1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi tập trung đông dân cư
với các mức thu nhập và điều kiện sống khác nhau. Nhu cầu của người dân về chất lượng dịch
vụ công trong lĩnh vực y tế ngày càng cao. Để thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe nhân dân, các cơ sở khám chữa bệnh cần phải có công cụ trong đó tài sản là
công cụ vật chất không thể thiếu. Tài sản công là điều kiện vật chất thiết yếu phục vụ hoạt
động của các cơ sở y tế, bao gồm nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp,
các phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh và công tác quản lý,
điều hành (sau đây gọi là nhà, đất, xe ô tô và tài sản khác).
Theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu của mọi tài sản công, nhưng
nhà nước giao các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ máy của mình là chủ thể trực tiếp quản lý,
sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.
Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN CL) trong lĩnh vực y tế thuộc thành phố (TP)
Hà Nội được Nhà nước trang bị công cụ là tài sản công thông qua nhiều hình thức khác nhau:
giao tài sản bằng hiện vật, giao quyền sử dụng đất, giao ngân sách cho đơn vị để đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản; cho phép các đơn vị được sử dụng các nguồn thu được để lại và các
nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản để thực hiện hoạt động khám,
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo dữ liệu từ Hệ thống quản lý tài sản công của
Sở Tài chính Hà Nội đến thời điểm 31/12/2023 tại TP Hà Nội thì các ĐVSN CL trong lĩnh
vực y tế là khối cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (nay là tài sản
công) với tổng giá trị lớn nhất so với mặt bằng chung toàn TP; điều đó đòi hỏi việc quản lý,
sử dụng tài sản công tại lĩnh vực này phải đạt hiệu quả cao vì đó là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định chất lượng của công tác y tế trong việc chăm sóc sức khỏe, tính mạng
người dân.
Trong điều kiện hoạt động bình thường, trước đại dịch Covid-19 bùng phát, từ thực tế
cho thấy vẫn còn tình trạng tài sản tại đơn vị này thì không được sử dụng hết công suất (như
tài sản công tại một số trạm y tế xã/phường), trong khi một số đơn vị khác lại luôn trong tình
trạng quá tải, không đủ máy móc, thiết bị, giường bệnh (tại các Bệnh viện trong nội thành Hà
Nội) ... Tình trạng đầu tư, mua sắm tài sản là máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác
khám chữa bệnh tại một số ĐVSN CL trong lĩnh vực y tế của TP còn chưa phù hợp, chưa
hiệu quả, gây lãng phí và vi phạm quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật về
TSC, việc đầu tư, mua sắm TSC tại các ĐVSN CL phải đảm bảo, tuân thủ tiêu chuẩn, định
mức được cấp có thẩm quyền ban hành và trên cơ sở nhu cầu thực tiễn cũng như yêu cầu của
nhiệm vụ được giao và phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, qua công tác
thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra nhiều trường hợp sử dụng tài sản y tế chưa đúng tiêu chuẩn,
định mức hoặc không phù hợp với công tác chuyên môn; nhiều máy móc, thiết bị mua về