intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

268
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa, ngày nay đã không chỉ còn là vấn đề của tuổi già. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người bệnh trẻ tuổi đến gặp bác sĩ với những than phiền về tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém ngon miệng... Theo YHCT, biểu hiện của chứng đầy bụng khó tiêu có thể xếp vào các chứng vị quản thống (đau dạ dày), ấu thổ (nôn mửa). Theo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

  1. Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa, ngày nay đã không chỉ còn là vấn đề của tuổi già. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người bệnh trẻ tuổi đến gặp bác sĩ với những than phiền về tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém ngon miệng... Theo YHCT, biểu hiện của chứng đầy bụng khó tiêu có thể xếp vào các chứng vị quản thống (đau dạ dày), ấu thổ (nôn mửa). Theo kinh nghiệm người xưa, châm cứu là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Các huyệt châm cứu có tác dụng điều trị chứng đầy bụng khó tiêu: Trung quản, nội quan, túc tam lý, công tôn, đản trung, phong long, hạ quản, toàn cơ; Có biểu hiện nhiệt chứng thêm: hợp cốc, nội đình; Có biểu hiện hàn chứng thêm: thượng quản, vị du; Có biểu hiện can khí hoành nghịch thêm dương lăng tuyền, thái xung; Tỳ vị hư yếu thêm tỳ du, chương môn. Ngoài ra, để giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, tập dưỡng sinh... Bài viết sau xin được giới thiệu tới độc giả một bài tập tự xoa bóp bấm huyệt nhằm điều hòa nhu động ruột và tiết dịch của dạ dày, ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Day bấm các huyệt: hợp cốc, túc tam lý, thái xung, công tôn, tam âm giao. - Cách day bấm huyệt: Ngồi co hai chân lại mà lấy huyệt, rồi dùng ngón tay cái bấm vào huyệt công tôn, ngón tay trỏ bấm cố định vào huyệt thái xung, bấm mạnh dần tới căng tức (đắc khí), giữ nguyên như vậy 10 giây rồi day từ từ một phút sau chuyển sang các
  2. huyệt túc tam lý, tam âm giao, hợp cốc - cường độ và cách bấm, thời gian bấm như huyệt công tôn. Xoa bóp tam tiêu: Tam tiêu có chức năng là cơ quan bảo vệ bên ngoài của tạng phủ: - Là đường đi của nguyên khí phụ trách hoạt động khí hóa. - Là đường đi của các chất dinh dưỡng, thức ăn và nước. - Khí trời hít vào phế, khí đất (thức ăn) sau khi tiêu hóa sẽ giao thoa, mượn đường đi của tam tiêu để đến toàn thân. - Ở vùng bụng dưới (hạ tiêu) có bộ phận sinh dục, bàng quang, ruột già, ruột non, các đám rối thần kinh hạ vị. - Ở vùng bụng trên (trung tiêu) có dạ dày, ruột non, tụy tạng, đám rối thần kinh gan và lách. - Ở vùng ngực (thượng tiêu) có tim, phổi, đám rối thần kinh trung thất. Kỹ thuật xoa bóp tam tiêu: Tư thế: ngồi thõng chân hay nằm hơi chống chân. - Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa vòng một chiều từ 10 - 20 lần, ngược lại cũng từ 10 - 20 lần. - Xoa trung tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để tăng áp lực. Xoa từ 10 - 20 lần mỗi chiều. - Vuốt cạnh sườn: vuốt từ xương sườn cụt 12 theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay đổi mỗi bên làm 10 lần. Động tác này có tác dụng tốt cho gan và lách. - Xoa thượng tiêu: một bàn tay xòe ra áp lên ngực, bàn tay kia úp chồng lên. Xoa vòng trên vùng ngực một chiều từ 10 - 20 lần rồi đổi chiều ngược lại từ 10 - 20 lần. - Vuốt bụng: sau khi xoa tam tiêu xong, hai tay hơi nắm lại để ở vùng hạ tiêu vuốt lên trung tiêu rồi thượng tiêu 5 - 10 lần. Động tác này làm khỏe cơ bụng, chữa sa tạng phủ, điều hòa khí huyết vùng bụng. Liệu trình xoa bóp: tự xoa bóp thường xuyên đều đặn hàng ngày, một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vị trí các huyệt cần tác động:
  3. Trung quản: giữa con đường từ mũi kiếm xương ức đến rốn. Nội quan: từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 thốn. Túc tam lý: thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay. Công tôn: ở chỗ lõm bờ dưới trước đáy xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp mu bàn chân và gan bàn chân. Đản trung: giữa xương ức ngang đường giữa 2 núm vú (nam giới), ngang liên sườn 4 (nữ giới). Phong long: từ huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay. Hạ quản: nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 4 thốn. Toàn cơ: là giao điểm giữa đường dọc giữa ức với đường ngang qua bờ trên sụn sườn 1. Thượng quản: nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 5 thốn. Hợp cốc: huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2). Nội đình: kẽ ngón chân 2 - 3 đo lên 0,5 thốn về phía mu chân. Vị du: Từ dưới đốt sống thứ 12 đo ra 1,5 thốn. Dương lăng tuyền: chỗ trũng giữa đầu xương chày và xương mác. Thái xung: từ kẽ ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn về phía mu chân. Tỳ du: từ giữa đốt sống lưng 11 và 12 đo ngang ra 1,5 thốn. Chương môn: tận cùng xương sườn 11 (để bệnh nhân nằm nghiêng lấy huyệt). Tam âm giao: từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay. ThS.BS. Trần Thái Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2