intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit - Hóa học 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề "Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit - Hóa học 9" được biên soạn với mong muốn giúp học sinh có được các đơn vị kiến thức của chủ đề Oxit, là bước chuẩn bị tốt nhất cho các em học tốt bộ môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit - Hóa học 9

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS THIỆN KẾ =====***===== BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Tên chuyên đề: Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit – Hóa học 9 Tác giả: Trần Thị Việt Hường Bình Xuyên, Tháng 11 năm 2021 1
  2. I. Tác giả chuyên đề: Trần Thị Việt Hường. - Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHTN. - Đơn vị công tác: Trường THCS Thiện Kế - Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. II. Tên chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit – Hóa học 9” III. Thực trạng chất lượng thi vào 10 của trường THCS Thiện Kế năm học 2020-2021. - Tổng số HS dự thi THPT: 131/135 chiếm 97,04%. - Trúng tuyển: 87/131 chiếm 66,41%. - Điểm bình quân: Toán 5,56; Văn 5,08; Anh 4,51; Sinh 5,37; Địa 6,77; Bình quân các môn 5,31. - Xếp hạng trong huyện: 7/14. - Xếp hạng trong Tỉnh: 98/145 (SGD lấy số liệu 55,7% HS điểm cao thấp). IV. Nội dung chuyên đề 1. Đặt vấn đề Trong chương trình hóa học THCS nói chung và hóa học lớp 9 nói riêng, chủ đề Oxit là một trong những kiến thức cơ bản, quan trọng. Tuy nhiên, việc yêu cầu học sinh phân loại, gọi tên được Oxit cũng như vận dụng thành thạo tính chất, ứng dụng của Oxit nói chung hay một số oxit quan trọng như SO2, CaO…vào giải các bài tập hóa học định tính, định lượng liên quan đến oxit là một vấn đề rất khó khăn, do tâm lý, do nhận thức của các em vẫn coi môn hóa là môn phụ không phải môn thi vào THPT. Vì vậy, để có thể giúp học sinh có được các đơn vị kiến thức của chủ đề Oxit, là bước chuẩn bị tốt nhất cho các em học tốt bộ môn hóa học. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và viết chuyên đề: “Hướng dẫn học sinh ôn tập chủ đề Oxit – Hóa học 9” 2. Đối tượng học sinh và thời lượng - Đối tượng: Học sinh lớp 9 cấp THCS - Thời lượng: 3 tiết + Tiết 1: Cung cấp kiến thức lý thuyết về chủ đề Oxit, vận dụng làm bài tập định tính + Tiết 2, 3: Hướng dẫn HS làm bài tập định lượng liên quan đến Oxit; HS vận dụng làm bài và luyện đề 3. Nội dung cơ bản chủ đề Oxit 2
  3. 3.1. Kiến thức cần nhớ GV Tổ chức các hoạt động dạy học để HS có được các kiến thức cơ bản về Oxit gồm * Định nghĩa: Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. VD: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O 5, ... * Phân loại: 4 loại, trong đó có 2 loại chính là - Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. VD: SO3, CO2, P2O5 SO3 tương ứng với axit Sunfuric H2SO4 CO 2 tương ứng với axit Cacbonic H2CO3 P2O5 tương ứng với axit Photphoric H3PO4 - Oxitbazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. VD: Na2O, CaO, CuO ... Na2O tương ứng với bazơ NaOH CaO tương ứng với bazơ Ca(OH)2 CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2 * Cách gọi tên: Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit VD: Na2O: Natrioxit Al2O 3: Nhôm oxit Chú ý: + Nếu kim loại có nhiều hoá trị: Tên oxit bazơ = Tên kim loại( kèm hoá trị) + oxit VD: FeO: Sắt (II) oxit Fe2O 3: Sắt (III) oxit + Nếu phi kim có nhiều hoá trị: Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim (nếu có) + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử Oxi (nếu có) + oxit. VD: SO3: Lưu huỳnh trioxit P2O5: Điphotpho pentaoxit * Tính chất hoá học Oxit bazơ Oxit axit 1) Tác dụng với nước → dd bazơ (kiềm) 1) Tác dụng với nước → dd axit Một số oxit bazơ (K2O, Na2O, BaO, P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 CaO, Li2O) tác dụng với nước. 2) Tác dụng với dd bazơ → muối + BaO + H2O → Ba(OH)2 nước 2) Tác dụng với dd axit → Muối + nước CO 2 + Ca(OH)2 → CaCO 3 + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O - Oxit axit tác dụng với dd bazơ còn tạo 3)Một số Oxit bazơ (K 2O, Na2O, BaO, muối axit CaO, Li2O) tác dụng với oxit axit → CO 2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 Muối 3) Tác dụng với một số oxit bazơ → BaO + CO2 → BaCO3 Muối CO2 + CaO → CaCO 3 *Chú ý: 3
  4. - Một số oxit không tác dụng với nước, không tác dụng với dung dịch bazơ, không tác dụng với dung dịch axit ở nhiệt độ thường gọi là oxit trung tính Ví dụ: NO, CO… - Một số oxit vừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước gọi là oxit lưỡng tính. Ví dụ: Al2O3, ZnO, …. * Một số Oxit quan trọng: ? Viết các PTHH chứng minh SO2 là oxit axit. ? Viết các PTHH chứng minh CaO là oxit Bazơ. - Điều chế SO 2: + Trong phòng thí nghiệm Muối sunfit + dung dịch axit: Na2SO3 + H2SO4   Na2SO4 + SO2 + H2O Đun nóng H2SO4 đặc với Cu: 0 Cu + 2H2SO 4 (đ,n)  t  CuSO 4 + SO2 + 2H 2O + Trong công nghiệp 0 Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2  t  SO 2 0 Đốt quặng pirit sắt FeS2: 4FeS2 + 11 O2  t  2Fe2O3 + 8SO2 - Điều chế CaO: + Nguyên liệu: Đá vôi, than đá, củi, dầu khí tự nhiên. - Các phản ứng hoá học xảy ra. 0 C + O2  t  CO2 phản ứng này tạo nhiệt để phân hủy đá vôi theo phản 0 900 ứng: CaCO3   CaO + CO2 3.2. Luyện tập bài tập định tính liên quan đến Oxit gồm: Dạng 1. Phân loại, gọi tên oxit * Cách làm: HS nắm chắc định nghĩa, phân loại và cách gọi tên oxit Bài 1. a) Nêu định nghĩa oxit. b) Dựa vào thành phần cho biết các oxit sau đây là oxit axit hay oxit bazơ: CuO, SO 3, N2O 5, CO2, Fe2O3, CaO, MgO, SO2? Giải thích? (Lưu ý: NO, N2O là oxit của phi kim nhưng không có axit tương ứng nên không phải oxit axit). Bài 2: Viết CTHH của các oxit có tên sau: Chì (II) oxit; Đồng (I) oxit; Sắt (III) oxit; Nitơ đioxit; Cacbon oxit; Đinitơ oxit; Điphotphopenta oxit… Dạng 2. Viết PTHH xảy ra dựa vào tính chất, điều chế oxit (dưới dạng giải thích hoặc sơ đồ)… * Cách làm: HS hiểu và vận dụng được tính chất hóa học, điều chế của oxit. Bài 1: Cho các oxit sau: N2O 5, SO3, BaO, Fe2O3, K 2O. Oxit nào tác dụng được với: a. Nước? b. dung dịch H2SO 4 loãng? c. dung dịch NaOH? Viết các PTHH. Hướng dẫn: Oxit tác dụng được với: 4
  5. a. nước gồm: N2O5, SO 3, BaO, K2O N2O 5 + H2O   2HNO3 SO3 + H2O   H2SO 4 BaO + H2O   Ba(OH)2 K2O + H2O   2KOH b. dung dịch H2SO 4 loãng gồm: BaO, Fe2O3, K 2O BaO + H2SO 4   BaSO4 + H2O Fe2O 3 + 3H 2SO4   Fe2(SO4)3 + 3H 2O K2O + H2SO 4   K 2SO4 + H 2O c. dung dịch NaOH gồm: N2O5, SO 3 N2O 5 + 2NaOH   2NaNO 3 + H2O SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O Bài 2: Giải thích hiện tượng tại sao khi dẫn CO2 từ từ vào nước vôi trong đến dư mới đầu xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan dần và dung dịch lại trở nên trong suốt Hướng dẫn: Do ban đầu tạo ra muối CaCO3 không tan trong nước, sau đó CaCO3 lại tan trong CO2 dư theo phương trình: CO 2 + Ca(OH)2   CaCO 3 + H2O CaCO3 + CO 2 + H2O   Ca(HCO 3)2 Bài 3: Viết PTHH xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho CaO, Na2O, BaO, CO 2, SO3, P2O5 hoà tan trong nước b) Cho FeO, Fe2O3, MgO, CuO lần lượt tác dụng với dung dịch H 2SO 4 c) Cho CO2, SO3 tác dụng với dụng dịch Ca(OH)2 dư; P2O5, SO 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư. Bài 4. Viết phương trình hóa học cho biến đổi sau: Ca(OH)2 (2) (1) (3) a. CaCO 3 CaO CaCl2 (4) CaCO 3 b. CO2  CaCO3  CaO  Ca(OH)2  CaCO3 5
  6. Dạng 3. Nhận biết, tách chất * Cách làm: Hướng dẫn HS dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của từng oxit hoặc từng loại oxit Bài tập 1. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các PTHH Hướng dẫn: Do CO là oxit trung tính, CO2 và SO2 là oxit axit nên dựa vào TCHH khác nhau đặc trưng để tách chất bằng phương pháp loại bỏ. Bài giải. Cho hỗn hợp khí CO, CO2, SO2 lội chậm qua dung dịch Ca(OH)2. CO 2 và SO2 bị giữ lại trong dung dịch vì có phản ứng và tạo chất không tan là CaSO3 và CaCO3. Khí CO không phản ứng với Ca(OH)2. Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2   CaCO 3 + H2O. SO2 + Ca(OH)2   CaSO 3 + H2O. Bài 2. Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm sau bằng phương pháp hóa học a. CaO, CaCO3. b. CaO, MgO. Hướng dẫn: Dựa vào tính tan trong nước của các chất trong từng nhóm để nhận biết. Bài giải - Đánh dấu và chia mẫu thử - Cho 2 mẫu thử vào nước, nếu: + Mẫu nào tan trong nước, tạo dung dịch đục và có tỏa nhiệt là CaO, do có phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2 + Mẫu nào không tan trong nước là CaCO 3 - Đánh dấu và chia mẫu thử - Cho 2 mẫu thử vào nước, nếu: + Mẫu nào tan trong nước, tạo dung dịch đục và có tỏa nhiệt là CaO, do có phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2 + Mẫu nào không tan trong nước là MgO 3.3. Luyện tập một số dạng bài tập tính theo PTHH liên quan đến oxit thường gặp và cách giải. Dạng 4 - Bài tập tính theo PTHH thông thường Bài 1. Hấp thụ 1,68 lít SO2 (đktc) vào dd Ca(OH)2 dư thu được muối kết tủa. a. Viết phương trình hoá học b. Tính khối lượng kết tủa thu được. Hướng dẫn: Số mol SO2 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol) PTHH: SO2 + Ca(OH)2   CaSO3 + H 2O Theo PTHH và bài, ta có: nCaSO3 = nSO2 = nCa(OH)2pu = 0,075 (mol) Vậy khối lượng CaSO3 thu được = 0,075.120 = 9 (g) 6
  7. Bài 2. Cho CO2 dư hấp thụ vào 200 ml dd NaOH 1M thu được muối natri hidro cacbonat. Tính khối lượng muối thu được. Hướng dẫn: Số mol NaOH = 0,2.1 = 0,2 (mol) PTHH: CO2 + NaOH   NaHCO 3 Theo PTHH và bài, ta có: nNaHCO3 = nNaOH = 0,2 (mol) Vậy khối lượng muối NaHCO 3 = 0,2.84 = 16,8 (g) Bài tập 4. (SGK/9) Tóm tắt Biết: + VCO  2, 24 (lít) 2 + VddBa ( OH )  200ml  0, 2 (lít) 2 Tính: + CMddBa ( OH )  ? 2 + mBaCO  ? 3 Giải: a.CO2 + Ba(OH)2   BaCO3 + H 2O 2, 24 b. + nCO   0,1 (mol) 2 22, 4 + Theo phương trình phản ứng ta có: nBa (OH )  nCO  0,1 (mol) 2 2 0,1 Vậy: CMddBa ( OH )   0,5M 2 0, 2 c. + Theo phương trình phản ứng ta có: nBaCO  nCO  0,1 (mol) 3 2 Vậy: mBaCO  0,1197  19, 7 (gam). 3 Dạng 5 - Bài toán hỗn hợp * Thường được giải theo các bước sau Bước 1: Đặt x, y, z… là số mol các chất trong hỗn hợp. Bước 2: Dựa vào đề bài, lập hệ phương trình để tìm các ẩn số. Bước 3: Tính toán theo đề bài. Tuy nhiên, cũng có một số bài toán hỗn hợp đơn giản không cần đặt ẩn số ta cũng tính được số mol các chất trong hỗn hợp. Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp gồm các chất A, B, C: %mA = %mB = %mC = 100% - %mA - %mB Nếu A, B, C là chất khí, thì: %VA = %nA = = Bài 1: Một hỗn hợp gồm CaO và BaO có khối lượng 20,9 g tác dụng hết với CO 2 tạo 29,7 g hỗn hợp hai muối CaCO3, BaCO3 và nước. Tính thể tích CO2 đã tham gia phản ứng ở đktc và khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 7
  8. Bài 2: a) Sục 4,48 lit hỗn hợp CO2, O2 (đktc) vào dung dịch nước vôi dư thu được 5g kết tủa. tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. b) Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lit (đktc) hỗn hợp H2 và CH4, cho toàn bộ sản phẩm thu được sục qua dung dịch nước vôi dư thu được 2g kết tủa. Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Bài 3: A là oxit của một kim loại R hoá trị II. Hoà tan 5,6 g A trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch có chứa 11,1 g muối B. Xác định công thức của A và tính C% muối B trong dung dịch thu được. Dạng 6 – Bài toán có liên quan đến hiệu suất phản ứng * Phương pháp giải: Xét phản ứng: Nguyên liệu A  sản phẩm B - Hiệu suất phản ứng tính theo sản phẩm: H= x 100% - Hiệu suất phản ứng tính theo nguyên liệu: H= x 100% - Hiệu suất cả quá trình: H 1 = a% H2 = b% H 3 = c% H 4 = d% A B C D E H = H1 x H2 x H3 x H4 = a% x b% x c% x d% Ví dụ: a) Nhiệt phân 1 tấn CaCO3. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất của quá trình nung là 95%. b) Nhiệt phân 300 kg CaCO3 một thời gian thấy còn lại 212 kg chất rắn. Tính hiệu suất quá trình nung vôi. 3.4. Luyện đề Đề 1 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. CO 2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5. Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO. Câu 3: Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO. Câu 4: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric H2SO4 là A. CO 2 . B. SO3. C. SO2. D. K2O. Câu 5: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước. C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. Câu 6: Dãy oxit tác dụng được với dung dịch axit clohiđric (HCl) là A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO. B. Fe2O 3, CuO, MgO, Al2O3. C. CaO, CO, N2O 5, ZnO. D. SO2, MgO, CO2, Ag2O. 8
  9. Câu 7: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với A. 0,02mol HCl. B. 0,1mol HCl. C. 0,05mol HCl. D. 0,01mol HCl. Câu 8: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của X là A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1M. D. 2M. Đề 2 Câu 1: Chất khí nào sau đây gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO 2. B. O2. C. N2. D. H2. Câu 2: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là A. Fe2O3. B. Fe3O 4. C. FeO. D. Fe3O2. Câu 3:Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là A. CO 2 và CaO. B. K2O và NO. C. Fe2O3 và SO 3. D. MgO và CO. Câu 4: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxi cacbonat CaCO3 bởi nhiệt là A. CaO và CO. B. CaO và CO2. C. CaO và SO2 . D. CaO. và P2O 5. Câu 5: Dãy chất gồm các oxit axit là A. CO 2, SO2, NO, P2O5. B. CO 2, SO3, Na2O, NO 2. C. SO2, P2O 5, CO2, SO 3. D. H 2O, CO, NO, Al2O 3. Câu 6: Dãy chất gồm các oxit bazơ là A.CuO, NO, MgO, CaO. B. CuO, CaO, MgO, Na2O. C. CaO, CO 2, K2O, Na2O. D. K2O, CO, P2O5, FeO. Câu 7. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A . CO 2. B. SO2. C. N2. D. O3. Câu 8: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là A.CuO, Fe2O 3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C.SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO 2, SO2, P2O 5, SO3. Câu9: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là A. CuO, Fe2O3, SO 2, CO 2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. CaO, Na2O, K2O, BaO. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O. Câu 10: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là A. CO 2. B. P2O5 . C. CaO. D. MgO. Câu 11: Oxit được dùng để khử chua đất trồng trọt là A. CO 2. B. SO3 . C. SO2 . D. CaO. Câu 12: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là A. N2O. B. SO2 . C. SO3 . D. CO2. Câu 13: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 14: Công thức hoá học của oxit có thành phần % về khối lượng của S là 50%. Oxit đó là A. SO2. B. SO3. C. SO. D. S2O 4. 9
  10. Câu 15: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O 3. C. Fe3O 4. D. FeO2. Câu 16: Khử 16 gam Fe2O 3 bằng CO dư , khí thu được cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 10. B. 20. C. 30. D. 40. Câu 17: Hòa tan hết 11,7g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào lượng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là A. 16,65 g. B. 15,56 g. C. 166,5 g. D. 155,6 g. Câu 18: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là A. 9,5 tấn. B. 10,5 tấn. C. 10 tấn. D. 9,0 tấn. Đề 3 Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. CO 2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5. Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO. Câu 3: Chất khí nào sau đây gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2. B. O2. C. N2. D. H2. Câu 4: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là A. Fe2O3. B. Fe3O 4. C. FeO. D. Fe3O2. Câu 5: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với nước, thu được sản phẩm là A. dung dịch bazơ. B. bazơ. C. dung dịch axit. D. dung dịch muối axit. Câu 6: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là: A. CO2 và CaO. B. K2O và NO. C. Fe2O 3 và SO3. D. MgO và CO. Câu 7: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxi cacbonat bởi nhiệt là : A. CaO và CO. B. CaO và CO2. C. CaO và SO2 . D. CaO và P2O 5. Câu 8: Dãy chất gồm các oxit axit là: A. CO 2, SO2, NO, P2O5. B. CO 2, SO3, Na2O, NO2. C. SO2, P2O5, CO2, SO3. D. H2O, CO, NO, Al2O3. Câu 9: Dãy chất gồm các oxit bazơ: A.CuO, NO, MgO, CaO. B. CuO, CaO, MgO, Na2O. C. CaO, CO 2, K2O, Na2O. D. K2O, CO, P2O5, FeO. Câu 10. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A . CO 2. B. SO2. C. N2. D. O3. Câu 11:Oxit được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm là A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO. Câu 12: Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là A. CO 2 . B. SO3. C. SO2. D. K2O. Câu 13: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước. 10
  11. C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. Câu 14: Dãy oxit tác dụng được với dung dịch axit clohiđric (HCl) là: A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO. B. Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3. C. CaO, CO, N2O 5, ZnO. D. SO2, MgO, CO2, Ag2O. Câu 15: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là: A.CuO, Fe2O 3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C.SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO 2, P 2O5, SO3. Câu16: Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là: A. CuO, Fe2O3, SO 2, CO 2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. CaO, Na2O, K2O, BaO. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O. Câu 17: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là B. CO 2. B. P2O5 . C. CaO. D. MgO. Câu 18: Oxit được dùng để khử chua đất trồng trọt là B. CO 2. B. SO3 . C. SO2 . D. CaO. Câu 19: Oxit của một nguyên tố hóa trị (II) chứa 28,57% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là B. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu. Câu 20: Công thức hoá học của oxit có thành phần % về khối lượng của S là 50%. Oxit đó là B. SO2. B. SO3. C. SO. D. S2O 4. Câu 21: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là B. N2O. B. SO2 . C. SO 3 . D. CO2. Câu 22: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với: A. 0,02mol HCl. B. 0,1mol HCl. C. 0,05mol HCl. D. 0,01mol HCl. Câu 23: Hoà tan 23,5 g kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của X là B. 0,25M. B. 0,5M. C. 1M. D. 2M. Câu 24: Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2. Câu 25 : Nếu hàm lượng của sắt là 70% thì đó là chất nào trong số các chất sau? A. Fe2O3 . B. FeO. C. Fe3O4 . D. FeS. Câu 26: Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước (dư), thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của X là A. 4%. B. 6%. C. 4,5%. D. 10%. Câu 27. Hòa tan hết 12,4 gam Natri oxit vào nước, thu được 500ml dung dịch X. Nồng độ mol của X là A. 0,2M. B. 0,6M. C. 0,4M. D. 0,8M. Câu 28: Khử 16 gam Fe2O 3 bằng CO dư , khí thu được cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là B. 10. B. 20. C. 30. D. 40. 11
  12. Câu 29: Hòa tan hết 11,7g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào lượng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là B. 16,65 g. B. 15,56 g. C. 166,5 g. D. 155,6g. Câu 30: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là B. 9,5 tấn. B. 10,5 tấn. C. 10 tấn. D. 9,0 tấn. * Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác 1. Cho các oxit : Fe2O3 ; Al2O 3 ; CO2 ; N 2O5 ; CO ; BaO ; SiO2 các oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Fe2O3 ; CO2 ; N2O5 B. Al2O 3 ; BaO ; SiO2 C. CO2 ; N2O 5 ; BaO D. CO2 ; CO ; BaO 2. Oxit axit là A. CO2, P2O5, CO, SiO 2, SO 2, SO3 B. CO, CO2, P2O5, SO2, SO 3 C. CO 2, SiO2, P2O 5, SO2, SO3 D. CO2, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3 3. Khử 9,72 gam oxit của một kim loại hoá trị II bằng khí hidro thu được 7,8 gam kim loại. Công thức của oxit kim loại là A. FeO B. ZnO C. CuO D. NiO 4. Khí X có đặc điểm : Là một oxit axit, nặng hơn khí NO2 . Khí X là A. CO2 B. Cl2 C. HCl D. SO2 5. Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được các oxit A. MgO; Na2O; K2O B. P2O 5; MgO; K2O C. Al2O3; ZnO; Na2O D. SiO2; MgO; FeO. 6. 3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch là A. 0,05 M B. 0,5 M C. 0,10 M D. 1,0 M 7. Chất có thể tác dụng với nước cho một dung dịch làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng là A. CO2 B. K2O C. P2O5 D. SO2 8. Cho 2,016 g kim loại M tác dụng vừa hết với oxi trong không khí, thu được 2,52 g oxit của nó. Oxit của kim loại M là A. MgO B. Fe2O 3 C. Fe3O4 D. CuO 9. Để hoà tan hết 4 g oxit kim loại có hoá trị không đổi cần dùng vừa đủ 25 g dung dịch HCl 29,2%. Xác định oxit của kim loại đã làm thí nghiệm. A. Al2O3 B. MgO C. ZnO D. CuO 12
  13. 4. Thành công – Hạn chế của chuyên đề: - Thành công: Khi áp dụng chuyên đề này phần lớn học sinh hiếu bài hơn, vận dụng được kiến thức vào làm bài tập, có hứng thú với môn học. - Hạn chế: Không có thời gian để triển khai chuyên đề một cách đại trà và bài bản vì môn hóa học không thuộc môn học được dạy chuyên đề. Nhiều năm nay bộ môn không phải môn thi vào THPT nên phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của HS và phụ huynh coi môn hóa là môn học phụ, không cần học. V. KẾT LUẬN: Chuyên đề được viết có tính chủ quan cá nhân và trong thời gian ngắn nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Song với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy chủ đề oxit của hóa học 9, chuẩn bị cho học sinh cuối cấp có thể ôn thi vào THPT nên tôi mạnh dạn viết chuyên đề này. Quá trình viết báo cáo còn nhiều hạn chế về diễn đạt cũng như chia nhỏ các dạng toán. Rất mong sự đóng góp chân thành, nhiệt tình từ phía đồng nghiệp, nhà trường, các cơ quan giáo dục để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thiện Kế, ngày 16 tháng 11 năm 2021 Người viết Trần Thị Việt Hường 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2