Dân tộc Kinh
lượt xem 90
download
Dân tộc Kinh: Tên gọi khác:Việt Nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường Dân số: 65.000.000 người. Cư trú: Người Kinh cư trú trên khắp tỉnh thành trong cả nước, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dân tộc Kinh
- Copyright by: dance_12342000@yahoo.com Dân tộc học Dân tộc Kinh Tên gọi khác:Việt Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường Dân số 65.000.000 người. Cư trú Người Kinh cư trú trên khắp tỉnh thành trong cả nước, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị. Đặc điểm kinh tế Nổi trội nhất của nền kinh tế của dân tộc kinh là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được hình thành và định hình từ rất lâu đời và đạt 1 trình độ phát triển rất thâm sâu. Nền nông nghiệp lúa nước phát triển, bên cạnh đó để chế ngự thiên nhiên và bảo vệ tăng mùa màng người Việt đã biết đáp đê, đào mương. Ngoài việc canh tác nông nghiệp, người kinh cũng có các nghề khác như chăn nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá và làm các đồ thủ công mỹ nghệ cũng đạt tới đỉnh cao của sự khéo léo tài hoa từ đó thành lập nhiều làng thủ công mỹ nghệ. chợ làng chợ phiên cũng rất sầm uất, hiện nay các khu đô thị và các khu công nghiệp hóa đang ngày càng được phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh. Tổ chức cộng đồng Đại bộ phận người Việt sinh sống thành từng làng,dăm ba làng họp thành 1 xã. Trong làng thường có nhiều thôn xóm, một thôn của bắc bộ tương đương với 1 ấp của Nam Bộ. Trong làng, xã được quản lý chặt chẽ bởi các khế ước và lệ làng buộc mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện. Làng người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung. Đình làng là nơi thờ cúng thành hoàng làng, cấm phụ nữ và là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng. Thành hoàng làng có thể là nhân thần, thiên thần, người chết nhưng linh thiêng…. Người dân quan niệm thành hoàng làng là vị thần bảo hộ của làng Hôn nhân gia đình Trong gia đình người Kinh, người chồng (người cha) là chủ. Con cái lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là "họ nội", còn đằng mẹ là "họ ngoại'. Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng cha mẹ, ông bà đã khuất. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung. Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ. Văn hóa Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn: có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ…), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông dân. Page 1 of 3
- Copyright by: dance_12342000@yahoo.com Dân tộc học Người Việt từ lâu đã biết sử dụng chữ viết như chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ, một loại chữ viết chính thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài văn hóa vật chất người Việt còn có các thể loại văn hóa tinh thần đặc sắc như văn hóa tâm linh, văn hóa thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở trung tâm của căn nhà, được cúng vào dịp lễ tết, giỗ và các dịp tuần tiết trong năm. Tục thờ thổ công, ông táo, ông địa phổ biến ở khắp nơi, một bộ phận cơ dân ở nông thôn và thành thị còn theo đạo thiên chúa, tin lành và một số đạo giáo khác như Cao đài,hòa hảo…. Lễ tết: Tết nguyên đán là một cái tết lớn nhất trong năm, sau tết âm lịch là các hội mùa xuân. Ngoài tết nguyên đán người Việt còn có các tết khác như: Tết đoan ngọ, rằm trung thu…. Mỗi một cái tết đều có 1 ý nghĩ riêng và các nghi thức tiến hành cũng khác nhau. Nhà cửa Người Việt thường sống trong các kiểu nhà mái bằng, mái ngói 3 gian 2 trái. Gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên và cung là nơi tiếp khách của người kinh. Tuy nhiên nhà của người Kinh lại có những đặc điểm khác nhau tùy theo đặc điểm của từng vùng, miền. * Nhà người Việt miền Bắc: Nhà người Việt miền Bắc có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau thể hiện ở kết cấu bộ khung nhà, chủ yếu là ở các kiểu vì kèo, ở bình đồ, (tổ hợp nhà ), ở tổ chức mặt bằng sinh hoạt... Song kiểu nhà ba gian hai chái với vì kèo suốt - giá chiêng - sáu hàng cột là tiêu biểu hơn cả. Cũng có thề là vì kẻ chuyền (một biến dạng gần của vì kèo suốt). Tổ hợp hai nhà : nhà chính và nhà phụ kết hợp với nhau theo hình "thước thợ ". Mặt bằng sinh hoạt : gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, phản gỗ (ghế ngựa) dành cho chủ nhà và bàn ghế tiếp khách. Hai gian bên của gian giữa kê giường tủ giành cho các thành viên nam trong nhà. Hai gian chái có vách (đố hoặc tường) ngăn với ba gian giữa. Trong các gian này dành cho sinh hoạt của các thành viên nữ, đồng thời còn là nơi để cất lương thực và các thứ lặt vặt khác. Đó là ngôi nhà chính, còn nhà phụ : một gian hai chái, vì kèo thường đơn giản (vì kèo cầu hoặc vì kèo - ba cột). nhà này thường là nhà bếp kết hợp làm nơi để nông cụ, cối xay, cối giã, và chuồng trâu... * Nhà người Việt miền Trung: Nhà miền Trung, một kiểu nhà rất phổ biến, đó là nhà rường. Vì kèo bốn cột không có giá chiêng, đặt trên lưng trếng (xà lòng) của hai vì kèo gian giữa người ta đặt một cái giương dùng làm kho. Yếu tố này chúng ta có thể thấy ở nhà một số cư dân thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me cực nam Trung Bộ : Mạ, Chil. Cơ ho, Xtiêng...Cách bố trí trong nhà có khác nhà miền Bắc đôi chút. Nói đến nhà miền Trung còn phải kể đến một kiểu nhà khá đặc biệt, đó là nhà lá mái. Nhà gồm hai lớp nóc : lớp trong bằng đất, lớp ngoài lợp lá, chủ yếu là để chống gió Lào. Trang phục Có đủ các chủng loại y phục khăn áo, váy, quần, khố (trước đây), mũ nón, giày dép... và trang sức. Có đặc trưng riêng về phong cách mỹ thuật khác với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và lân cận. + Trang phục nam Trang phục thường nhật: Nhìn chung người Việt (Bắc, Trung, Nam), thường ngày mặc áo cách nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà, hai túi dưới. Đây là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng. Đó là Page 2 of 3
- Copyright by: dance_12342000@yahoo.com Dân tộc học loại quần có cạp hoặc dùng dây rút. Trước đây nam để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu, đóng khố... Trong lễ, tết, hội hè: Nam thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong, đầu đội khăn xếp, quần tọa màu trắng. Đó là loại áo dài, xẻ nách phải không trang trí hoa văn, nếu có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tinh tế trên vải. Chân đi guốc mộc. + Trang phục nữ Trang phục thường nhật: Phụ nữ miền Bắc và bắc Trung bộ thường mặc áo cách ngắn vải nâu phía trong mặc yếm. Đó là loại áo cổ tròn, viền nhỏ, tà mở; nếu mặc với yếm thì thường không cài cúc ngực. Chiếc yếm màu vàng tơ tằm hay hoa hiên, nâu non, là vuông vải mang chéo trước ngực, góc trên khoét tròn hay chữ v để làm cổ. Cổ yếm có dải vải buộc ra sau gáy, dưới có hai dải vải dài buộc sau lương hình chữ nhật hoặc tam giác. Váy là loại váy kín (ống), có nơi mặc ngắn đến ống chân như Bắc và Trung bộ. Thắt lương là bao lương bằng vải màu (có nơi gọi là ruột tượng) quấn ra ngoài cạp váy. Khi ra đường họ thường mang khăn vuông đội theo lối "mỏ quạ" hoặc các loại nón: thúng, ba tầm... Trang phục trong lễ, tết, hội hè: Trong những dịp này phụ nữ Việt thường mang áo dài. Áo dài có hai loại: Loại xẻ ngực buông vạt không cài cúc bên trong thường mặc áo 'cổ xây' cho kín đáo; loại thứ hai là loại áo năm thân, xẻ nách phải cổ đứng. Có loại mặc theo lối vạt đè chéo lên nhau dùng dây lưng buộc ngang thân rồi buông xuống phía trước. Họ thường để tóc dài vấn khăn thành vành tròn quanh đầu, ngoài trùm khăn hoặc đội nón ba tấm, nón thúng. Các thiếu nữ thường búi tóc đuôi gà. Mùa rét phổ biến quấn trên đầu chiếc khăn vuông màu thâm. Đồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng. Phụ nữ Nam Bộ thường ngày mặc áo bà ba với các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ bà lai. Phụ trang đi kèm với bộ bà ba là chiếc khăn rằn thường có ô vuông xen kẽ hai màu, là loại khăn có nguồn gốc của người khơ me mà người Việt đã ảnh hưởng. Chiếc nón lá có sườn nón gồm những nan tre xếp thẳng dọc và khoảng 16 vòng nan tre xếp tròn đường kính từ nhỏ xíu trên đỉnh nón đến lớn dần theo vành nón. Ngày nay, chiếc nón lá thường được sử dụng trong lớp phụ nữ bình dân và ở vùng nông thôn, vì chức năng của nó phần lớn che nắng cho người lao động vất vả, nên phải chắc bền và tương đối cứng cáp chớ không nhẹ nhàng, mỏng manh như nón lá bài thơ ở Huế. Page 3 of 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu,lý tưởng của Đảng & dân tộc ta
60 p | 919 | 188
-
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
11 p | 938 | 155
-
Đề tài: Dân tộc thuộc nhóm Môn- Khmer ở Trường Sơn- Tây Nguyên.
6 p | 736 | 94
-
Báo cáo thực tập Văn hóa học: Văn hóa dân tộc Mạ (Thôn 3, Xã Đinh Trang Thượng, Huyện Di Linh - Lâm Đồng)
23 p | 588 | 78
-
Dân tộc Pù Péo - Tên gọi khác Ka Beo
7 p | 216 | 20
-
Trang phục dân tộc Kinh
5 p | 315 | 14
-
Dân tộc Êđê - Wiki Pedia
9 p | 174 | 7
-
Chính sách của vương triều Nguyễn đối với dân tộc Khmer ở Nam Bộ - Nguyễn Minh Tường
11 p | 63 | 6
-
Bài giảng Dân tộc học - Trần Minh Đức
129 p | 36 | 3
-
Tài liệu chuyên đề 1: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các chính sách dân tộc (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
90 p | 3 | 2
-
Di cư với vấn đề đất đai của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên
13 p | 6 | 2
-
Những thay đổi của trang phục cổ truyền và cách ăn mặc hiện nay ở các dân tộc thiểu số nước ta
4 p | 6 | 2
-
So sánh nội dung thống nhất và đa dạng của tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số
14 p | 4 | 2
-
Tài liệu chuyên đề 1: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các chính sách dân tộc (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)
127 p | 6 | 1
-
Tài liệu chuyên đề 16: Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình mtqg phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)
106 p | 1 | 1
-
Tài liệu chuyên đề 11: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)
114 p | 3 | 1
-
Tài liệu chuyên đề 2: Công tác lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tại địa bàn xã có sự tham gia của cộng đồng, người dân (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
71 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn