Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP VIÊM PHỔI HẬU PHẪU THUẬT TIM<br />
HỞ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1. TP.HCM TỪ 06-2008 ĐẾN 06-2010.<br />
Bùi Li Mông*, Vũ Minh Phúc**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân gây bệnh, điều trị của biến<br />
chứng viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở (VPHPTTH), và những yếu tố liên quan tới nó.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích được thực hiện trên 207 bệnh nhi nhập<br />
vào bệnh viện Nhi đồng 1 để phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh (TBS), từ tháng 06-2008 đến 06-2010. Các dữ<br />
liệu được thu thập trong giai đoạn tiền – hậu phẫu và 1 tháng sau phẫu thuật để tính tỉ lệ VPHPTTH, mô tả đặc<br />
điểm các trường hợp VP, và so sánh với nhóm không VP để tìm yếu tố liên quan. Sử dụng các phép kiểm Chi<br />
bình phương, Student và Fisher để tìm yếu tố liên quan.<br />
Kết quả: Có 60 ca (28,99%) VPHPTTH trên tổng số 207 bệnh nhi TBS được phẫu thuật tim hở. Tuổi<br />
trung bình 11,9 ± 9,5 tháng, chủ yếu là trẻ nhỏ < 12 tháng (63,3%). Nữ:nam = 1,3:1. Tỉ lệ VP ở TBS phức tạp<br />
(53,3%) nhiều hơn TBS đơn giản (p=0,003). 3,3% có dị tật ngoài tim (ở miệng và hội chứng Di-George). 48,3%<br />
có tiền căn VP trước phẫu thuật. 28,3% bị VP phải nằm viện điều trị ngay trước phẫu thuật, thời gian điều trị là<br />
11 ± 16,2 ngày. 75% bị suy dinh dưỡng, 26,6% bị suy tim độ II, III theo phân loại của Ross, 71,6% có tăng áp<br />
động mạch phổi trong đó 60% là ở mức độ nặng. Hầu hết đang sử dụng thuốc điều trị suy tim trước phẫu thuật.<br />
Thời điểm chẩn đoán xác định VPHPTTH là 3,1 ± 2,9 ngày sau phẫu thuật. 55% các trường hợp VP xuất hiện<br />
lúc còn đang thở máy. 90% được chẩn đoán xác định VP khi ở khoa Hồi sức ngoại. 46,7% có sốt, xuất hiện sau<br />
phẫu thuật 26,3 ± 27,9 giờ. Đàm mủ đặc trong nội khí quản là 40%, ho 18,3%, thở nhanh 70,4% và thở co lõm<br />
100% (trên 27 bệnh nhân đã rút nội khí quản), rale ở phổi là 91,7%. CRP trung bình 42,7 ± 36,7 mg/L, bạch cầu<br />
máu 16 .000±2.600/mm3. 78,3% có bạch cầu máu > 12.000/mm3, 28,3% thiếu máu, 10% có tiểu cầu máu <<br />
100.000/mm3, 61,7% có toan máu trong đó toan chuyển hóa 43,3%. Tỉ lệ dương tính của cấy máu là 9,1%; của<br />
dịch nội khí quản là 28,6%, của dịch NTA là 14,3%. 14 trong 17 mẫu cấy dương tính là vi khuẩn gram âm<br />
(Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter, Escherichia coli) nhạy với Ceftazidim, Quinolone, Imipenem,<br />
Ticarcillin và Polymycin B; 2 trường hợp nhiễm khuẩn gram dương Staphylococcus coagulase negative nhạy<br />
với Vancomycin và Rifampicin, 1 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans. 70% viêm phổi lan tỏa trên XQ<br />
ngực. Kháng sinh ban đầu cho theo kinh nghiệm là Ceftriaxon 43,3%, Vancomycin 28,3%. Chỉ 29,4% trường<br />
hợp được cho kháng sinh ban đầu phù hợp với kháng sinh đồ. Thời gian cắt sốt sau điều trị kháng sinh là 22 ±<br />
46,1 giờ, thời gian điều trị kháng sinh là 22,45 ± 30,25 ngày. Tử vong do VPHPTTH là 1,67%. Các yếu tố có<br />
liên quan tới VPHPTTH là: tuổi nhỏ < 12 tháng, giới nữ, có tật tim bẩm sinh phức tạp, có tiền căn viêm phổi<br />
trước phẫu thuật, bị viêm phổi ngay trước phẫu thuật, tăng áp động mạch phổi nặng, thời gian chạy tuần hoàn<br />
ngoài cơ thể lâu, thở máy kéo dài, lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch, ống dẫn lưu màng<br />
phổi, ống thông tiểu dài ngày, nằm viện dài ngày, phải đặt lại nội khí quản, để hở xương ức sau phẫu thuật, có<br />
thêm biến chứng hậu phẫu khác ngoài viêm phổi.<br />
Kết luận: Cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Những cơ địa có nguy cơ như trẻ nhỏ < 12<br />
tháng, mắc tật tim bẩm sinh phức tạp, tăng áp động mạch phổi nặng, viêm phổi ngay trước phẫu thuật nên được<br />
cho kháng sinh dự phòng cao hơn một bậc, thay vì sử dụng Cefazolin. Nên phối hợp một kháng sinh diệt khuẩn<br />
gram dương với một kháng sinh diệt khuẩn gram âm (quinolone, ceftazidim, imipenem) trong điều trị<br />
* BVĐK Đồng Tháp, ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM, khoa Tim mạch BV. Nhi đồng 1 TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS Vũ Minh Phúc<br />
ĐT: 0917295508<br />
Email: phuc.vu@ump.edu.vn<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
247<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
VPHPTTH.<br />
Từ khóa: bệnh tim bẩm sinh, bạch cầu, hút mũi khí quản.<br />
<br />
ABSTRACTS<br />
CHARACTERISTICS OF PNEUMONIA AFTER OPEN HEART SURGERY AT NHI DONG 1<br />
HOSPITAL FROM 06-2008 TO 06-2010<br />
Bui Li Mong, Vu Minh Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 247 - 254<br />
Objective: To determine epidemiological, clinical, paraclinical characteristics, pathogens, and treatment of<br />
pneumonia after open heart surgery in Nhi dong 1 hospital, and the factors related to pneumonia.<br />
Method: A cross-sectional study was performed on 207 patients operated in Nhi dong 1 Hospital from 062008 to 06-2010 for repair congenital heart diseases (CHD). Pneumonia cases were collected and decribed.<br />
Comparision between pneumonia patients and the others was done to find the factors related to pneumonia. Chi<br />
square, Student and Fisher tests were used to determine these factors.<br />
Results: 60 cases (28.99%) had post-operative pneumonia. Average age was 11.9 ± 9.5 months; almost<br />
patients was under 12 months old (63.3%). Female: male ratio was 1.3:1. Pneumonia occurred more commonly<br />
in patients with complex CHD than in patients with simple CHD (p = 0.003). 3.3% had non-cardiac<br />
malformations. 48.3% of cases had the past history of pneumonia. 28.3% of cases had to be hospitalized because of<br />
pneumonia just before surgery and the average duration of treatment was 11 ± 16.2 days. 75% of cases had<br />
malnutrition. 26% had heart failure classified Ross II and III. 71.6% had pulmonary hypertension in which 60%<br />
were severe. Almost had to use drugs for treatment of heart failure before surgery (furosemide 61.7%, captopril<br />
50%, digoxin 25%, spironolactone 5 %). Diagnosis of pneumonia was done 3.1 ± 2.9 days after surgery. 55% of<br />
patients acquired pneumonia while they were being on ventilator. 90% patients acquired pneumonia in the<br />
Intensive care unit. 46.7% had fever which appeared after surgery 26.3 ± 27.9 hours. Dense pus in the intubation<br />
tube was present in 40% of cases; 18.3% had cough; 70% had tachypnea and 100% had chest retraction (on 27<br />
extubated patients); 91.7% had rales on lung field. Average value of CRP was 42.7 ± 36.7 mg/L. Hematogram<br />
demonstrated increasing of white blood cell (WBC) (16,011 ± 2.622/mm3, 78.3% had WBC > 12.000/mm3),<br />
anemia 28.3%, blood platelets < 100.000/mm3 in 10% of cases. 61.7% had acidosis (metabolic acidosis 43.3%).<br />
The rate of positive blood culture was 9.1%, of positive sputum culture in intubation tube and in NTA were<br />
28.6% and 14.3%. 14 of 17 positive-culture cases showed infection of Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter,<br />
Escherichia coli which were sensitive to Ceftazidim, quinolones, Imipenem, Ticarcillin and Polymycin B; 2 cases<br />
infected Staphylococcus coagulase negative which were sensitive to Vancomycin and Rifampicin; 1 case infected<br />
Candida albicans infections. 70% had diffuse leision on chest X ray. First antibiotics empirically given were<br />
Ceftriaxon 43.3% and Vancomycin 28.3%. Only 29.4% of cases were given first antibiotics appropriated with<br />
antibiogram. Fever disappeared 22 ± 46.1 hours after using antibiotics; the duration of antibiotic treatment was<br />
22.45 ± 30.25 days. The mortality of pneumonia was 1.67%. Factors related to pneumonia after open heart<br />
surgery were chilren under 12 months old, girl, complex congenital heart disease, history of pneumonia before<br />
surgery, severe pulmonary hypertension, open chest, other complications beside pneumonia, time of<br />
cardiopulmonary bypass, ventilaton, central catheter, chest tube, urine tube and hospitalization.<br />
Conclusion: Activities of control nosocomical infection is very important to decrease the rate of postoperative pneumonia. The high risk patients (children < 12 months old, complex congenital heart disease, severe<br />
pulmonary hypertension, pneumonia just before surgery) should be given a different prophylactic antibiotic<br />
instead of cefazolin. Combination of antibiotics should be considered to cover both positive and negative-gram<br />
bacteria in treatment of pneumonia after open heart surgery.<br />
<br />
248<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: congenital heart disease (CHD), white blood cell (WBC), naso-tracheal aspiration (NTA).<br />
đoán cần được lưu ý ở nhóm có nguy cơ cao và<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
điều trị kháng sinh sẽ dựa vào kinh nghiệm,<br />
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng<br />
bệnh cảnh lâm sàng, kết quả cấy định lượng và<br />
tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn xảy<br />
kháng sinh đồ. Trên thế giới có nhiều nghiên<br />
ra trong thời kỳ bào thai(4). Điều trị nội khoa<br />
cứu viêm phổi sau phẫu thuật tim ở trẻ em.<br />
bệnh tim bẩm sinh chỉ giải quyết tạm thời các<br />
Nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ<br />
biến chứng. Các phương pháp mổ tim kín, mổ<br />
về biến chứng này, còn thiếu nhiều thông tin về<br />
tim hở, thông tim can thiệp sẽ giúp điều trị triệt<br />
dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,<br />
để bệnh tim bẩm sinh, nâng cao chất lượng cuộc<br />
tính kháng thuốc của vi khuẩn, sự đáp ứng điều<br />
sống và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ bệnh tim bẩm<br />
trị và quan trọng hơn hết là tìm xem trẻ nào sẽ<br />
sinh. Tại Việt Nam, Viện Tim TP.HCM là nơi<br />
có nguy cơ viêm phổi sau phẫu thuật để từ đó<br />
đầu tiên phẫu thuật tim. Hiện đã có thêm nhiều<br />
phòng ngừa.<br />
bệnh viện khác phẫu thuật tim được như: Bệnh<br />
Mục tiêu<br />
viện Nhi đồng I, Nhi đồng II TP.HCM, ... góp<br />
Xác định tỉ lệ viêm phổi sau phẫu thuật tim<br />
phần cứu sống và đưa rất nhiều bệnh nhân bệnh<br />
tại BV. Nhi đồng 1.<br />
tim bẩm sinh trở về cuộc sống bình thường.<br />
Trong thời kỳ hậu phẫu của phẫu thuật tim có<br />
Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận<br />
thể xảy ra một số biến chứng trong đó có nhiễm<br />
lâm sàng, tác nhân gây bệnh và điều trị của viêm<br />
trùng phổi. Theo một nghiên cứu gần đây nhất<br />
phổi sau phẫu thuật tim.<br />
của Tăng Hùng Sang tại BV. Nhi đồng 1<br />
Xác định các yếu tố liên quan tới viêm phổi<br />
TP.HCM, tỉ lệ viêm phổi sau phẫu thuật thông<br />
sau phẫu thuật tim.<br />
liên thất 18%(7), các BV khác ở Việt nam có phẫu<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
thuật tim chưa có số liệu thống kê cụ thể, trong<br />
khi theo nghiên cứu của Suruchi Hasija ở Ấn Độ<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
viêm phổi bệnh viện sau phẫu thuật tim trẻ em<br />
Cắt ngang mô tả có phân tích.<br />
là một nhiễm trùng bệnh viện đứng hàng thứ<br />
Cỡ mẫu<br />
hai (17%) sau nhiễm trùng huyết (19%)(3). Theo<br />
Với mục tiêu xác định tỉ lệ, chọn P= 0,215 là<br />
nghiên cứu về dịch tễ học viêm phổi bệnh viện ở<br />
tỉ lệ VPHPTTH của LinhhuaTan(7).<br />
trẻ nhỏ sau phẫu thuật tim trên 311 trẻ của tác<br />
giả Linhua Tan là 21,5% ở Trung Quốc(Error! Reference<br />
source not found.). Đây là một vấn đề đáng quan tâm,<br />
vì nó gây ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật,<br />
kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém tiền bạc và<br />
công sức.<br />
Sự khác biệt trong hậu phẫu thuật tim ở trẻ<br />
em và người lớn là tuổi của bệnh nhân và bệnh<br />
nền. Trẻ em thường không có những bệnh mãn<br />
tính đi kèm, nên sau phẫu thuật nếu thành công,<br />
trẻ gần như sống bình thường. Do đó việc hạn<br />
chế tối đa những biến chứng hậu phẫu là vô<br />
cùng quan trọng. Viêm phổi sau phẫu thuật là<br />
một biến chứng có thể phòng tránh được, trong<br />
khi nếu nó xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kết quả<br />
phẫu thuật, thậm chí có thể gây tử vong. Chẩn<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
n1 =<br />
<br />
z12−α / 2 × P(1 − P) 1,96 2.0,215.0,785<br />
=<br />
= 199,5<br />
d2<br />
0,057 2<br />
<br />
Với mục tiêu xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận<br />
lâm sàng, tác nhân gây bệnh và điều trị của viêm phổi<br />
sau phẫu thuật tim, chọn P2= 0,891 là tỉ lệ nhiễm<br />
khuẩn gram âm trong VPHPTT hở của Bongo(1).<br />
<br />
n2 =<br />
<br />
z12−α / 2 × P(1 − P) 1,96 2.0,891.0,109<br />
=<br />
= 37,31<br />
d2<br />
0,12<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại bệnh viện<br />
Nhi đồng 1 trong thời gian từ 01-06- 2008 đến<br />
30-06-2010. Phẫu thuật tim hở lần thứ 1. Những<br />
bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi phải thoả<br />
<br />
249<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
điều kiện X quang ngực ở thời điểm từ sau khi<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng<br />
<br />
rời phòng mổ đến trước ngày xuất viện có hình<br />
<br />
Đặc điểm giai đoạn tiền phẫu<br />
<br />
ảnh viêm phổi, kèm theo ≥ 1 triệu chứng sau: sốt<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố các tật TBS của 60 trường hợp<br />
VPHPTTH<br />
<br />
(> 38,5ºC); bạch cầu máu tăng > 12.000/mm3; có<br />
đàm mủ đặc trong nội khí quản (nếu còn thở<br />
máy) hoặc thở nhanh, rút lõm ngực (nếu đã<br />
được rút nội khí quản).<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Những bệnh nhân mà hồ sơ bệnh án không<br />
thu thập đủ các biến số trong nghiên cứu.<br />
<br />
- Thông liên thất +<br />
thông liên nhĩ + còn<br />
ống động mạch<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Nhập liệu: Epidata 3.1.Xử lý, phân tích số<br />
liệu: phần mềm Stata 10. Biến định tính: tính tỉ lệ<br />
phần trăm. Biến định lượng: tính trung bình và<br />
độ lệch chuẩn. Tìm yếu tố liên quan dùng phép<br />
kiểm: χ2, Fisher, Student. Khoảng tin cậy 95%. P<<br />
0,05 có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
01<br />
<br />
TBS phức tạp : 32 ca<br />
(53,3%)<br />
- Tứ chứng Fallot<br />
15<br />
13<br />
- Bất thường hồi lưu<br />
tĩnh mạch phổi hoàn<br />
toàn<br />
01<br />
- Bất thường hồi lưu<br />
tĩnh mạch phổi bán<br />
phần<br />
- Tim 3 buồng nhĩ<br />
01<br />
<br />
- Thông liên nhĩ + hẹp<br />
van ĐMP<br />
- Hoán vị đại động<br />
mạch + thông liên thất<br />
<br />
01<br />
01<br />
<br />
Tật ngoài tim: 2 ca (3,3%) trong đó 1 ca dị tật<br />
miệng, 1 ca mắc hội chứng Di-George.<br />
Bảng 2: Các đặc điểm trong giai đoạn tiền phẫu của<br />
60 trường hợp VPHPTTH<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
• Tỉ lệ viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở<br />
Trong thời gian từ tháng 06-2008 đến tháng<br />
06-2010 tại khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng<br />
1 có 207 trẻ được phẫu thuật tim hở, trong đó có<br />
113 nam và 94 nữ. Tuổi trung bình của nhóm<br />
nghiên cứu là 26,2 ± 32,5 tháng (nhỏ nhất là 1<br />
tháng, lớn nhất là 193 tháng). Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, có tổng cộng 60 trẻ VPHPTTH<br />
chiếm 28,99% cao hơn tỉ lệ này trong nghiên cứu<br />
của Linhhua Tan là 21,5%(8).<br />
<br />
Đặc điểm 60 trường hợp viêm phổi sau<br />
phẫu thuật tim hở<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Tuổi: trung bình: 11,9 ± 9,5 tháng<br />
< 6 tháng: 17 ca (28,3%), 6-12 tháng: 21 ca<br />
(35%), 12 tháng – 5 tuổi: 22 ca<br />
(36,7%).<br />
Giới tính: Nữ: 34 ca (56,7%),Nam: 26 ca<br />
(43,3%). Nữ : nam = 1,3:1.<br />
Địa chỉ: TP. HCM: 13 ca (21,7%), tỉnh: 47 ca<br />
(78,3%).<br />
<br />
250<br />
<br />
TBS đơn giản : 28 ca<br />
(46,7%)<br />
- Thông liên thất<br />
18<br />
05<br />
- Thông liên thất +<br />
thông liên nhĩ và hoặc<br />
tồn tại lỗ bầu dục<br />
- Thông liên thất + còn 04<br />
ống động mạch<br />
<br />
Các đặc điểm<br />
* Tiền căn mắc các bệnh khác<br />
Viêm phổi<br />
Số lần viêm phổi trung bình<br />
Nhiễm trùng huyết<br />
Trào ngược dạ dày thực quản<br />
Suy tuyến cận giáp<br />
Theo dõi lao phổi<br />
* Viêm phổi phải nằm điều trị ngay<br />
trước phẫu thuật<br />
Thời gian nằm điều trị viêm phổi<br />
ngay trước phẫu thuật<br />
<br />
Kết quả<br />
35 ca<br />
58,3%<br />
29 ca<br />
48,3%<br />
0,7±1,12 (1-7lần)<br />
lần<br />
02 ca<br />
3,3%<br />
02 ca<br />
3,3%<br />
01 ca<br />
1,7%<br />
01 ca<br />
1,7%<br />
17 ca<br />
28,3%<br />
<br />
11 ± 16,2<br />
ngày<br />
* Suy dinh dưỡng<br />
45 ca<br />
nhẹ<br />
17 ca<br />
trung bình<br />
18 ca<br />
nặng<br />
10 ca<br />
* Suy tim<br />
16 ca<br />
Độ II (Ross)<br />
10 ca<br />
Độ III (Ross)<br />
06 ca<br />
* Tăng áp động mạch phổi<br />
43 ca<br />
nhẹ<br />
02 ca<br />
trung bình<br />
05 ca<br />
nặng<br />
36 ca<br />
* Thuốc đang điều trị trước phẫu thuật<br />
Digoxin<br />
15 ca<br />
Furosemide<br />
37 ca<br />
<br />
(1-96<br />
ngày)<br />
75%<br />
28,3%<br />
30%<br />
16,7%<br />
26,6%<br />
16,6%<br />
10%<br />
71,6%<br />
3,3%<br />
8,3%<br />
60%<br />
25%<br />
61,7%<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Các đặc điểm<br />
Spironolactone<br />
Captopril<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Kết quả<br />
03 ca<br />
05%<br />
30 ca<br />
50%<br />
16 ca<br />
26,7%<br />
<br />
Đặc điểm trong lúc phẫu thuật<br />
Bảng 3: Các đặc điểm trong lúc phẫu thuật của 60<br />
trường hợp VPHPTTH<br />
Các đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể 110,2 ± 29,1 phút<br />
Thời gian kẹp động mạch chủ<br />
<br />
57,1 ± 20,6 phút<br />
<br />
Thời gian gây mê<br />
Kháng sinh dự phòng Cefazoline<br />
<br />
315,7 ± 46,8 phút<br />
60 ca (100%)<br />
<br />
Tai biến trong khi phẫu thuật<br />
<br />
Không có trường<br />
hợp nào<br />
<br />
Đặc điểm hậu phẫu<br />
Bảng 4: Các đặc điểm về hồi sức hậu phẫu của 60<br />
trường hợp VPHPTTH<br />
Các đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Thời gian lưu nội khí quản – thở 161 ± 208 (1-999 giờ)<br />
máy<br />
giờ<br />
Thời gian lưu catheter tĩnh mạch 7,5 ± 6,21 (1-29 ngày)<br />
trung tâm<br />
ngày<br />
Thời gian lưu catheter động mạch 8,1 ± 6,8 (1-29 ngày)<br />
ngày<br />
Thời gian lưu ống dẫn lưu màng 6,2 ± 10,1 (1-76 ngày)<br />
phổi<br />
ngày<br />
(1-29 ngày)<br />
Thời gian lưu ống thông tiểu<br />
5,5 ± 5,5<br />
ngày<br />
Thời gian ở Hồi sức ngoại<br />
12,2 ± 13,2 (1-63 ngày)<br />
ngày<br />
Thời gian hậu phẫu ở khoa Tim<br />
mạch<br />
<br />
8,9 ± 6,2<br />
ngày<br />
<br />
(2-33 ngày)<br />
<br />
Tổng thời gian nằm viện<br />
<br />
21,1 ± 14,2 (7-79 ngày)<br />
ngày<br />
Phải đặt lại nội khí quản<br />
10 ca<br />
16,7%<br />
Để hở xương ức sau phẫu thuật<br />
06 ca<br />
10%<br />
Biến chứng hậu phẫu ngoài viêm phổi<br />
Rối loạn nhịp tim<br />
<br />
06 ca<br />
<br />
Nhịp nhanh trên thất<br />
<br />
04 ca<br />
<br />
10%<br />
<br />
Blốc nhĩ-thất độ III<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
Ngoại tâm thu nhĩ đa ổ<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
Tràn dịch dưỡng chấp<br />
<br />
02 ca<br />
<br />
3,3%<br />
<br />
Tràn khí màng phổi<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
1,7%<br />
<br />
Liệt cơ hoành<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
1,7%<br />
<br />
Hẹp phế quản gốc dođộng mạch<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
1,7%<br />
<br />
phổi lớn chèn<br />
Tắc ruột do dính<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
1,7%<br />
<br />
Nhiễm trùng huyết<br />
<br />
01 ca<br />
<br />
1,7%<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5: Các đặc điểm lâm sàng về viêm phổi của 60<br />
trường hợp VPHPTTH<br />
Các đặc điểm<br />
* Thời điểm chẩn đoán xác định<br />
VPHPTTH<br />
<br />
Kết quả<br />
3,1 ± 2,9 (1-16 ngày)<br />
ngày<br />
55%<br />
33 ca<br />
<br />
* Viêm phổi xuất hiện lúc còn<br />
đang thở máy<br />
* Nơi chẩn đoán xác định VPHPTTH<br />
Khoa Hồi sức ngoại<br />
54 ca<br />
90%<br />
Khoa Tim mạch<br />
06 ca<br />
10%<br />
Sốt<br />
28 ca<br />
46,7%<br />
Thời điểm sốt xuất hiện sau phẫu 26,3 ± 27,9 (2-96 giờ)<br />
thuật<br />
giờ<br />
Đàm mủ đặc trong nội khí quản<br />
Ho<br />
Thở nhanh (27 bệnh nhân đã rút<br />
nội khí quản)<br />
Thở co lõm (27 bệnh nhân đã rút<br />
nội khí quản)<br />
Rale ở phổi<br />
<br />
24 ca<br />
11 ca<br />
19 ca<br />
<br />
40%<br />
18,3%<br />
70,4%<br />
<br />
27 ca<br />
<br />
100%<br />
<br />
55 ca<br />
<br />
91,7%<br />
<br />
Bảng 6: Các đặc điểm cận lâm sàng về viêm phổi của<br />
60 trường hợp VPHPTTH<br />
Các đặc điểm<br />
Kết quả<br />
* Xét nghiệm huyết học – sinh hóa<br />
(1,6-168,1<br />
CRP trung bình<br />
42,7 ± 36,7<br />
mg/L)<br />
mg/L<br />
Số lượng bạch cầu trung<br />
bình<br />
<br />
16.011 ±<br />
2.622/mm3<br />
Bạch cầu máu > 12.000/mm3<br />
47 ca<br />
Thiếu máu<br />
17 ca<br />
Tiểu cầu máu <<br />
06 ca<br />
100.000/mm3<br />
Toan máu<br />
37 ca<br />
Toan chuyển hóa<br />
Toan hô hấp<br />
* Xét nghiệm vi sinh<br />
Có cấy máu<br />
Cấy máu dương tính<br />
Có cấy đầu catheter<br />
Cấy đầu catheter dương tính<br />
Có cấy dịch qua nội khí quản<br />
Cấy dịch nội khí quản dương<br />
tính<br />
Có cấy NTA<br />
Cấy NTA dương tính<br />
Có cấy nước tiểu<br />
Cấy nước tiểu dương tính<br />
* X quang ngực<br />
Viêm phổi thùy<br />
Viêm phổi lan tỏa<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
<br />
(12.30021.240/mm3)<br />
78,3%<br />
28,3%<br />
10%<br />
61,7%<br />
43,3%<br />
18,3%<br />
<br />
55 ca<br />
05 ca<br />
05 ca<br />
00 ca<br />
21 ca<br />
06 ca<br />
<br />
91,7%<br />
09,1%<br />
08,3%<br />
00%<br />
35%<br />
28,6%<br />
<br />
42 ca<br />
06 ca<br />
17 ca<br />
00 ca<br />
<br />
70%<br />
14,3%<br />
28,3%<br />
00%<br />
<br />
18 ca<br />
42 ca<br />
10 ca<br />
<br />
30%<br />
70%<br />
16,7%<br />
<br />
251<br />
<br />