẻ nhanh. Trường hợp ở xa cơ sở y tế nên chuẩn bị trước những phương tiện cần thiết cho mẹ và con, đi đâu hơi xa cũng nên mang theo đặc biệt là gói làm rốn (hoặc gói đẻ sạch dùng một lần) gồm: 1 lưỡi dao cạo mới để cắt rốn, 3 sợi chỉ dài mỗi sợi dài 30cm để buộc rốn, 1 tấm nilon để trải khi nằm đẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2