Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VANCOMYCIN <br />
CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS <br />
Phạm Thái Bình*, Phạm Hùng Vân*, Trương Quang Vinh*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Trần Bích Ngọc*, <br />
Nguyễn Thị Trúc Anh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Thách thức hiện nay đang phải đối phó là tình trạng ngày càng đề kháng kháng sinh của <br />
tác nhân nhiễm trùng. Trong đó, đối với Staphylococcus aureus (S. aureus) là sự gia tăng tỷ lệ MRSA và <br />
giảm nhạy cảm với vancomycin‐ một trong những kháng sinh được lựa chọn hàng đầu để điều trị các nhiễm <br />
trùng nặng do MRSA. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Cập nhật về tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy cảm <br />
đối với vancomycin. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu nhận các chủng vi khuẩn S. aureus từ các nhiễm trùng tại <br />
bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 01/2013. Thực hiện định danh S. aureus <br />
bằng thử nghiệm sinh hóa, kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa kháng sinh khuếch tán trong thạch và xác định <br />
MIC của vancomycin bằng Etest. <br />
Kết quả nghiên cứu: Thu nhận được 147 chủng vi khuẩn S. aureus từ các bệnh phẩm khác nhau với tỷ lệ <br />
MRSA là 51%. Vi khuẩn S. aureus đề kháng cao với penicillin và còn nhạy cảm với vancomycin, linezolide và <br />
rifampicin trên MRSA và MSSA. Đối với MRSA đề kháng cao với erythromycin (92%), clindamycin (84%), <br />
ciprofloxacin (65,3%) và gentamicin (62,7%). So với MSSA thì tỷ lệ đề kháng này thấp hơn erythromycin <br />
(45,8%), clindamycin (61,9%), ciprofloxacin (44,9%) và gentamicin (40,8%). MIC90 của vancomycin trên S. <br />
aureus là 1µg/mL và không có sự khác biệt giữa MRSA và MSSA khi MIC ≤ 1µg/mL. Nhưng với MIC lớn hơn <br />
thì MRSA có xu hướng gia tăng. Trên vi khuẩn MRSA không có sự hiện diện của VRSA và VISA, nhưng 20% <br />
MRSA có MIC của vancomycin từ 1‐2µg/mL. <br />
Kết luận: S. aureus và kể cả MRSA vần còn nhạy với vancomycin. Nhưng MRSA có MIC với vancomycin <br />
<br />
≥1µg/mL là 20% và có trường hợp MIC lên đến 2µg/mL. Điều này cho thấy nguy cơ thất bại của vancomycin <br />
trên điều trị MRSA. Đồng thời cảnh báo khả năng xuất hiện dòng vi khuẩn VRSA hoặc VISA khi mà <br />
vancomycin được sử dụng rộng rãi trong điều trị như hiện nay. <br />
Từ khóa: Staphylococcus aureus <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SURVEY OF SUSCEPTIBILITY VANCOMYCIN OF STAPHYLOCOCCUS AUREUS <br />
Pham Thai Binh, Pham Hung Van, Truong Quang Vinh, Nguyen Thi Thanh Truc, Tran Bich Ngoc, <br />
Nguyen Thi Truc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 263 ‐ 268 <br />
Background: The challenge now is to deal is the increasing antibiotic resistance of infectious agents. In <br />
particular, for S. aureus is the increase rate of MRSA and vancomycin sensitive reduction of antibiotics a first <br />
choice for the treatment of serious infections due to MRSA. <br />
Objective: Update on the situation of the antibiotic‐resistant S. aureus, especially susceptibility to <br />
vancomycin. <br />
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Ths Phạm Thái Bình <br />
<br />
ĐT: 0903866915 <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Email: phamthaibinh.visinh@gmail.com <br />
<br />
263<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Material and methods: Collection of S. aureus infection from the Nguyen Tri Phuong Hospital from <br />
01/2012 to 01/2013. Performing identify S. aureus by biochemical tests, antimicrobial susceptibility testing by <br />
using the Kirby – Bauer disk‐diffusion technique, MIC determination of vancomycin by Etest. <br />
Results: A total of 147 S. aureus isolates from different specimens with MRSA rate is 51%. S. aureus <br />
highly resistant to penicillin, was sensitive to vancomycin, rifampicin, and linezolid with both MRSA and <br />
MSSA. MRSA highly resistant to erythromycin (92%), clindamycin (84%), ciprofloxacin (65.3%) and <br />
gentamicin (62.7%). Compared with MSSA, this resistance rate is lower such as erythromycin (45.8%), <br />
clindamycin (61.9%), ciprofloxacin (44.9%) and gentamicin (40.8%). MIC90 of vancomycin on S. aureus is <br />
1µg/mL, when MIC ≤ 1µg/mL do not difference between MRSA and MSSA. MRSA rates tend to increase with <br />
MIC of vancomycin >1µg/mL. Among MRSA strains without the presence of VISA and VRSA, but MRSA with <br />
vancomycin MIC of 1‐2µg/mL is 20%. <br />
Conclusion: S. aureus including MRSA and are still sensitive to vancomycin. But MRSA with <br />
vancomycin MIC of 1‐2µg/mL is 20% and case MIC up to 2 µg/mL. This suggests that the risk of failure of <br />
vancomycin in the treatment of MRSA, as well as the ability to alert appears VISA or VRSA strains when <br />
vancomycin is widely used in current treatment. <br />
Keywords: Staphylococcus aureus <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Một trong những thách thức đang phải đối <br />
phó là tình trạng S. aureus đó là sự gia tăng đề <br />
kháng với methicillin (MRSA: Methicillin <br />
resistance S. aureus). Vì với kiểu hình đề kháng <br />
này, S. aureus được xem như đề kháng với tất cả <br />
các kháng sinh thuộc họ β‐lactams (ngoại trừ <br />
cephalosporine thế hệ 5 là ceftobiprole, <br />
ceftaroline) và có thể kháng với aminoglycoside, <br />
macrolide cũng như các họ kháng sinh khác. Khi <br />
đó, vancomycin được xem như là lựa chọn hàng <br />
đầu trong điều trị nhiễm trùng do MRSA(10, 11, 13, <br />
16). Nhưng việc sử dụng rộng rãi vancomycin <br />
trong điều trị đã làm gia tăng áp lực chọn lọc đề <br />
kháng và có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện dòng <br />
vi khuẩn S. aureus kháng vancomycin. Thực tế <br />
điều này cũng đã xảy ra, đó là lần đầu tiên vào <br />
năm 1997, tại Nhật đã ghi nhận S. aureus có kiểu <br />
hình dị giảm nhạy cảm với vancomycin (hVISA: <br />
hetero vancomycin intermediate S. aureus)(16). Từ <br />
đó đến nay đã phát hiện nhiều trường hợp <br />
hVISA(5,11,12,16), 06 trường hợp kháng với <br />
vancomycin (VRSA: vancomycin resistance S. <br />
aureus) và 24 trường hợp giảm nhạy cảm với <br />
vancomycin (VISA vancomycin intermediate S. <br />
aureus)(16). Tại Việt Nam, mặc dù nhiều công <br />
trình nghiên cứu báo động về tỷ lệ MRSA kèm <br />
theo đề kháng đa kháng sinh. Nhưng cho đến <br />
<br />
264<br />
<br />
vẫn chưa có ghi nhận chính thức là VRSA và <br />
VISA(4). Tuy nhiên, nguy cơ này cũng có thể trở <br />
thành hiện thực trong tương lai vì đã ghi nhận <br />
sự hiện diện của hVISA(10). Điều đáng lo ngại <br />
không kém là nguy cơ thất bại của vancomycin <br />
trong điều trị MRSA trên những vi khuẩn có <br />
MIC với vancomycin cao(11,12,16). <br />
Chính vì thế, cập nhật về tình hình đề kháng <br />
kháng sinh của S. aureus, nhất là mức độ nhạy <br />
cảm của vancomycin có ý nghĩa không chỉ <br />
những cho các nhà điều trị trong việc chọn lựa <br />
kháng sinh. Mà còn đóng góp vào cơ sở dữ liệu <br />
giám sát đề kháng kháng sinh của tác nhân này. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh và <br />
mức độ nhạy cảm của vancomycin của S. aureus. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả <br />
cắt ngang trên những chủng vi khuẩn S. aureus <br />
phân lập được từ các nhiễm trùng theo quy trình <br />
xét nghiệm thường quy tại Bệnh viện Nguyễn <br />
Tri Phương trong thời gian từ tháng 01/2012 đến <br />
tháng 01/2013. <br />
Cỡ mẫu: uớc tính tỷ lệ nhạy vancomycin là <br />
98%, sai số biên 5% (d=0,05), mức tin cậy 95%. <br />
Cỡ mẫu được xác định là 120 chủng vi khuẩn. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
Các chủng vi khuẩn được thu nhận trong <br />
nghiên cứu là: (i) vi khuẩn được định danh là S. <br />
aureus và (ii) phân lập từ các nhiễm trùng nội <br />
viện. Loại trừ các chủng vi khuẩn:(i) định danh <br />
không phải là S. aureus; (ii) phân lập từ bệnh <br />
nhân ngoại trú, từ người lành mang trùng hoặc <br />
từ môi trường (không khí, dụng cụ, thiết bị…); <br />
(iii) chủng phân lập lần sau trên cùng một bệnh <br />
nhân, các chủng phân lập từ các bệnh phẩm <br />
khác nhau trên cùng một bệnh nhân. Các chủng <br />
vi khuẩn được bảo quản ở điều kiện ‐70oC trong <br />
TSB (Trypticase Soy Broth) 20% glycerol. <br />
Vi khuẩn được cấy tái phân lập từ ‐70oC trên <br />
môi trường thạch máu (Nam Khoa). Thực hiện <br />
định danh xác định lại bằng các thử nghiệm <br />
nhuộm Gram, catalase và coagulase trên huyết <br />
tương thỏ đông khô (Nam Khoa). <br />
Kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch <br />
tán kháng sinh trong thạch trên môi trường <br />
MHA (Mueller Hinton Agar, Nam Khoa) với <br />
các đĩa kháng sinh oxacillin, cefoxitin, <br />
penicillin, <br />
clindamycin, <br />
erythromycin, <br />
gentamicin, co‐trimexazole, ciprofloxacin, <br />
linezolide và rifampicin (Nam Khoa). Từ vi <br />
khuẩn trên môi trường thạch được làm thành <br />
huyền dịch trong nước muối sinh lý vô trùng <br />
tương đương với độ đục chuẩn McFarland 0,5. <br />
Dùng tăm bông vô trùng trãi huyền dịch vi <br />
khuẩn trên bề mặt môi trường MHA. Để khô <br />
mặt thạch, nhưng không được quá 15 phút. <br />
Dùng kẹp vô trùng lấy các đĩa kháng sinh và <br />
đặt trên môi trường. Đọc kết quả sau khi nuôi <br />
ủ các đĩa thạch 35oC/16‐24 giờ(6). Vi khuẩn <br />
được xem là MRSA khi đường kính vòng vô <br />
khuẩn xung quanh đĩa kháng sinh oxacillin <br />
≤10mm hoặc cefoxitin ≤21mm(2). Đối với các <br />
đĩa kháng sinh khác, biện luận kết quả kháng <br />
sinh đồ (kháng, nhạy, trung gian) dựa trên <br />
đường kính vòng vô khuẩn theo chuẩn mực <br />
CLSI 2012(2). <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chuẩn McFarland 0,5. Dùng tăm bông vô trùng <br />
trãi huyền dịch vi khuẩn trên bề mặt môi trường <br />
MHA, để khô mặt thạch và đặt các que Etest <br />
trên môi trường. Đọc kết quả sau khi nuôi ủ các <br />
đĩa thạch 35oC/16‐24 giờ(2). Biện luận kết quả <br />
kháng sinh đồ của vancomycin dựa trên giá trị <br />
MIC theo tiêu chuẩn CLSI 2012(2, 3). <br />
Các vật liệu thực hiện thử nghiệm đều còn <br />
trong hạn sử dụng và bảo quản theo hướng dẫn <br />
của nhà sản xuất cho đến khi sử dụng. Mỗi lần <br />
thực hiện thử nghiệm định danh và kháng sinh <br />
đồ đều có thực hiện kèm theo trên chủng vi <br />
khuẩn chuẩn theo CLSI 2012 để kiểm soát chất <br />
lượng nguyên vật liệu và kỹ thuật(2). <br />
<br />
<br />
Hình 01: Sơ đồ quy trình nghiên cứu <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Số chủng vi khuẩn thu nhận được là 147 <br />
chủng S. aureus phân lập được từ mủ ‐ dịch tiết <br />
(56,5%), bệnh phẩm đường hô hấp (27,2%), máu <br />
(14,3%) và nước tiểu (2%). Tỷ lệ đề kháng kháng <br />
sinh của các chủng vi khuẩn S. aureus được trình <br />
bày trong bảng 1 và biểu đồ 1. <br />
Từ kết quả nghiên cứu, tỷ lệ MRSA là 51%. <br />
Phân tích trên bảng 1, S. aureus đề kháng cao với <br />
penicillin trên cả MSSA (86,1%) và MRSA <br />
(100%). Các kháng sinh vancomycin, linezolide <br />
và rifampicin chưa bị đề kháng bởi S. aureus trên <br />
vi khuẩn MSSA và MRSA. <br />
<br />
Kháng sinh đồ xác định giá trị MIC bằng <br />
phương pháp Etest (bio‐Merieux). Thực hiện <br />
bằng cách pha huyền dịch vi khuẩn trong nước <br />
muối sinh lý vô trùng tương đương với độ đục <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
265<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S. aureus <br />
Đối với các kháng sinh khác, tỷ lệ đề kháng <br />
tùy thuộc vào vi khuẩn là MSSA hoặc MRSA. <br />
Phân tích chi tiết, MRSA đề kháng cao với <br />
erythromycin <br />
<br />
(92%), <br />
<br />
clindamycin <br />
<br />
(84%), <br />
<br />
ciprofloxacin (65,3%) và gentamicin (62,7%). So <br />
với MSSA thì tỷ lệ đề kháng này thấp hơn <br />
erythromycin (45,8%), clindamycin (61,9%), <br />
ciprofloxacin (44,9%) và gentamicin (40,8%). <br />
MIC90 và MIC50 của 147 chủng vi khuẩn S. <br />
aureus được trình bày trong bảng 1. Phân tích kết <br />
quả này cho thấy, S. aureus dù còn nhạy cảm cao <br />
với vancomycin nhưng MIC90 của vancomycin <br />
bằng ngay điểm gãy pK/pD của kháng sinh <br />
(1µg/mL)(7). Do đó, để đạt hiệu quả điều trị bác sĩ <br />
cần lựa chọn liều và khoảng cách liều để điểm <br />
<br />
<br />
gãy pK/pD đạt bằng hoặc cao hơn MIC90 này. <br />
<br />
Bảng 1: Tình hình đề kháng kháng sinh của S. aureus <br />
Vi khuẩn<br />
MSSA<br />
MRSA<br />
Tính chung<br />
<br />
Pn<br />
62 (86,1%)<br />
75 (100%)<br />
137 (93,2%)<br />
<br />
Er<br />
33 (45,8%)<br />
69 (92%)<br />
102 (61,9%)<br />
<br />
cL<br />
Li<br />
Bt<br />
28 (38,9%) 0 (0%) 3 (4,2%)<br />
63 (84%) 0 (0%) 12 (16%)<br />
91 (61,9%) 0 (0%) 15 (10,2%)<br />
<br />
MIC90 (µg/mL)<br />
<br />
Ci<br />
17 (23,6%)<br />
49 (65,3%)<br />
66 (44,9%)<br />
<br />
Ge<br />
Rf<br />
Va<br />
13 (18,1%) 0 (0%) 0 (0%)<br />
47 (62,7%) 0 (0%) 0 (0%)<br />
60 (40,8%) 0 (0%) 0 (0%)<br />
1<br />
0,5<br />
<br />
MIC50 (µg/mL)<br />
<br />
Pn: Penicillin, Er: Erythromycin, cL: Clindamycin, Li: Linezolide, Bt: Co‐trimexazole, Ci: Ciprofloxacin, <br />
Ge: Gentamicin, Rf: Rifampicin, Va: Vancomycin. <br />
<br />
Sự phân bố giá trị MIC theo vi khuẩn <br />
(MRSA/MSSA) được trình bày trong bảng 2 và <br />
biểu đồ 2. Dựa trên kết quả phân bố MIC, nhận <br />
thấy không có sự khác biệt giữa MRSA và MSSA <br />
khi MIC của vancomycin ≤1µg/mL. Nhưng với <br />
giá trị MIC của vancomycin cao hơn thì MRSA <br />
có xu hướng gia tăng. Với MRSA có MIC <br />
1,5µg/mL (5,3%) và 2µg/mL (1,3%). So với MSSA <br />
có MIC 1,5µg/mL (4,2%) và 2µg/mL (0%). <br />
<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố MIC theo vi khuẩn <br />
0,75<br />
1<br />
1,5<br />
2<br />
≤ 0,5<br />
MSSA 36 (50%) 22 (30,6%) 11 (15,3%) 3 (4,3%) 0 (0%)<br />
50<br />
1<br />
MRSA<br />
10 (13,3%) 10 (13,3%) 4 (5,3%)<br />
(66,7%)<br />
(1,3%)<br />
Tính<br />
86<br />
7<br />
1<br />
32 (21,8%) 21 (14,3%)<br />
chung (58,5%)<br />
(4,8%) (0,7%)<br />
<br />
266<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố MIC theo vi khuẩn <br />
Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ <br />
trên những dòng vi khuẩn MRSA, không có <br />
hiện diện của VRSA và VISA. Nhưng tỷ lệ <br />
MRSA có giá trị MIC của vancomycin từ 1 ‐ <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
2µg/mL là 20%. Đây là những chủng vi khuẩn có <br />
khả năng tạo ra kiểu hình hVISA. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đối với S. aureus việc phát hiện đề kháng với <br />
methicillin (MRSA) rất có ý nghĩa. Bởi vì đây là <br />
một thông số chỉ điểm vi khuẩn kháng đa kháng <br />
sinh(10). Kết quả nghiên cứu với tỷ lệ MRSA là <br />
51%, tỷ lệ này không có khác biệt so với các <br />
nghiên cứu thực hiện trong và ngoài nước <br />
này(8,6). Nếu vi khuẩn là MRSA có tỷ lệ đề kháng <br />
khá cao với aminoglycodides, macrolides và các <br />
kháng sinh khác so với MSSA. Các công trình <br />
nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận điều <br />
này(10,4,6,12,13,17). Do đó, các nhà lâm sàng có thể <br />
dựa vào đề kháng methicillin của S. aureus để <br />
tiên đoán là vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh. <br />
Nhiễm trùng do MSSA có thể điều trị hiệu <br />
quả trên kháng sinh β‐lactams hoặc kháng sinh <br />
thuộc các họ khác. Nhưng với MRSA đã trở <br />
thành một vi khuẩn đề kháng đa kháng sinh. <br />
Vancomycin được xem như là lựa chọn hàng <br />
đầu trong điều trị nhiễm trùng do MRSA(4). Thế <br />
nhưng trên những dòng vi khuẩn MRSA có MIC <br />
của vancomycin cao thì việc điều trị bằng <br />
vancomycin có nguy cơ thất bại cao. Theo <br />
Hidaya (2006), khả năng điều trị MRSA bằng <br />
vancomycin thành công là 85% (MIC ≤ 1µg/mL) <br />
và 62% (MIC = 2µg/mL)(5). Tương tự, theo Moise <br />
(2007) khả năng thành công của vancomycin <br />
trên MRSA là 77% (MIC = 0,5µg/mL), 71% <br />
(MIC=1µg/mL) và 21% (MIC = 2µg/mL)(7). Một <br />
công trình nghiên cứu gần đây của Carla <br />
J.Walraven (2011) cũng cho thấy khả năng thất <br />
bại của vancomycin khi điều trị MRSA trên các <br />
nhiễm trùng khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ thất bại là <br />
5% (MIC =1µg/mL), 40% (MIC = 1,5µg/mL) và <br />
gần 50% (MIC =2µg/mL)(15). Trong nghiên cứu <br />
này, MRSA có MIC của vancomycin 1µg/mL <br />
(13,3%), 1,5µg/mL (5,3%) và 2µg/mL (1,3%). Từ <br />
đó, nhận thấy rằng nguy cơ thất bại trong điều <br />
trị bằng vancomycin là rất cao. Mặc dù rằng giá <br />
trị MIC này vẫn còn nằm trong giới hạn nhạy <br />
cảm của vancomycin. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Vancomycin là một kháng sinh hàng đầu <br />
trong điều trị nhiễm trùng do MRSA. Với kết <br />
quả nghiên cứu này, S. aureus và kể cả MRSA <br />
vẫn còn nhạy cảm với vancmycin. Nhưng <br />
MRSA có MIC của vancomycin ≥ 1µg/mL là <br />
20%, trong đó có trường hợp MIC lên đến <br />
2µg/mL (1,3%). Điều này, cho thấy nguy cơ <br />
thất bại của vancomycin trong điều trị MRSA. <br />
Cũng như cảnh báo khả năng xuất hiện những <br />
dòng vi khuẩn VISA và VRSA, khi mà <br />
vancomycin đang được sử dụng rộng rãi trong <br />
điều trị như hiện nay. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Askari E, Soleymani F, Arianpoor A, Tabatabai SM, Amini A, <br />
Naderinasab M. (2012) ʺEpidemiology of mecA‐Methicillin <br />
Resistant Staphylococcus aureus (MRSA) in Iran: A <br />
Systematic Review and Meta‐analysisʺ. Iran J Basic Med Sci, 15 <br />
(5), 1010‐9. <br />
CLSI (January 2012) Performance Standards for Antimicrobial <br />
Susceptibility Testing; Informational Supplement 2012. 22th <br />
edition ed,Clinical and Laboratory Standards Institute. <br />
Dhand A, Sakoulas G (2012). ʺReduced vancomycin <br />
susceptibility among clinical Staphylococcus aureus isolates <br />
(ʹthe MIC Creepʹ): implications for therapyʺ. F1000 Med Rep, 4, <br />
4. <br />
Garau J, Bouza E, Chastre J, Gudiol F, Harbarth S. (2009) <br />
ʺManagement of methicillin‐resistant Staphylococcus aureus <br />
infectionsʺ. Clin Microbiol Infect, 15 (2), 125‐36. <br />
Hidayat LK, Hsu DI, Quist R, Shriner KA, Wong‐Beringer A <br />
(2006) ʺHigh‐dose vancomycin therapy for methicillin‐<br />
resistant Staphylococcus aureus infections: efficacy and <br />
toxicityʺ. Arch Intern Med, 166 (19), 2138‐44. <br />
Johnson AP, Pearson A, Duckworth G. (2005) ʺSurveillance <br />
and epidemiology of MRSA bacteraemia in the UKʺ. J <br />
Antimicrob Chemother, 56 (3), 455‐62. <br />
Moise PA, Sakoulas G, Forrest A, Schentag JJ. (2007) <br />
ʺVancomycin in vitro bactericidal activity and its relationship <br />
to efficacy in clearance of methicillin‐resistant Staphylococcus <br />
aureus bacteremiaʺ. Antimicrob Agents Chemother, 51 (7), 2582‐<br />
6. <br />
Nguyễn Duy Phong, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Lê Như Tùng <br />
(2010) ʺĐặc điểm nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn ở bệnh <br />
nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP. <br />
Hồ Chí Minh năm 2005‐2006ʺ. Y Học TP. Hồ Chí MInh, Tập 14 <br />
(Phụ bản số 1), 464‐463. <br />
Nguyễn Sử Minh Tuyết, Vũ Thị Châu Hải, Trương Anh <br />
Dũng, Lê Thị Tuyết Nga (2009) ʺKhảo sát vi khuẩn gây nhiễm <br />
trùng bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Địnhʺ. Tạp chí Y <br />
Học TP. Hồ Chí Minh., Tập 13 (Số 6), 295‐300. <br />
Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2005) ʺĐề kháng kháng <br />
sinh của Staphylococcus aureus và hiệu quả in‐vitro của <br />
Linezolid ‐ Kết quả từ nghiên cứu đa trung tâm trên 235 <br />
chủng phân lậpʺ. Y học thực hành, 513, p. 244‐248. <br />
<br />
267<br />
<br />