intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy trẻ nấu ăn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

119
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ cùng bạn vào bếp để chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà và vui đùa với chúng. Có những công việc tưởng chừng rất đơn điệu nhưng sẽ trở thành những giây phút đáng nhớ, giúp trẻ phát triển và hình thành những kỹ năng và trí thông minh. Vậy lúc nào nên cho trẻ cùng vào bếp với bạn? Khi trẻ dưới hai tuổi: Hãy cho trẻ ngồi vào chiếc ghế cao, đồng thời chỉ cho trẻ xem những món rau củ cùng những vật dụng khác trong nhà bếp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy trẻ nấu ăn

  1. Dạy trẻ nấu ăn
  2. Bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ cùng bạn vào bếp để chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà và vui đùa với chúng. Có những công việc tưởng chừng rất đơn điệu nhưng sẽ trở thành những giây phút đáng nhớ, giúp trẻ phát triển và hình thành những kỹ năng và trí thông minh. Vậy lúc nào nên cho trẻ cùng vào bếp với bạn? Khi trẻ dưới hai tuổi: Hãy cho trẻ ngồi vào chiếc ghế cao, đồng thời chỉ cho trẻ xem những món rau củ cùng những vật dụng khác trong nhà bếp. Bằng hình thức đưa ra những nhận xét của bạn về việc mình đang làm để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Khi bạn nói với trẻ: “Trái táo này có màu đỏ, mẹ sẽ dùng dao để cắt nó ra thành miếng nhỏ”, tức là bạn đã dạy cho trẻ một số khái niệm “phức tạp” như màu đỏ, cắt, miếng nhỏ… Kế tiếp, bạn sẽ cho trẻ cầm lấy một sản phẩm rau củ đã được rửa sạch để trẻ có thể quan sát. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi được nếm những sản phẩm mới: Một trái anh đào, một miếng phô mai… Khi trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Trẻ có thể đáp ứng những yêu cầu của bạn đưa ra, chẳng hạn như: “Con hãy lấy cho mẹ trái cam trong tủ. Không phải trái lớn mà trái nhỏ nhé”. Trẻ sẽ học được cách đa dạng hóa những kinh
  3. nghiệm về giác quan như giữa sống và chín, giữa lớn và nhỏ, giữa nóng và nguội, giữa ngọt và mặn hoặc giữa trước và sau khi nấu chín… Ngoài ra, đây còn là trò chơi nhỏ giúp trẻ tập phân nhóm các loại thực phẩm dựa trên hình thái, mùi vị và màu sắc. Ở trẻ lớn hơn, nó sẽ học được tính lôgic. Qua việc chế biến món ăn, sẽ giúp trẻ nhận thức được khái niệm một nửa, gấp đôi… Những khái niệm này có liên quan đến phạm trù khối lượng như nhiều hơn, ít hơn và hình dạng như tròn, vuông. Trẻ có thể sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, trang trí các món rau củ bằng các loại rau thơm chẳng hạn. Ngoài ra, trẻ có thể cùng bạn làm món bánh gatô hoặc tự nó chuẩn bị chiếc bánh ngọt cho mình bằng cách vo bột thành hình dạng tròn, rải táo lên trên để bạn cho vào lò nướng. Trẻ sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc vì đã góp phần tạo ra những sản phẩm đáng yêu này. Khi trẻ từ 4 đến 7 tuổi: Bạn cần tập cho trẻ cách tính toán, chẳng hạn như đếm số khoai tây trong rổ, số muỗng bột mì, số khách mời hôm nay… Trẻ có thể đưa ra gợi ý như cho thêm gấp hai lần nguyên liệu, chia nguyên liệu ra làm ba phần bằng nhau hoặc thực hiện quá trình cân, đo, đong, đếm, biết những giá trị nguyên liệu thay thế tương đương.
  4. Từ đó, trẻ sẽ học được cách tính toán thời gian chuẩn bị và chế biến nguyên liệu, những mẹo vặt đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ trở thành một phụ bếp tí hon nhưng đắc lực, đồng thời giúp trẻ phát triển thêm trí thông minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2