Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI BẰNG LASER<br />
TẠI BỆNH VIỆN E<br />
Nguyễn Minh Tuấn*, Trần Thị Bích Lan*, Nguyễn Vĩnh Hưng*, Hoàng Nam Phong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến tán sỏi niệu quản nội soi bằng<br />
laser.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 bệnh nhân được tán sỏi niệu quản<br />
bằng Laser tại khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện E từ T9/2011 – T4/2012.<br />
Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm 55%, nữ 45%. Tuổi trung bình 48 tuổi. Đa số sỏi 1/3 dưới và 1/3 giữa<br />
niệu quản. Kích thước sỏi thường < 1 - 2cm. Tỉ lệ thành công đạt 85,8%. Tỉ lệ không tiếp cận được sỏi chiếm 5%,<br />
thủng niệu quản và đứt niệu quản 1,6%. Sỏi 1/3 dưới và 1/3 giữa tán hiệu quả hơn. Laser phá vỡ được mọi loại<br />
sỏi.<br />
Kết luận: Phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser là phương pháp điều trị ít xâm lấn, mang lại<br />
hiệu quả rất cao trong điều trị, bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.<br />
Từ khóa: Sỏi, niệu quản, nội soi, Laser.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE RESULTS OF ENDOSCOPIC LITHOTRIPSY BY LASER HOLIMIUM YAG<br />
FOR URETERAL STONE AT E HOSPITAL<br />
Nguyen Minh Tuan, Tran Thi Bich Lan, Nguyen Vinh Hung, Hoang Nam Phong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 419 - 422<br />
Introduction and objectives: Evaluation of results and impact of associated factors for endoscopic<br />
lithotripsyl treatment ureteral stone by Laser Holimium YaG.<br />
Methods: From September 2011 to April 2012, 120 patients with ureteral stone were treated by Holimium<br />
YAG Laser lithotripsy with ureteroscope.<br />
Results: 120 patients (66 male, 54 female), Mean age was 48 ages. Size of stone was 1 – 2 cm. The successful<br />
rate was 85,8%. 5% cases were unreachable the stone. 1,3% cases were ureteral rupture. This method is effective<br />
if the stones were located in lower part of ureter. Laser may destroy all types of stone.<br />
Conclusions: Holimium YAG Laser lithotripsy with ureteroscope is a minimum invasive, safe and effective<br />
method in treament distal ureteral stones.<br />
Key words: Stones, ureter, endoscopy, Laser.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi thận tiết niệu chiếm 30 – 35% bệnh lý<br />
thận tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản chiếm 25 30%(2). Những năm cuối thập niên 20 trở lại đây<br />
nhờ ứng dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các<br />
phương pháp điều trị sỏi đã có những tiến bộ<br />
<br />
vượt bậc, mang lại hiệu quả cao, người bệnh<br />
phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các phương<br />
pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi<br />
niệu quản, lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội<br />
soi lấy sỏi… Tỉ lệ bệnh nhân phải mổ mở ngày<br />
càng thấp (< 10%)(1,4).<br />
Tán sỏi niệu quản nội soi hiện được ứng<br />
<br />
Bệnh viên E<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Minh Tuấn ĐT:0982150672 Email: bstuan76bve@gmail.com<br />
*<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
419<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
dụng và triển khai rộng rãi, là phương pháp có<br />
kết quả điều trị cao. Nguồn năng lượng tán sỏi<br />
có thể là khí nén, siêu âm và laser. Mỗi nguồn<br />
năng lượng có những ưu điểm và hạn chế riêng.<br />
Dùng laser những ưu việt hơn hẳn, do laser có<br />
thể phá hủy được mọi loại sỏi (không phụ thuộc<br />
vào độ cứng và kích thước sỏi), những trường<br />
hợp có polye bọc quanh sỏi, dùng laser đốt<br />
polye, sau đó tán sỏi(1,4).<br />
Để góp phần đánh giá hiệu quả của tán sỏi<br />
niệu quản nội bằng laser chúng tôi làm đề tài<br />
này với mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến tán sỏi niệu quản nội soi bằng<br />
laser.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 120 bệnh nhân sỏi niệu quản được tán<br />
sỏi nội soi bằng Laser tại khoa Thận - Tiết niệu<br />
bệnh viện E từ T9/2011 đến T4/2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
tiếp thấy sỏi dùng laser tán sỡ vụn sỏi, bơm rửa<br />
lấy sỏi và đặt sonde JJ.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Tuổi<br />
Tuổi<br />
Số BN<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
< 30<br />
25<br />
20,8%<br />
<br />
30 – 60<br />
74<br />
61,7<br />
<br />
Tổng<br />
120<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: Gặp ở các lứa tuổi, đa số tuổi từ 30<br />
đến 60. Cao tuổi nhất là 82 tuổi, thấp nhất 19<br />
tuổi.<br />
Bảng 2: Giới<br />
Số BN<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Nam<br />
66<br />
55%<br />
<br />
Nữ<br />
36<br />
45%<br />
<br />
Tổng<br />
120<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: Gặp ở nam cao hơn nữ nhưng<br />
không có ý nghĩa thống kê<br />
Bảng 3: Vị trí và kích thước sỏi<br />
Không < 1 cm<br />
Thấy<br />
sỏi<br />
1/3 dưới<br />
4<br />
48 (40%)<br />
<br />
Nghiên cứu tiến cứu<br />
Các bệnh nhân được lấy thông tin theo mẫu<br />
bệnh án có sẵn, dựa vào các yếu tố như: Tuổi,<br />
giới, vị trí sỏi, kích thước sỏi, chức năng thận,<br />
thời gian tán sỏi, kết quả tán sỏi, các biến chứng<br />
thường gặp trong và sau tán…<br />
<br />
>60<br />
21<br />
17,5%<br />
<br />
1/3 giữa<br />
1/3 trên<br />
<br />
18 (15%)<br />
<br />
1- 2 cm<br />
<br />
> 2cm<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
21<br />
4 (3,3%)<br />
73<br />
(17,5%)<br />
(60,8%)<br />
6 (5%) 1 (0,8%)<br />
<br />
25<br />
(20,8%)<br />
<br />
14 (11,7%) 3 (2,5%) 1 (0,8%) 18 (15%)<br />
<br />
Tổng 4 (3,3%) 80 (66,7%) 30 (25%) 6 (5%)<br />
<br />
120<br />
(100%)<br />
<br />
Phương tiện thực hiện tán sỏi<br />
Máy nội soi niệu quản ống cứng đường kính<br />
9,5 Fr có 2 kênh thao tác của hãng Richard Wolf.<br />
<br />
Nhận xét: BN trong nhóm nghiên cứu sỏi 1/3<br />
dưới niệu quản và sỏi < 1cm chiếm đa số, một số<br />
gặp sỏi trên 2cm.<br />
<br />
Nguồn sáng, camera, nguồn tán laser,<br />
dormia, kim kẹp sỏi, guide wire, sonde jj.<br />
<br />
Bảng 4: Mức độ ứ nước thận trên siêu âm<br />
<br />
Cách thức tiến hành<br />
Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, vệ sinh, thụt<br />
tháo.<br />
Thực hiện tại tại buồng vô trùng<br />
BN nằm tư thế sản khoa<br />
Đa số được gây tê tủy sống, một số BN chỉ<br />
phải tiền mê, không BN nào phải gây mê nội khí<br />
quản.<br />
Đặt máy soi niệu quản qua niệu đạo vào<br />
bàng quang, sau đó lên niệu quản, quan sát trực<br />
<br />
420<br />
<br />
Mức độ ứ nước thận<br />
Bình thường<br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
Tổng<br />
<br />
N<br />
2<br />
25<br />
45<br />
8<br />
80<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
2,5%<br />
31,3<br />
56,3%<br />
10%<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: BN ứ nước thận độ I, II chiếm gần<br />
90%.<br />
Bảng 5: Kết quả tán sỏi<br />
Kết quả<br />
Không thấy sỏi<br />
Sỏi vỡ vụn, lấy hết sỏi<br />
Sỏi vỡ một phần, chạy lên thận<br />
<br />
N<br />
2<br />
103<br />
7<br />
<br />
Tỉ lệ(%)<br />
1,7%<br />
85,8 %<br />
5,8 %<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Kết quả<br />
N<br />
Không tiếp cận được sỏi do hẹp và biến 6<br />
dạng niệu quản<br />
Thủng niệu quản, phải chuyển mổ mở<br />
2<br />
Tổng<br />
120<br />
<br />
Tỉ lệ(%)<br />
5%<br />
1,7 %<br />
100%<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ tán sỏi thành công đạt 85,8%.<br />
Bảng 6: Các biến chứng gặp sau tán sỏi<br />
Biến chứng<br />
Chảy máu nhiều<br />
Sốt<br />
<br />
Số BN (n = 80)<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
1,3 %<br />
2,5 %<br />
<br />
Thủng niệu quản<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
2<br />
<br />
1,7 %<br />
<br />
Nhận xét: Đa số các bệnh nhân sau tán sỏi<br />
đều đau tức hố lưng, mạn sườn bên tán sỏi, đi<br />
tiểu buốt dắt, nước tiểu hồng.<br />
Các bệnh nhân điều trị nội khoa hầu hết ổn<br />
định sau 1 – 3 ngày. Bệnh nhân được xuất viện<br />
sau từ 2 đên 5 ngày sau tán sỏi.<br />
<br />
Hình 1: BN Nguyễn Thị L 82 Tuổi, 2 Viên sỏi 1/3 dưới niệu quản, trước và sau tán sỏi<br />
<br />
Hình 2: Trần Văn B, 52 tuổi, đ/c Phú Xuyên - Hà Nội, trước và sau tán sỏi. BN có 2 viên sỏi nối nhau. 1 viên<br />
kích thước 2 cm được tán sỏi nội soi niệu quản bằng Laser, 1 viên kích thước 1cm được đẩy lên bể thận và được<br />
tán sỏi ngoài cơ thể 1 lần. BN hết sỏi, xuất viện sau 5 ngày.<br />
là 82 tuổi. Chúng tôi thấy ở nữ, cao tuổi máy tán<br />
BÀN LUẬN<br />
sỏi dễ tiếp cận sỏi hơn, do niệu đạo nữ ngắn và<br />
Bệnh nhân được tán sỏi có ở các độ tuổi<br />
phải chăng tuổi cao niệu quản giãn rộng hơn.<br />
khác nhau, đa số ở tuổi trung niên, cao tuổi nhất<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
421<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Kết quả tán sỏi: Tỉ lệ thành công cao, đạt<br />
85,9%, nếu máy soi tiếp cận được sỏi thì tỉ lệ có<br />
thể đạt tới 95%. Kết quả này của chúng tôi<br />
tương đương với Hồ Vũ Sang là 93,3%(3).<br />
<br />
kinh nghiệm, những sỏi to phải tách được sỏi ra<br />
khỏi thành niệu quản trước và tán từ ngoài vào<br />
trung tâm viên sỏi để không bị thủng niệu<br />
quản(2).<br />
<br />
Đặt máy qua lỗ niệu quản khó khăn khá<br />
thường gặp, về sau 100% các BN đều được đặt<br />
nong lỗ niệu quản trước, có 1 trường hợp<br />
không đặt được máy do lỗ niệu quản hẹp, kết<br />
quả này của chúng tôi cung tương đương với<br />
Đỗ Ngọc Thể(2). 1 trường hợp hẹp niệu quản<br />
1/3 dưới chúng tôi không đặt máy nội soi<br />
được, sau đó đặt sond JJ 3 tuần, BN được<br />
kiểm tra lại sau 1 tháng hết sỏi, do sỏi kích<br />
thước không lớn, sau khi đặt sond JJ làm nong<br />
đoạn hẹp niệu quản và niệu quản sau đó sỏi<br />
tự ra được. 1 BN có tiền sử mổ thay động<br />
mạch chủ chậu 2 lần, làm co kéo và biến đổi<br />
đường đi của niệu quản nên máy không tiếp<br />
cận được sỏi, BN được chuyển mổ mở.<br />
<br />
1 trường hợp sỏi to 1/3 dưới niệu quản, bệnh<br />
nhân bị đái đường type II, có suy thận, bệnh<br />
được tán sỏi, sau tán hết sỏi, chức năng thận trở<br />
lại bình thường.<br />
<br />
Laser phá vỡ mọi loại sỏi, chúng tôi tán<br />
những sỏi kích thước trên 2cm đã thành công.<br />
Sỏi 1/3 dưới tán thuận lợi hơn do tạo được<br />
trường tán rộng, hình ảnh rõ và sỏi vỡ sẽ theo<br />
nước rửa ra ngoài dễ hơn. BN có ứ nước thận độ<br />
III, phía dưới sỏi thường có Polype, dùng laser<br />
đốt sạch polype, bộc lộ sỏi để tán. Đây là ưu<br />
điểm vượt trội của tán laser so với khí nén và<br />
siêu âm(1).<br />
7 trường hợp sỏi 1/3 trên niệu quản chiếm<br />
(5,8%) sỏi chạy lên bể thận. 2 trường hợp trong<br />
khi tán, sỏi bị đẩy lên thận. 1trường hợp khi đặt<br />
máy soi, do phải bơm nước để đưa máy lên, sỏi<br />
bị đẩy lên thận, bệnh nhân được đặt sond JJ và<br />
chuyển tán sỏi ngoài cơ thể sỏi vỡ vụn. Kết quả<br />
này của chúng tôi tương đương với Đỗ Ngọc<br />
Thể(2).<br />
1 trường hợp bị thủng niệu quản và 1 bị đứt<br />
niệu quản chiếm 1,7 %, tỉ lệ này cao hơn so với<br />
các tác giả, biến chứng này chúng tôi gặp 1 TH<br />
ngay ở những ca đầu tiên. Bệnh nhân có 2 viên<br />
sỏi to nối nhau ở 1/3 dưới niệu quản và sỏi<br />
khảm niêm mạc, do chúng tôi chưa có nhiều<br />
<br />
422<br />
<br />
1 trường hợp bị đái máu nhiều sau tán, dùng<br />
thuốc không đỡ, do BN này mức độ tổn thương<br />
niệu quản không nhiều trong tán, BN được rút<br />
sonde JJ, sau ổn định. Có thể do sonde JJ làm tổn<br />
thương niêm mạc niệu quản hoặc bể thận gây<br />
chảy máu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tán sỏi niệu quản nội soi ống cứng bằng<br />
Laser là phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu<br />
quả cao. Tỉ lệ thành công đạt 85,8%, nếu tiếp cận<br />
được sỏi có thể đạt tới 95%. Laser có thể phá vỡ<br />
mọi loại sỏi, không phụ vào độ cứng và kích<br />
thước. Sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới tán tốt hơn. Bệnh<br />
nhân sau tán phục hồi sức khỏe nhanh chóng, ra<br />
viện sau 2 – 4 ngày.<br />
Trong tương lai, theo chúng tôi tán sỏi niệu<br />
quản nội soi bằng laser sẽ được sử dụng rộng<br />
rãi, phổ biến hơn do những tính năng ưu việt<br />
hơn do với các nguồn năng lượng hiện nay<br />
đang dùng như khí nén, siêu âm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
American Urological Association (2007), Guideline for the<br />
Managenment of Ureteral Calculi, Baltimore, USA.<br />
Đỗ Ngọc Thể (2010). Kết quả tán sỏi bằng xung hơi điều trị sỏi<br />
niệu quản tại BV 108, Tạp chí y học thực hành số 375, tr 31 - 36.<br />
Hồ Vũ Sang (2011). Điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi qua nội<br />
soi ngược dòng trên máy Homium YAG Laser kết quả những<br />
kinh nghiệm rút ra. Y học thực hành số 769 – 770, tr 148 – 153.<br />
Phạm Ngọc Hùng (2009). Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu<br />
quản qua nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng Laser. Kỷ<br />
yếu toàn văn hội nghị Tiết Niệu – Thận học miền Trung Tây<br />
Nguyên, tr 60 – 66.<br />
Yanke B, Bagley D (2004). complications in Ureteroscopy,<br />
Complication of Urologic Surgery and Practice, Informa<br />
Healthcare USA, pp 443-454.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />