Chủ đề Phương pháp thư giãn tinh thần và vượt qua căng thẳng
lượt xem 9
download
Nội dung tài liệu Chủ đề Phương pháp thư giãn tinh thần và vượt qua căng thẳng trình bày về buổi nói chuyện của Rinpoche về việc làm thế nào để thư giãn tinh thần và vượt qua căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống thực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề Phương pháp thư giãn tinh thần và vượt qua căng thẳng
Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: www.dipkar.com/vi/ www.facebook.com/dipkarvn/ Email: info@dipkar.com KHANGSER RINPOCHE ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NHÂN Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/01/2014 Chủ đề PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN TINH THẦN VÀ VƯỢT QUA CĂNG THẲNG Trước tiên, tôi gửi lời chào đến tất cả các bạn. “Xin chào!” [Rinpoche nói “Xin chào!” bằng tiếng Việt] Hôm nay, buổi nói chuyện của tôi rất đơn giản và không liên quan đến bất cứ tôn giáo nào. Trong cuộc đời tôi, tôi đã đi đến nhiều nơi, và khi nói chuyện tôi không bao giờ đề cập đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng là vấn đề riêng của mỗi cá nhân, tôi không đề cập đến vấn đề cá nhân. Tôi sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện nhỏ. Thời đức Phật còn tại thế có một vị tên là A-nan, và vị này là thị giả của Phật. A-nan đã sống thân cận với đức Phật trong rất nhiều năm. Sau khi đức Phật nhập diệt, nhiều đệ tử của Phật đã đạt được những chứng đắc cao tột, nhưng A-nan là người duy nhất chưa đạt được thành quả nào. A-nan rất buồn vì thầy đã có khoảng thời gian dài thân cận với Phật. A-nan đã cố gắng hành thiền. Thầy đã cố gắng hết sức nhưng đã không thể thành công. Lúc đó, thầy đã thật sự trở nên tuyệt vọng. Bởi A-nan có khao khát mãnh liệt để thành tựu ước nguyện và đã tập trung quá mức vào điều đó, nên thầy đã không ngủ được. Khi ấy, một lời dạy của đức Phật đã bất chợt xuất hiện trong tâm trí của A-nan: “Hành thiền trong lúc thư giãn, và thư giãn trong lúc hành thiền.” Trong bối cảnh 1/10 của công ty này, tôi sẽ thay đổi lời dạy của đức Phật một chút. Tôi sẽ nói rằng, “Làm việc trong lúc thư giãn, và thư giãn trong lúc làm việc.” Tôi có thể hiểu trong thế kỷ hai mươi mốt này, sinh tồn là vấn đề đầy thách thức. Tôi biết rằng các bạn đều có ước mơ cho đời mình, nhất là ở độ tuổi của các bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải thấu hiểu một điều. Tôi luôn đưa ra một thí dụ. Hãy xem xét một chiếc xe. Nếu bạn tháo rời động cơ, bánh xe,… rồi yêu cầu một người thợ máy giỏi nhất lắp ráp chúng lại, bạn nghĩ chiếc xe có thể hoạt động trở lại hay không? Có thể, cơ hội là 50—50. Bây giờ hãy xem xét con người. Nếu bạn cắt rời tim, phổi,… và yêu cầu một bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất ghép lại, người đó có thể trò chuyện trở lại hay không? Bạn nghĩ thế nào? Không! Điều này cho thấy sự khác biệt giữa con người và máy móc. Chúng ta là con người. Tôi từng gặp rất nhiều người và lúc nào họ cũng đặt cho tôi cùng một câu hỏi, “Đâu là ý nghĩa của cuộc đời này? Mục đích của cuộc sống là gì?” Tôi luôn trả lời rằng, “Sống hạnh phúc!” Do đó, chủ đề của buổi nói chuyện hôm nay là làm thế nào để thư giãn tinh thần và vượt qua căng thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt. Bạn cần làm theo một vài bước rất đơn giản. Tôi nghĩ làm theo những bước đơn giản này sẽ mang đến nhiều thay đổi trong cuộc sống của bạn. Tôi biết rằng mỗi ngày bạn phải làm việc và đối mặt với nhiều áp lực. Đặc biệt, bạn phải đối mặt với áp lực công việc. Bạn có những khát vọng mà đến nay vẫn chưa đạt được. Bạn có thể nổi giận với những điều nhỏ nhặt nhất. Bây giờ tôi muốn bạn hãy trả lời thành thật. Bạn có thể giơ tay lên nếu mình đang phải đối mặt với một trong những vấn đề này không? [đại chúng giơ tay] Những vấn đề này có thể giải quyết. Chúng có thể được chữa trị 100%. Bạn chỉ cần biết một thủ thuật nhỏ. Nếu nhìn lại hàng ngàn năm về trước và nhìn vào thế kỷ hai mươi mốt này, tâm lý học đã phát triển rất nhiều. Nhiều vấn đề bạn đang gặp là một vài dạng của các vấn đề nội tâm; chúng có thể được giải quyết bằng một số phương pháp đơn giản. Điều duy nhất là bạn cần phải thông minh và khéo léo hơn một chút. Có một người điên đứng bên trong bệnh viện tâm thần và đang nhìn ra ngoài từ phía trên một bức tường. Khi đó, một người đàn ông đến từ bệnh viện đó, và lốp xe của ông ta bị hỏng. Người đàn ông đó cố thay bánh xe mới và ông ta tháo rời năm con ốc của bánh xe bị hỏng lốp. Vô tình cả năm con ốc bị rơi xuống rãnh cống. Khi đó, ông ta vô cùng hoảng loạn và nghĩ, “Mình phải làm gì đây? Làm sao để gắn bánh xe trở lại?” Người điên trong bệnh viện tâm thần trông thấy tai nạn đó và đưa ra một lời đề nghị. Anh ta nói, “Tại sao ông không lấy ba con ốc từ ba bánh xe còn lại và gắn bánh xe mới bằng ba con ốc đó?” Người đàn ông vô cùng sửng sốt khi thấy một người trong bệnh viện tâm thần lại có thể đưa ra một ý tưởng sắc bén như vậy. Khi đó ông ta 2/10 nói, “Anh rất thông minh, anh rất ngôn khoan, tại sao anh lại ở trong bệnh viện tâm thần?” Người điên đáp, “Tôi ở trong bệnh viện tâm thần vì tôi điên chứ không phải vì tôi ngu.” [Rinpoche và đại chúng cười] Tương tự, trong cuộc sống, chúng ta phải khôn ngoan một chút. Như tôi đã nói, chúng ta đang sống và chúng ta có mục đích sống. Mục đích đó là sống hạnh phúc. Chúng ta cần phải học vài phương pháp để sống hạnh phúc, và để vượt qua căng thẳng và nóng giận. Chúng ta cần phải kiểm soát tốt hai điều: căng thẳng và nóng giận. Nếu không kiểm soát tốt căng thẳng, bạn không thể làm việc tốt. Nếu không thể kiểm soát căng thẳng, bạn không thể làm việc với niềm hăng say. Có sự khác biệt lớn giữa làm việc hăng say và làm việc trong sự căng thẳng, đối với cùng một công việc. Bạn đừng nghĩ rằng những lời khuyên này tôi đã đọc từ sách vở. Tất cả những lời khuyên và kiến thức này tôi có được từ chính kinh nghiệm của bản thân. Có sự khác biệt lớn giữa kiến thức từ sách vở và kiến thức từ kinh nghiệm. Những gì tôi đang chia sẻ với bạn đến từ kinh nghiệm của chính tôi. Tôi sẽ nói với bạn một điều rất đơn giản. Đó là kiểm soát căng thẳng và nóng giận. Trước tiên là phương pháp kiểm soát căng thẳng. Tôi sẽ nói về phương pháp kiểm soát sự căng thẳng. Bạn cần biết về những nguyên nhân hoặc lý do của sự căng thẳng bên trong mình. Lý do thứ nhất là áp lực công việc. Lý do thứ hai là khát vọng của bạn. Bạn khao khát mãnh liệt điều gì đó nhưng lại cảm thấy rằng mình không thể đạt được nó. Tôi sẽ nói với bạn một điều rất đơn giản. Nhìn chung, quan điểm của con người về hạnh phúc rất khác biệt. Người ta cho rằng càng tiêu thụ nhiều, càng mua sắm nhiều thì sẽ càng hạnh phúc. Đây là chủ-nghĩa-siêu-tiêu-dùng (hyperconsumerism): càng chi tiêu và càng mua sắm thì càng hạnh phúc. Đó là cảm nhận của con người về hạnh phúc. Điều này đúng một vài phần, nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên về điều tôi sắp chia sẻ. Có sự khác biệt rất lớn giữa “hạnh phúc” của tôi và “hạnh phúc” của bạn. Tôi chi tiêu rất ít. Thí dụ, bạn có thể nhìn đồng hồ của tôi. Tôi đã dùng chiếc đồng hồ này suốt tám năm nay. Bạn có thể tưởng tượng giá của nó không? Nó chỉ có giá ba đô-la. Tôi không dùng bất cứ vật nào giá cao hơn mười đô-la trên người mình. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng trạng thái tinh thần của tôi và trạng thái tinh thần của bạn khác nhau rất nhiều. Điều này cho thấy rõ “càng tiêu thụ nhiều thì càng hạnh phúc” là một lý thuyết sai lầm. Tuy nhiên, đối với chính sách của công ty, bạn phải nhồi nhét ý tưởng này vào tư tưởng của khách hàng, nếu không bạn không thể bán sản phẩm của mình [Rinpoche cười]. Dựa vào ý tưởng này, một khi bạn bắt đầu tiêu thụ nhiều hơn nữa, bạn phải làm việc nhiều hơn, phải kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này cho thấy rõ không phải “tiêu thụ càng nhiều thì càng hạnh phúc.” Tôi muốn làm rõ một điều. Kính mắt của tôi có 3/10 giá hơn mười đô-la vì đây là vấn đề sức khỏe, nên tôi không đặt ra giới hạn. Đối với những thứ xa xỉ, tôi có giới hạn. Một lần nữa, con người thường tính toán sai lầm về hạnh phúc. Thí dụ, có một người không có tài sản. Khi có 100 đô-la thì anh ta sẽ hạnh phúc. Đó là sự thật. Sau khi có 100 đô-la thì anh ta sẽ nghĩ gì? Anh ta sẽ muốn có thêm 100 đô-la nữa. Ước muốn có thêm 100 đô-la không có gì sai trái. Tuy nhiên, người ta lại tính toán sai lầm. Con người cho rằng nếu 100 đô-la mang đến hạnh phúc, thì 200 đô-la sẽ mang lại hạnh phúc gấp đôi và 300 đô-la sẽ mang đến hạnh phúc gấp ba. Đó là phép tính sai lầm. Sai lầm này trong lúc truy tìm hạnh phúc xuất phát từ việc suy nghĩ cho bản thân mình. Để vượt qua căng thẳng, đầu tiên bạn phải thay đổi cách suy nghĩ một chút. Do đó, trong lúc làm việc và khi cần phải giải tỏa căng thẳng, bạn cần nghĩ rằng mọi việc mình đang làm đều hướng tới lợi lạc cho người khác. Cuộc đời của tôi là một thí dụ. Trong suốt hơn mười lăm năm qua, tôi đã cống hiến đời mình cho người khác và giúp đỡ người khác. Các bạn làm việc vì hạnh phúc, và những gì tôi đang làm cũng vì hạnh phúc của tôi. Khi bạn thay đổi một chút và nghĩ rằng mình làm việc vì lợi lạc của người khác, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây không phải là một lý thuyết, tôi sẽ chứng tỏ điều này trong thực tế. Tôi sẽ làm sáng tỏ một cách thực tế và rất đơn giản. Hôm nay, trên đường về nhà, nếu tìm thấy 100 đô-la bên lề đường, bạn sẽ hạnh phúc. Có phải như vậy không? Ba ngày sau, nếu mất 100 đô-la thì bạn sẽ buồn. Có phải như vậy không? Ở đây chúng ta phải tìm ra một bí mật nhỏ. Khi có 100 đô-la, bạn sẽ vui trong bao lâu? Khi mất 100 đô-la, bạn sẽ buồn trong bao lâu? Niềm vui dài hơn hay nỗi buồn dài hơn? [đại chúng trả lời nỗi buồn dài hơn]. Đúng như vậy, nỗi buồn dài hơn. Trên phương diện lý luận, chúng phải bằng nhau. Bạn có 100 đô-la và mất 100 đô-la, lý do nào khiến nỗi buồn dài hơn? Không có lý lẽ nào chứng minh cả, nhưng điều này lại diễn ra. Có một bí mật nhỏ. Không những vậy, có gì đó sai lầm trong cuộc sống của chúng ta. Khi thành tựu được điều gì, hạnh phúc lại không thể kéo dài lâu hơn so với nỗi buồn khi chúng ta đánh mất điều đó. Khi đạt được thành quả mong muốn, bạn sẽ hạnh phúc. Khi đánh mất nó, bạn sẽ buồn hay bất hạnh. Tuy nhiên, thời gian hạnh phúc và bất hạnh lại không giống nhau, nỗi buồn dài hơn nhiều. Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân, hoặc bí mật, rất đơn giản. Đó là một bí mật được phơi bày nhưng chúng ta lại không biết. Để mở ra bí mật này, tôi sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện. Một người đàn ông nhờ tôi cầu nguyện cho cuộc hôn nhân của anh ta. Anh ta sẽ kết hôn vào tuần sau. Tôi hỏi anh ta, “Tại sao anh muốn cưới bạn mình?” Anh ta 4/10 đáp rằng nếu cưới người bạn đó thì anh sẽ hạnh phúc. Tôi nói với anh ta, “Điều đó rất sai lầm. Anh không nên suy nghĩ như vậy khi cưới cô ấy. Anh nên cưới cô ấy với suy nghĩ sẽ làm cô ấy hạnh phúc hơn.” Do đó, đôi khi chúng ta tập trung quá mức vào bản thân mình. Nếu tập trung quá nhiều vào bản thân, khi đánh mất những gì gần gũi với mình, chúng ta sẽ đau khổ hơn; và khi đạt được thành tựu nào đó, hạnh phúc sẽ ngắn ngủi hơn. Khi quá tập trung vào bản thân, bạn sẽ không thấy những gì mình đã đạt được và đang sở hữu; bạn chỉ thấy những gì mình đã đánh mất và hiện không có. Đó là vấn đề về cách nhìn nhận, vấn đề không nằm ở thực tại. Vấn đề chính là cách nhìn nhận của bạn. Khi không biết cách nhìn nhận hoàn cảnh một cách đúng đắn, căng thẳng sẽ trỗi dậy trong tâm bạn. Chính vì vậy, khi bạn làm việc, đừng chỉ tập trung vào bản thân, đừng chỉ tập trung vào sự thăng tiến của mình, đừng chỉ tập trung vào việc kiếm tiền nhiều hơn. Đừng chỉ tập trung vào những điều này. Bạn cũng cần phải nghĩ rằng bất kể việc gì mình làm đều có thể đóng góp và mang lại lợi lạc cho người khác. Bạn cũng phải nhìn theo hướng đó. Bạn sẽ rất ngạc nhiên. Khi tôi du hành đến vùng Bắc Ấn, trong nhóm có vài đứa trẻ. Tôi đã hỏi chúng, “Nếu đức Phật hiện ra trước mặt các con và hỏi ước mơ của các con, các con sẽ thỉnh cầu Ngài điều gì?” Chúng trả lời tôi, “Con sẽ xin Phật sức mạnh để con rèn luyện tâm mình và giúp đỡ mọi người tốt hơn.” Về mặt lý thuyết, tôi nghĩ điều đó rất tốt. Tuy nhiên, các bạn có thể nghĩ rằng nó chỉ tốt trên phương diện lý thuyết, chứ thực tế không thể nào xảy ra. Thực tế điều này có xảy ra hay không? Hãy nhìn tôi! Tôi đã trải qua điều này hết năm này sang năm khác. Khi bạn tập trung làm lợi lạc cho người khác, nếu phải đối mặt với khó khăn trong công việc, bạn sẽ cảm thấy hăng say hơn khi làm việc. Điều thứ hai, con người thường phạm phải một sai lầm. Tôi thường nói đó là sự so sánh sai. Như tôi đã nói, chúng ta luôn nhìn vào những gì mình đã đánh mất và những gì mình không có. Thí dụ, nếu chúng ta kiếm được 100 đô-la/tháng thì ta sẽ nhìn vào những người kiếm được 200 đô-la/tháng. Ở đây xuất hiện một câu hỏi đơn giản. So sánh như vậy có giúp chúng ta tăng lương không? Tất cả những gì nó mang đến là nỗi khổ trong tâm bạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn làm như vậy. Điều bạn cần làm là phép so sánh đúng đắn. Tôi đang đeo đồng hồ giá ba đô-la; tôi luôn nhìn những người không có đồng hồ đeo tay và tôi cảm thấy hạnh phúc khi đeo chiếc đồng hồ ba đô-la này. Ở Ấn Độ, hàng triệu người không có đồng hồ đeo tay. Bây giờ, nếu bạn nhìn tôi, chắc chắn bạn sẽ rất vui với bất cứ loại đồng hồ nào bạn đang đeo. Đây là một trong vài kỹ thuật. Từ trước đến nay, bạn luôn so sánh sai lầm. Điều đó trở thành thói quen của tâm bạn. Bạn cần thay đổi một chút để so sánh đúng đắn. So sánh đúng nghĩa là nhìn vào những gì mình sở hữu nhưng người khác không có, như vậy bạn sẽ hạnh phúc. Khi tiếp xúc với nhiều người khác nhau, 5/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng trình bày văn bản
1 p | 766 | 195
-
10 cách “đánh tan” stress lập tức. Stress đang trở thành nỗi lo với mọi
4 p | 245 | 80
-
7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP HIỆU QUẢ
3 p | 473 | 73
-
Nghề chế bản điện tử
4 p | 419 | 60
-
Học tập hiệu quả phải làm thế nào?Phương pháp học tập là kỹ năng đòi
5 p | 123 | 14
-
Dạy bé không ích kỷ
5 p | 88 | 10
-
Cách Tạo Ra Quỹ Đầu Tư Cá Nhân
3 p | 140 | 7
-
Xử trí khi bé đánh nhau
5 p | 86 | 7
-
Để bé có tính tự lập
4 p | 104 | 5
-
Khi bé 'kiệm lời'
3 p | 72 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn