Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo! (Phần đầu)
lượt xem 242
download
Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng thành công với dự án kinh doanh của mình. Nếu bạn đã từng thất bại, bạn thử dành chút ít thời gian vàng ngọc để nhìn lại dự án đó và đối chiếu nó với những yếu tố dưới đây, xem nó đã đủ chưa, có cần bổ sung gì không? Rất có thể bạn sẽ rút ra cho mình một vài kinh nghiệm khá bổ ích nào đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo! (Phần đầu)
- Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo! (Phần đầu) Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng thành công với dự án kinh doanh của mình. Nếu bạn đã từng thất bại, bạn thử dành chút ít thời gian vàng ngọc để nhìn lại dự án đó và đối chiếu nó với những yếu tố dưới đây, xem nó đã đủ chưa, có cần bổ sung gì không? Rất có thể bạn sẽ rút ra cho mình một vài kinh nghiệm khá bổ ích nào đó. 1/ Vốn: Yếu tố vốn cần được đặt lên hàng đầu trong quá trình lập dự án. Để đi đến thành công thì dĩ nhiên điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn cần có đủ
- vốn, cả về tiền mặt cũng như các loại hình vốn khác. Quy định pháp luật của nhiều nơi yêu cầu chủ doanh nghiệp có một lượng vốn pháp định nhất định. Mặt khác, một dự án kinh doanh cần có một số vốn cần thiết để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khi cần. Tại Mỹ, pháp luật thường quy trách nhiệm cụ thể cho chủ doanh nghiệp, những người chịu trách nhiệm về vấn đề vốn. Nếu một chủ doanh nghiệp thất bại trong việc cung cấp vốn cho các hoạt động kinh doanh và sau đó bóp méo tình hình tài chính của công ty trước các chủ nợ, toà án có thể cho phép các chủ nợ thu hồi toàn bộ số tiền cho vay trước thời hạn từ một hay nhiều công ty của chủ doanh nghiệp. Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp không nên khiến các nhà đầu tư hiểu nhầm về số lượng vốn cần thiết cho việc bắt đầu và thực hiện dự án kinh doanh. Nếu chủ doanh nghiệp “gạ gẫm” những khoản tiền từ các nhà đầu tư mà không trên cơ sở số vốn thực tế của vốn dự án, chẳng hạn như “Chúng tôi chỉ cần duy nhất 50.000 USD để khởi động hoạt động kinh doanh trong vòng 12 tháng” – và sau đó, cùng với thực tế hoạt động đầu tư, chủ doanh nghiệp lại cho rằng lượng vốn đó chưa đủ và yêu cầu nhà đầu tư tiếp tục bỏ ra những khoản tiền mới thì pháp luật cho phép các nhà đầu tư có thể yêu cầu lấy lại khoản tiền đầu tư của mình trực tiếp từ tay chủ doanh nghiệp. Pháp luật rất coi trọng những gì mà chủ doanh nghiệp đã cam kết về số vốn góp ban đầu. Do vậy, để đảm bảo yếu tố vốn, các dự án kinh doanh nên cố gắng xác định lượng vốn cần thiết trong một thời gian hợp lý. Chủ doanh nghiệp cần phác thảo và tính toán những con số trên cơ sở hợp lý hoá các chí phí cần thiết như chi phí khởi động dự án, vốn hoạt động, chi phí đầu tư mua sắm, chi phí hoạt động và lợi nhuận. Những con số tài chính này nên chính xác và được áp dụng trong khoảng thời gian từ sáu đến mười hai tháng. Việc xác định thời gian thực tế sẽ dựa vào các yếu tố như tính phức tạp của dự án, lượng vốn cần thiết, số lượng nhà đầu tư và những dự đoán tình hình tài chính trong tương lai. Với bước đi này, chủ doanh
- nghiệp sẽ giảm thiểu các rủi ro pháp luật về vấn đề vốn phát sinh từ việc bắt buộc phải tăng vốn đầu tư và bóp méo sự thật với các nhà đầu tư. 2/ Việc sử dụng vốn Một dự án kinh doanh khả thi là dự án mà tại đó khả năng sử dụng đồng vốn được tính toán rõ ràng và cẩn thận. Các nhà đầu tư, chủ nợ và đối tác kinh doanh sẽ rất quan tâm đến việc công ty dự định sử dụng đồng vốn đầu tư của họ như thế nào để sinh lợi nhuận và đẩy mạnh tăng trưởng cho công ty. Vấn đề đặt ra đối với chủ doanh nghiệp là trong mỗi dự án kinh doanh cần tạo ra sự đồng nhất trong mong đợi của mình với mong đợi của các nhà đẩu tư, chủ nợ và đối tác kinh doanh. Khả năng sử dụng vốn trong mỗi dự án kinh doanh thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí đầu tư mua sắm tài sản cố định, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí cho marketing, nâng cao năng lực sản xuất, thuê nhà thầu phụ và nhà tư vấn, trả lương và trả hoa hồng. Ví dụ, nếu chủ doanh nghiệp muốn sử dụng một lượng vốn khá lớn để trả lương và hoa hồng thì cần nêu rõ điều này trong dự án kinh doanh. Càng chi tiết bao nhiêu trong việc sử dụng vốn thì dự án kinh doanh sẽ càng tránh được rủi ro bấy nhiêu, các nhà đầu tư, chủ nợ cũng sẽ an tâm hơn với đồng tiền mình đã bỏ ra. 3/ Trách nhiệm quản lý Đoàn tàu cần có đầu tàu để chuyển động. Cũng như vậy, mỗi dự án kinh doanh cần có các nhà quản lý chèo lái. Do đó, các dự án kinh doanh nên thể hiện rõ các trách nhiệm và nghĩa vụ cần thiết của công việc quản lý để thực hiện thành công dự án. Trách nhiệm có thể bao gồm các chức năng từ việc phát triển sản phẩm, thuê nhân công, thử nghiệm sản phẩm, bán hàng, marketing và quản lý tài chính. Một khi xác định được những điều này, dự án kinh doanh của bạn có thể phân định rõ trách nhiệm cho các nhà quản lý hay các bộ phận chuyên môn riêng biệt. Luật pháp nhiều nơi thường đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với trách nhiệm
- quản trị như việc thông qua quyết định, ký và đóng dấu, cấp phép,… Một công ty sẽ giảm thiểu sai sót trong hoạt động quản trị nếu phân định một cách chính xác trách nhiệm của các nhà quản lý. Cũng như vậy, chủ doanh nghiệp sẽ hạn chế được nhiều rủi ro liên quan đến công tác quản lý. 4/ Rủi ro bồi thường thiệt hại Dự án kinh doanh cần đưa ra được những dự đoán hợp lý về các trường hợp bồi thường thiệt hại phát sinh trong hoạt động thường nhật. Đôi khi, nếu không lường trước, công ty có thể bị thiệt hại khá lớn khi phải bồi thường trong nhiều trường hợp như khách hàng bị thương gây ra bởi sản phẩm của công ty, những sai sót trong sản phẩm, dịch vụ của công ty, các điều khoản bảo hành chưa hợp lý, những sai sót từ nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu, máy móc hay dịch vụ hay những thiếu sót đối với những nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Để tránh những khoản tiền bồi thường quá lớn, chủ doanh nghiệp trong mỗi dự án kinh doanh của mình cần lường trước các rủi ro có thể gặp phải, vạch ra những kế hoạch dự tính để giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro này, chẳng hạn như tính đến việc mua bảo hiểm trách nhiệm, sử dụng quyền từ chối bảo hành trong một số trường hợp, thuê luật sư để duyệt lại các văn bản, thiết kế các chương trình thử nghiệm sản phẩm,… Việc phân tích rủi ro bồi thường này sẽ giúp chủ doanh nghiệp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh khi công ty phải bồi thường do một sai sót nào đó. Hơn thế nữa, sự phân tích và vạch kế hoạch này sẽ giảm bớt lo lắng của các nhà đầu tư, chủ nợ và đối tác kinh doanh. 5/ Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn có một dự án kinh doanh hoàn hảo. Trên thương trường, các rủi ro kinh doanh thường xuyên xuất hiện và có những tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro kinh doanh bao gồm các sự cố như mất dữ liệu, xâm phạm an ninh, mất các nhân viên chủ chốt, mất tài sản có giá trị, giá cả thay đổi, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh
- mới, nạn sao chép sản phẩm hay dịch vụ của công ty, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong việc phân phối, những quy định mới và kinh nghiệm quản lý yếu kém. Trước khi lập một dự án kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần vạch ra các chiến lược để giảm thiểu tác động của rủi ro đến hoạt động của công ty, chẳng hạn như sao lưu dữ liệu quan trọng, mua bảo hiểm, sử dụng các hợp đồng với giá cung cấp dài hạn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, thực thi các kế hoạch bảo vệ an ninh, chỉ định các nhân viên tốt sẵn sàng làm việc lâu dài, đào tạo marketing và phân phối sản phẩm. Việc phân tích rủi ro kinh doanh sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực khi những rủi ro này xuất hiện. Hơn thế nữa, cũng như rủi ro bồi thường thiệt hại, việc xác định rủi ro kinh doanh sẽ giảm bớt nỗi lo lắng của các nhà đầu tư, chủ nợ và đối tác kinh doanh. Họ sẽ tin tưởng và cảm nhận được tính khả thi của dự án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương án kinh doanh mẫu
42 p | 3227 | 797
-
Quản trị dự án – 10 bước để cứu nguy một Dự án
6 p | 482 | 277
-
Để có một dự án kinh doanh hoàn hảo! (Tiếp theo và hết)
6 p | 378 | 206
-
Lập danh sách rủi ro cho dự án kinh doanh thương mại điện tử của bạn
7 p | 400 | 174
-
Qui trình xây dựng một dự án đơn giản
4 p | 396 | 173
-
Cách trình bày một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo
13 p | 951 | 113
-
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT BẢN ĐỀ XUẤT DỰ ÁN KINH DOANH (BUSINESS CASE)
9 p | 591 | 90
-
Làm thế nào để lập một dự án đầu tư?
7 p | 199 | 55
-
Để giáo dục và nghiên cứu trở thành dự án kinh doanh hiệu quả
6 p | 133 | 33
-
CHƯƠNG 10 QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
26 p | 132 | 32
-
Làm sao để có ý tưởng kinh doanh tốt
4 p | 137 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, cải tạo chỉnh chu khu vực dải trung tâm thành phố tại Ban quản lí Công trình Xây dựng Phát triển Đô thị
121 p | 186 | 23
-
Lập kế hoạch kinh doanh: Phần 1
160 p | 34 | 20
-
Trao đổi về dự án mô hình kinh doanh
3 p | 165 | 18
-
Một số khái niệm thường gặp khi chuẩn bị Dự án
5 p | 75 | 9
-
Đánh giá hiệu quả tài chính dự án
12 p | 104 | 4
-
Kết thúc dự án và xây dựng mục tiêu
28 p | 85 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn