Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỦ THUẬT THÔNG LỆ ĐẠO<br />
KẾT HỢP NỘI SOI MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC LỆ ĐẠO BẨM SINH<br />
Nguyễn Thành Danh*, Nguyễn Công Kiệt*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá hiệu quả của thủ thuật thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi trong điều trị bệnh lý tắc lệ<br />
đạo bẩm sinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, tiến hành tại<br />
bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011 – 8/2012. 31 mắt của 23 bệnh nhi bị tắc lệ đạo bẩm sinh<br />
từ trên 6 tháng tuổi được điều trị bằng phương pháp thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi dưới gây mê toàn thân.<br />
Theo dõi và đánh giá kết quả sau 6 tháng.<br />
Kết quả: 23 bệnh nhi (12 nam và 11 nữ) từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi. 8 trẻ bị tắc đạo bẩm sinh hai mắt.<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 16,6 ± 13,5 tháng tuổi. 21/31 mắt đã tiến hành thông lệ đạo trước đó. Tỷ<br />
lệ thành công chung của thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi là 90,3% (28/31 mắt) tại thời điểm 6 tháng sau thủ<br />
thuật. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào nguyên nhân tắc nghẽn và tỷ lệ nghịch với số lần thông lệ đạo trước đó.<br />
4/31 mắt (12,9%) xuất hiện biến chứng chảy máu trong lúc tiến hành thủ thuật. 5/31 mắt (16,1%) xảy ra tình<br />
trạng thông sai đường. Tất cả các trường hợp thông sai đường đều được nội soi mũi phát hiện và hướng dẫn<br />
thông đúng đường.<br />
Kết luận: Phương pháp thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi cho tỷ lệ thành công cao, giúp phát hiện nguyên<br />
nhân gây tắc nghẽn và hạn chế biến chứng thông sai đường.<br />
Từ khóa: Tắc lệ đạo bẩm sinh, thông lệ đạo, nội soi mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF ENDOSCOPIC ASSISTED PROBING FOR CONGENITAL NASOLACRIMAL DUCT<br />
OBSTRUCTION<br />
Nguyen Thanh Danh, Nguyen Cong Kiet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 213 - 220<br />
Purpose: to evaluate the results of lacrimal probing with the use of nasal endoscopy for congenital<br />
nasolacrimal duct obstruction.<br />
Subject and Methods: In a prospective study, at the Children Hospital No.2, HCM city, from August 2011 to August - 2012. 31 eyes of 23 children with congenital nasolacrimal duct obstruction (CNLDO)<br />
underwent probing of the lacrimal duct under general anaesthetic in conjunction with nasal endoscopy. Patients<br />
followed up for 6 months.<br />
Results: A total of 23 children were included in the study and 31 lacrimal drainage system underwent<br />
endoscopic probing. The age range was 6-60months (mean 16.6 ± 13.5 months). 21/31 eyes had previous probing.<br />
The overall success rate was 90.3% (28/31 eyes). The outcome depended on the level of the obstruction and<br />
previous probing. There were no sirious complications notes although 4/31 eyes (12.9%) nasal bleeding and 5/31<br />
eyes (16.1%) had false passage.<br />
Conclusions: Nasolacrimal duct probing under direct nasal endoscopic visualization can be considered as<br />
<br />
<br />
Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thành Danh<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
ĐT: 0934.689.986<br />
<br />
Email: dr.danh@yahoo.com.vn<br />
<br />
213<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
the standard treatment of CNLDO as it minimizes intranasal trauma and leads to a better surgical outcome.<br />
Key words: Congenital nasolacrimal duct obstruction (CNLDO), probing, nasal endoscopy.<br />
linh hoạt trong điều trị khi giúp phẫu thuật viên<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
có cơ hội lựa chọn nhiều biện pháp điều trị thích<br />
Tắc lệ đạo bẩm sinh là bệnh lý thường gặp ở<br />
hợp trong cùng một lần can thiệp. Qua đó, sẽ<br />
trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, với tần suất thay đổi<br />
giúp bệnh nhi tránh được nguy cơ gây mê nhiều<br />
từ 5% đến 20%. Cơ chế bệnh sinh do tắc nghẽn<br />
lần(1,2,5,7,9,10). Với những ưu điểm vượt trội, nhiều<br />
trong hệ thống thoát lưu nước mắt, trong đó sự<br />
tác giả nhận định việc kết hợp nội soi mũi với<br />
tồn tại một màng mỏng tại vị trí van Hasner bởi<br />
thủ thuật thông lệ đạo sẽ là xu hướng mới trong<br />
quá trình ống hóa không hoàn toàn chiếm gần<br />
điều trị bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh trong thế kỷ<br />
80% các trường hợp. Bệnh thường biểu hiện sớm<br />
XXI(2,5).<br />
trong những tuần đầu sau sinh với triệu chứng<br />
Tại Việt Nam, nội soi mũi đã được áp dụng<br />
chảy nước mắt kèm tăng tiết chất nhầy hoặc<br />
kết hợp với thông lệ đạo trong điều trị bệnh lý<br />
ghèn gây rất nhiều lo lắng cho thân nhân bệnh<br />
tắc lệ đạo bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ<br />
nhi. Các trường hợp không tự khỏi sau 6 – 12<br />
tháng 10/2010, bước đầu mang lại hiệu quả khả<br />
tháng sẽ được can thiệp bằng nhiều phương<br />
quan. Thế nhưng cho đến nay, ở nước ta cũng<br />
pháp khác nhau, trong đó thông lệ đạo là biện<br />
như tại các quốc gia khác trong khu vực Đông<br />
pháp phổ biến nhất được hầu hết các bác sĩ nhãn<br />
Nam Á hiện vẫn chưa có một báo cáo nào về<br />
nhi trên thế giới đề nghị.<br />
hiệu quả của phương pháp này.<br />
Phương pháp thông lệ đạo với ưu điểm dễ<br />
Với tất cả những nhận định trên, đề tài<br />
thực hiện, cho tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên,<br />
“Đánh giá hiệu quả thủ thuật thông lệ đạo kết<br />
nhiều tác giả vẫn cho rằng đây là thủ thuật “mù”<br />
hợp nội soi mũi trong điều trị tắc lệ đạo bẩm<br />
do phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật, kinh nghiệm<br />
sinh” được chọn nghiên cứu nhằm mục đích:<br />
của người thực hiện và thiếu tính khách quan.<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh lý tắc lệ đạo<br />
Những trường hợp không thành công ở lần<br />
bẩm sinh..<br />
thông lệ đạo đầu tiên thường được đề nghị<br />
thông lại lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba trước<br />
khi chuyển sang áp dụng một biện pháp can<br />
thiệp khác mà vẫn không xác định được nguyên<br />
nhân gây thất bại. Đầu thập niên 70 của thế kỷ<br />
XX, với ưu điểm về cung cấp hình ảnh, nội soi đã<br />
khắc phục được các hạn chế nêu trên của thủ<br />
thuật thông lệ đạo truyền thống.<br />
Từ năm 1996, nghiên cứu về vai trò của nội<br />
soi trong thủ thuật thông lệ đạo bắt đầu được<br />
thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Qua đó, các<br />
tác giả đã khẳng định nội soi mũi sẽ giúp cho<br />
việc tiến hành thủ thuật thông lệ đạo trở nên dễ<br />
dàng, thuận tiện và an toàn hơn. Bên cạnh đó,<br />
nội soi mũi còn giúp chẩn đoán, xử lý triệt để các<br />
nguyên nhân bất thường ở mũi gây tắc ống lệ<br />
mũi. Chính vì thế sẽ làm tăng tỷ lệ thành công<br />
của thủ thuật thông lệ đạo đến 87% - 100%.<br />
Quan trọng hơn, nội soi còn thể hiện được tính<br />
<br />
214<br />
<br />
Xác định tỷ lệ thành công của thủ thuật<br />
thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi trong điều trị<br />
tắc lệ đạo bẩm sinh.<br />
Nghiên cứu này sẽ góp phần làm căn cứ<br />
khoa học cho việc triển khai rộng rãi phương<br />
pháp thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi tại các cơ<br />
sở y tế chuyên khoa trong cả nước. Qua đó, giúp<br />
những bệnh nhi bị tắc lệ đạo bẩm sinh có cơ hội<br />
được tiếp nhận một phương pháp điều trị mới,<br />
an toàn, hiệu quả và triệt để hơn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả những trẻ trên 6 tháng tuổi, được chẩn<br />
đoán và điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh tại bệnh viện<br />
Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ tháng<br />
8/2011 đến tháng 8/2012.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Loại khỏi nghiên cứu những trường hợp: tắc<br />
lệ quản, dị tật bẩm sinh vùng sọ mặt, bệnh lý tại<br />
mắt, bệnh lý toàn thân đi kèm không cho phép<br />
tiến hành gây mê.<br />
<br />
Tồn tại màng mỏng: di chuyển que thông<br />
qua lại.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Bất thường vị trí cuối mũi dưới: bẻ cuống<br />
mũi.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng.<br />
Quy trình nghiên cứu<br />
Chẩn đoán tắc lệ đạo bẩm sinh: dựa trên<br />
bệnh sử (chảy nước mắt, ghèn xuất hiện sớm<br />
sau sinh), dấu chứng lâm sàng (dấu hiệu trào<br />
ngược nước mắt tại vị trí lỗ lệ khi ấn vùng đáy<br />
túi lệ) và nghiệm pháp mất thuốc nhuộm cho<br />
kết quả bất thường.<br />
Làm hồ sơ nhập viện, khám tiền mê, xét<br />
nghiệm trước mổ đối với những bệnh nhi tham<br />
gia nghiên cứu.<br />
Nhỏ thuốc làm co niêm mạc mũi. Dùng nội<br />
soi quan sát điểm lệ và tình trạng hốc mũi, đặc<br />
biệt vùng cuống mũi dưới, ngách mũi dưới.<br />
Hẹp điểm lệ: tiến hành nong điểm lệ.<br />
Bất thường xương chính mũi: loại khỏi<br />
nghiên cứu.<br />
Bơm rửa lệ đạo xác định vị trí tắc nghẽn.<br />
Loại khỏi nghiên cứu những trường hợp tắc lệ<br />
quản.<br />
Tiến hành thông lệ đạo bằng bộ que thông<br />
Bowman, quan sát trên màn hình nội soi tình<br />
trạng bít tắc tại lỗ đổ của ống lệ mũi tại van<br />
Hasner.<br />
<br />
Tồn tại màng dày: dùng dao nội soi cắt, mổ<br />
rộng lỗ đổ.<br />
<br />
Phát hiện và xử trí biến chứng thông sai<br />
đường.<br />
Bơm rửa lệ đạo, kiểm tra và đánh giá sự<br />
thông suốt của hệ thống lệ đạo.<br />
Tái khám lúc 1 tuần, 1 tháng và 6 tháng sau<br />
thủ thuật. Kết quả được xem là thành công khi<br />
bệnh nhi không còn triệu chứng cơ năng, không<br />
có dấu chứng lâm sàng và thử nghiệm mất thuốc<br />
nhuộm cho kết quả bình thường.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Dữ liệu được ghi nhận bằng bảng thu thập<br />
số liệu, nhập dữ liệu thô bằng Microsoft Exel<br />
2010, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0.<br />
Kiểm định thống kê bằng các phép kiểm t, phép<br />
kiểm chi bình phương. Đánh giá mối tương<br />
quan qua hệ số tương quan Spearman’s R. Mức<br />
ý nghĩa P – value ≤ α = 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên 23 bệnh nhi<br />
với 12 bé nam (52%) và 11 bé nữ (48%). 11 trẻ<br />
(48%) cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, 12 trẻ<br />
(52%) cư ngụ tại các nơi khác. Có 8 bệnh nhi bị<br />
tắc lệ đạo bẩm sinh hai mắt. Tuổi trung bình của<br />
nhóm nghiên cứu là 16,6 ± 13,5 tháng.<br />
<br />
Đặc điểm triệu chứng cơ năng<br />
Bảng 1. Bảng phân phối tần suất triệu chứng cơ năng.<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
TẦN SUẤT<br />
<br />
Chảy nước mắt<br />
<br />
31 (100%)<br />
<br />
Tăng tiết ghèn<br />
<br />
23 (74,2%)<br />
<br />
THỜI ĐIỂM<br />
Trước 1 tháng<br />
Sau 1 tháng<br />
25 (80,6%)<br />
6 (19,4%)<br />
5 (16,1%)<br />
<br />
18 (58,1%)<br />
<br />
Khi thăm khám lâm sàng, 27/31 mắt<br />
(87,1%) có dấu hiệu trào ngược nước mắt qua<br />
điểm lệ khi day ấn vùng túi lệ và 26/31 mắt<br />
(83,9%) có nghiệm pháp mất thuốc nhuộm cho<br />
kết quả bất thường.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
MỨC ĐỘ<br />
Nhẹ<br />
Nặng<br />
3 (9,7%) 28 (90,3%)<br />
1 (3,2%)<br />
<br />
22 (71,0%)<br />
<br />
XUẤT ĐỘ<br />
Thường xuyên<br />
Từng lúc<br />
21 (67,7%)<br />
10 (32,3%)<br />
4 (12,9%)<br />
<br />
19 (61,3%)<br />
<br />
Trước một tình trạng tắc lệ đạo bẩm sinh,<br />
tất cả các trường hợp đã có sử dụng nước<br />
muối sinh lý nhỏ mắt, 87,1% sử dụng thuốc<br />
kháng sinh nhỏ mắt, 42% tự nhỏ sữa mẹ vào<br />
mắt. Trong khi đó, chỉ có 35,5% mắt bị tắc lệ<br />
đạo được day ấn. Đáng lưu ý trong nghiên<br />
<br />
215<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cứu này, có đến 67,7% các trường hợp đã thất<br />
bại với thông lệ đạo trước đây. Trong đó có<br />
<br />
29% thông 1 lần, 29% thông 2 lần và 9,7% đã<br />
thông lập lại trên 2 lần.<br />
<br />
Tỷ lệ thành công chung<br />
100%<br />
90%<br />
80%<br />
<br />
29/31 mắt<br />
93,5%<br />
<br />
27/31 mắt<br />
87,1%<br />
<br />
27/31 mắt<br />
87,1%<br />
<br />
sau 1 tuần<br />
<br />
sau 1 tháng<br />
<br />
28/31 mắt<br />
90,3%<br />
<br />
70%<br />
60%<br />
50%<br />
<br />
ngay sau thông<br />
<br />
sau 6 tháng<br />
<br />
Biều đồ 1. Tỷ lệ thành công chung<br />
<br />
Tỷ lệ thành công phân bố theo nhóm tuổi<br />
Tỷ lệ thành công giảm dần theo nhóm tuổi:<br />
thành công 95,0% đối với nhóm từ 6 tháng đến<br />
dưới 12 tháng; 83,3% đối với nhóm từ 12 tháng<br />
đến dưới 24 tháng; 80,0% đối với nhóm từ trên<br />
24 tháng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p = 0,12).<br />
<br />
thiệp thông lệ đạo trước đó, mức độ tương quan<br />
thấp (R = - 0,38).<br />
<br />
100%<br />
<br />
10/10<br />
mắt<br />
(100%)<br />
<br />
9/9 mắt<br />
(100%)<br />
7/9 mắt<br />
(77.8%)<br />
<br />
90%<br />
80%<br />
<br />
2/3 mắt<br />
(66.7%)<br />
<br />
70%<br />
<br />
110%<br />
<br />
60%<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
19<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
90%<br />
70%<br />
<br />
50%<br />
chưa<br />
thông<br />
<br />
1 lần<br />
<br />
2 lần<br />
<br />
trên 2<br />
lần<br />
<br />
50%<br />
<br />
6-12<br />
tháng<br />
<br />
12-24 Trên 24<br />
tháng tháng<br />
<br />
Thành công<br />
<br />
Thất bại<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tỷ lệ thành công phân bố theo số lần thông<br />
lệ đạo trước đó.<br />
<br />
Tỷ lệ thành công phân bố theo nguyên nhân<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỷ lệ thành công phân bố theo nhóm tuổi.<br />
<br />
Tỷ lệ thành công phân bố theo số lần thông lệ<br />
đạo trước đây<br />
Tỷ lệ thành công tỉ lệ nghịch với số lần thông<br />
lệ đạo trước đó. Thành công 100% ở nhóm can<br />
thiệp dưới 2 lần; 77,8% ở nhóm can thiệp 2 lần;<br />
66,7% ở nhóm can thiệp trên 2 lần. Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Có mối tương<br />
quan nghịch giữa tỷ lệ thành công và số lần can<br />
<br />
216<br />
<br />
100%<br />
90%<br />
80%<br />
70%<br />
60%<br />
50%<br />
<br />
2/2 mắt<br />
(100%)<br />
<br />
20/22 4/4 mắt<br />
mắt (100%)<br />
(90.9%)<br />
<br />
Biểu đồ 4. Tỷ lệ thành công phân bố theo nguyên<br />
nhân.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi đạt hiệu<br />
quả 100% đối với các trường hợp hẹp điểm lệ và<br />
bất thường cuống mũi dưới; 90,9% đối với tắc<br />
ống lệ mũi; 66,7% đối với các trường hợp chảy<br />
nước mắt chức năng. Sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p=0,04).<br />
<br />
khi đó, triệu chứng chảy ghèn hiện diện trong<br />
gần ¾ các trường hợp với tính chất không liên<br />
tục và thường xuất hiện từ tháng thứ 2 sau sinh.<br />
Các triẹu chứng trên là phù hợp với các y văn<br />
trên thế giới(6).<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
87,1% các trường hợp hiện diện dấu hiệu<br />
trào ngược nước mắt, chất nhầy – ghèn tại vị trí<br />
điểm lệ khi ấn vùng đáy túi lệ. Các trường hợp<br />
không xuất hiện dấu chứng lâm sàng được giải<br />
thích do 2 nhóm nguyên nhân chính: chảy nước<br />
mắt chức năng khi bơm lệ hoạt động không hiệu<br />
quả và tắc nghẽn do một màng tại vị trí van<br />
Hasner gây hiện tượng “cửa sập”. Các trường<br />
hợp trên, nước mắt sẽ thoát xuống hốc mũi dưới<br />
áp lực của động tác ấn vùng đáy túi lệ, do đó<br />
không xuất hiện dấu hiệu trào ngược. Trong<br />
nghiên cứu, sử dụng nghiệm pháp mất thuốc<br />
nhuộm để củng cố chẩn đoán bệnh lý tắc lệ đạo<br />
bẩm sinh. Đây là nghiệm pháp được hầu hết các<br />
tác giả trên thế giới sử dụng trong các nghiên<br />
cứu về bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh. Điểm mạnh<br />
của thử nghiệm nằm ở tính sinh lý; có độ nhạy –<br />
độ đặc hiệu cao và không đòi hỏi phương tiện<br />
khám chuyên biệt. Kết quả 83,9% trong nghiên<br />
cứu thấp hơn so với tác giả MacEwen đã nêu khi<br />
tiến hành khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của<br />
nghiệm pháp mất thuốc nhuộm trong chẩn đoán<br />
bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh(8). Điều này có thể do<br />
sự khác biệt về cỡ mẫu và đối tượng trong 2<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Biến chứng chỉ xảy ra trong lúc tiến hành thủ<br />
thuật, chủ yếu là thông sai đường 16,1% (5/31<br />
mắt) và chảy máu 12,9% (4/31 mắt). Tất cả những<br />
biến chứng đều được xử trí tốt và không để lại di<br />
chứng cho bệnh nhân.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 16,6<br />
tháng. Đối chiếu với các nghiên cứu khác trên<br />
thế giới, nhận thấy tuổi trung bình của nghiên<br />
cứu này thấp hơn các nghiên cứu tiến hành tại<br />
châu Âu của tác giả Mac Ewen C.J.(7) (34 tháng<br />
tuổi), tác giả Wallace E.J. 29 tháng tuổi(10), tác giả<br />
Kouri A.S. 32,1 tháng tuổi(5), tác giả Cakmak S.S.<br />
33,9 tháng tuổi(1) nhưng cao hơn nghiên cứu tại<br />
châu Á của tác giả Ossama M.H. 14,1 tháng<br />
tuổi(9). Sự khác nhau này xuất phát từ tiêu chuẩn<br />
chọn mẫu, qua đó gián tiếp thể hiện hai quan<br />
điểm điều trị khác nhau ở các châu lục. Cụ thể<br />
các tác giả tại châu Âu chọn đối tượng nghiên<br />
cứu là những trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh trên 12<br />
tháng tuổi trong khi tác giả tại châu Á chọn<br />
nhóm đối tượng trên 4 tháng tuổi. Điều này<br />
minh chứng rằng cho đến nay thời điểm thông lệ<br />
đạo vẫn còn là một đề tài gây tranh luận. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi chọn thời điểm can<br />
thiệp sau 6 tháng tuổi vừa nhằm mục đích chờ<br />
đợi sự tự mở thông của hệ thống lệ đạo vừa<br />
nhằm làm hạn chế tình trạng viêm kết mạc và sử<br />
dụng thuốc kháng sinh kéo dài gây ảnh hưởng<br />
đến mắt của trẻ.<br />
<br />
Triệu chứng cơ năng<br />
Triệu chứng chảy nước mắt hiện diện trong<br />
tất cả các trường hợp, thường xuất hiện liên tục<br />
và sớm ngay trong tháng đầu sau sinh. Trong<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
Tiền căn xử trí<br />
Có ít trường hợp được hướng dẫn và thực<br />
hiện day ấn vùng túi lệ đúng cách (35,5%) và 2/3<br />
được chỉ định thông lệ đạo sớm trước 6 tháng<br />
tuổi. Điều này có thể giải thích bởi nhiều trường<br />
hợp tắc lệ đạo bẩm sinh được chẩn đoán bởi các<br />
các bác sĩ chuyên khoa Nhi, thậm chí Sản khoa<br />
thông qua những lần khám tiêm ngừa đầu tiên.<br />
Do đó, việc cung cấp thông tin về bệnh lý cũng<br />
như cách chăm sóc, day ấn vùng túi lệ cho thân<br />
nhân bệnh nhi chưa thật sự hiệu quả. Ngược lại,<br />
do triệu chứng chảy nước mắt, đổ ghèn xuất<br />
<br />
217<br />
<br />