ĐỀ CƯƠNG THI HKI VẬT LÝ 6<br />
Câu 1:<br />
Các đại lượng<br />
Kí hiệu<br />
Đơn vị<br />
Dụng cụ đo<br />
<br />
Thể tích<br />
V<br />
Mét khối (m3)<br />
Bình chia độ, ca đong …<br />
<br />
Độ dài<br />
l<br />
Mét (m)<br />
Thước<br />
<br />
Khối lượng<br />
m<br />
kilogram (kg)<br />
Cân<br />
<br />
Lực<br />
F<br />
Newton (N)<br />
Lực kế<br />
<br />
Câu 2: Lực là gì ? Thế nào là hai lực cân bằng ?VD. Nêu kết quả tác dụng của lực? Vật chịu tác<br />
dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ?<br />
* Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F . Đơn vị: Newton (N).<br />
*Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một<br />
vật. VD: hai đội kéo co mạnh như nhau.<br />
* Kết quả tác dụng của lực là làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động, hai kết quả trên có thể cùng<br />
xảy ra.<br />
* Nếu vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ tiếp tục đứng yên.<br />
Câu 3: Trọng lực là gì ? Nêu phương, chiều của trọng lực. Trọng lượng là gì? Đơn vị của trọng lựơng<br />
Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.<br />
*Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía TĐ.<br />
* Trọng lượng một vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. Kí hiệu: P . Đơn vị: Newton (N).<br />
- Công thức liên hệ trọng lượng và khối lượng một vật:<br />
P = 10.m<br />
P : Trọng lượng của vật (N)<br />
m : Khối lượng của vật (kg)<br />
Câu 4: Lực đàn hồi là gì ? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi.<br />
*Những vật có tính đàn hồi: lò xo, dây thun, nệm cao su…<br />
*Lực đàn hồi xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng.<br />
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc ở hai đầu của nó.<br />
- Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.<br />
Câu 5: Dụng cụ để đo lực là gì ?<br />
* Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực và trọng lượng của vật.<br />
Câu 6: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đo của khối lượng riêng và<br />
trọng lượng riêng. Viết công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng.<br />
a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.<br />
- Kí hiệu : D.<br />
Đơn vị : kg/m3.<br />
D : Khối lượng riêng của chất (kg/m3)<br />
D=m:V<br />
m : Khối lượng vật (kg)<br />
V : Thể tích vật (m3)<br />
- Nói KLR của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là : Cứ 1m3 sắt thì có khối lượng là 7800 kg.<br />
b)Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó<br />
-Kí hiệu : d.<br />
Đơn vị : N/ m3<br />
d=m:V<br />
<br />
<br />
<br />
Công thức liên hệ giữa TLR và KLR là:<br />
<br />
d : Trọng lượng riêng của chất (N/m3)<br />
P : Trọng lượng vật (N)<br />
V : Thể tích vật (m3)<br />
<br />
d = 10.D và<br />
D = d : 10<br />
Câu 7: Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào? mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.<br />
<br />
BÀI TẬP<br />
Bài 1. Đổi đơn vị:<br />
1 l = 1 dm3 = ………………………… cm3 = ……………………....…………mm3 ;<br />
1km = …….. m = ………….. dm = ………….. cm = ………. mm;<br />
1 lạng = 1 hg = 100g ; 1 tấn = 1000 kg ; 1g =<br />
1kg/m3 =<br />
a/ 0,45 km =……………… m<br />
b/ 7,5 lạng =……………… g<br />
3<br />
c/ 0,025 m = ……………… l<br />
d/ 12000 g =………………kg<br />
e/ 500 dm3 =……………… m3<br />
f/ 250 kg = ……………… tấn<br />
Chú ý: Không được viết:<br />
10 kg = 100 N<br />
mà phải viết m= 10 kg P = 100 N ;<br />
3<br />
Không được viết : 8900 kg/m = 89000 N/m3 mà phải viết D = 8900 kg/m3 d= 89000 N/m3 .<br />
Bài 2. Một bình chia độ chứa sẵn 35 cm3 nước, người ta bỏ vào bình 5 viên bi giống nhau thì mực nước<br />
trong bình tăng lên đến vạch 50cm3. Tính thể tích của 1 viên bi.<br />
Bài 3. Một viên bi sắt treo vào giá đỡ bằng sợi dây. Hỏi:<br />
a. Viên bi sắt sẽ chịu tác dụng của những lực nào ? Tại sao viên bi sắt lại đứng yên ?<br />
b. Nếu viên bi có trọng lượng l,25N thì viên bi sẽ có khối lượng là bao nhiêu kg ?<br />
Bài 4. Hộp quả cân của một cân Robertval gồm: 2 quả 50g, 2 quả 20g, 4 quả 10g, 2 quả 5g và 10 quả 1 g.<br />
Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân Robertval đó?<br />
Bài 5. a. Đặt một con cá lên cân. Trọng lượng hay khối lượng của con cá làm quay kim cân của cân đồng<br />
hồ? 1,5 kg là trọng lượng hay khối lượng của con cá ?<br />
b. Đem một quả táo lên Mặt Trăng thì trọng lượng hay khối lượng của nó thay đổi? Vì sao?<br />
Bài 6. Ba học sinh hợp sức nâng thùng hàng nặng 60kg, lực kéo mỗi em là 180N. Các em có nâng được<br />
thùng hàng không? Vì sao?<br />
Bài 7. Một khối gỗ có khối lượng 2,4 kg, có thể tích 3 dm3.<br />
a. Tính trọng lượng của khối gỗ.<br />
b. Tính khối lượng riêng của gỗ.<br />
c. Người ta khoét bỏ trên khối gỗ một lỗ tròn có thể tích 50 cm3.<br />
Tìm khối lượng của phần gỗ đã bị khoét bỏ.<br />
Bài 8. Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và có thể tích là 0,0001m3.<br />
a. Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật làm bằng chất gì?<br />
b. Tính trọng lượng riêng của vật?<br />
c. Nếu treo quả nặng này vào lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu?<br />
( D sắt= 7800kg/m3, D đá= 2600kg/m3, Dnhôm= 2700kg/m3)<br />
Bài 9. Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây ?<br />
a) Đưa thùng hàng lên ô tô tải.<br />
b) Đưa xô vữa lên cao.<br />
c) Kéo thùng nước từ giếng lên.<br />
Bài 10. Nhà bác học Newton đang ngồi dưới gốc cây táo đọc sách thì bị quả táo rơi trúng đầu. Vì sao quả<br />
táo lại rơi xuống theo phương thẳng đứng mà không phải chuyển động theo hướng khác ?<br />
<br />