ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 7- HKI. Năm học: 2017-2018<br />
I. LÝ THUYẾT<br />
Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng.<br />
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.<br />
Câu 2:Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy<br />
trời tối lại?<br />
Nơi có nhật thực tòan phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt trăng, bị Mặt trăng che khuất không cho<br />
ánh sáng Mặt trời chiếu đến vì thế đứng ở nơi đó ta không nhìn thấy Mặt trời và trời tối lại.<br />
Câu 3: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?<br />
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.<br />
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’=i).<br />
Câu 4: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? vẽ hình?<br />
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (đối xứng với vật qua gương).<br />
- Ảnh bằng vật.<br />
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.<br />
A<br />
<br />
A’<br />
<br />
B<br />
<br />
B’<br />
<br />
- Hình vẽ :<br />
<br />
Câu 5: a) Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.<br />
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (đối xứng với vật qua gương).<br />
- Ảnh nhỏ hơn vật.<br />
b) So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng?<br />
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.<br />
Câu 6:Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở trước mặt để quan sát các vật ở phía sau có lợi gì<br />
hơn là dùng gương phẳng?<br />
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước<br />
nên quan sát được một khoảng rộng hơn ở phía sau. Tránh tai nạn giao thông.<br />
Câu 7: a) Tính chất ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm.<br />
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.<br />
- Ảnh lớn hơn vật.<br />
b) Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi ánh sáng như thế nào?<br />
- Đối với chùm tia tới song song: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu<br />
được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.<br />
- Đối với chùm tia tới phân kì: một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích<br />
hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.<br />
Câu 8: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?<br />
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.<br />
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động.<br />
Câu 9: Tần số là gì? Đơn vị của tần số?<br />
Số dao động trong một giây gọi là tần số (f). Đơn vị : Héc. Kí hiệu: Hz.<br />
Câu 10: Khi nào vật phát ra âm cao, âm thấp?<br />
- Vật dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.<br />
- Vật dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp.<br />
Câu 11: Biên độ dao động là gì? Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ.<br />
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động<br />
- Vật dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.<br />
- Vật dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.<br />
Câu 12: Nếu gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao?<br />
Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to vì dây đàn dao động mạnh, biên độ dao động lớn, âm phát ra càng to.<br />
<br />
Câu 13: Khi thổi kèn mạnh, âm phát ra to hay nhỏ? Tại sao?<br />
Khi thổi mạnh một cây kèn, tiếng kèn sẽ to vì khí trong kèn dao động mạnh, biên độ dao động lớn, âm phát ra càng<br />
to.<br />
<br />
Câu 14: Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường<br />
nào?<br />
- Âm có thể truyền qua những môi trường như khí, rắn, lỏng.<br />
- Âm không thể truyền qua môi trường chân không.<br />
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất<br />
khí.<br />
Câu 15: Phản xạ âm – Tiếng vang<br />
- Âm phản xạ là âm dôi lại khi gặp một mặt chắn. Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiềuhay ít.<br />
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.<br />
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thu âm tốt). Ví dụ: miếng xốp, cao su xốp,…<br />
- Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thu âm kém). Ví dụ: tấm kim loại phẳng, mặt<br />
gương, mặt đá hoa,…<br />
Câu 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn<br />
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình<br />
thường của con người.<br />
Ví dụ: Tiếng ồn trong các thành phố lớn; Tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá…<br />
*Biện pháp:<br />
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra: treo các biển cấm gây ồn ào ở bệnh viện….<br />
- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung…<br />
- Làm cho âm truyền theo hướng khác: trồng nhiều cây xanh,…<br />
- Vật liệu cách âm là những vật liệu dùng làm giảm tiếng ồn truyền tới tai.<br />
Ví dụ: tường bê tông, kính, cao su xốp, bông, vải…<br />
A<br />
B<br />
<br />
II. BÀI TẬP<br />
Câu 1: Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ<br />
ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.<br />
<br />
B'<br />
A'<br />
<br />
Câu 2: Một vật thực hiện 12000 dao động trong 5 phút. Hãy tính tần<br />
số dao động của vật đó. Tai người có thể nghe được âm thanh do vật đó phát ra không?<br />
Tóm tắt<br />
Giải:<br />
n= 12000<br />
Tần số dao động của vật đó:<br />
t= 5 ph = 300 s<br />
f=?<br />
<br />
f <br />
<br />
12000<br />
40( Hz )<br />
300<br />
<br />
ĐS: f= 40Hz ( tai người có thể nghe được âm thanh này)<br />
<br />
Câu 3: Có 3 gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm cùng hình dạng và kích thước.<br />
Nêu cách nhận biết mỗi gương.<br />
Đặt sát một vật trước mỗi gương nếu:<br />
- Ảnh của một vật là ảnh ảo, nhỏ hơn vật đó: gương cầu lồi.<br />
- Ảnh của vật là ảnh ảo, lớn hơn vật đó: gương cầu lõm<br />
- Ảnh của vật là ảnh ảo, bằng vật đó: gương phẳng.<br />
Câu 4: Chiếu tia tới SI lên mặt gương phẳng MN và tia tới hợp<br />
với gương phẳng một góc 300 (như hình vẽ).<br />
a) Hãy áp dụng định luật phản xạ ánh sáng và vẽ tia phản<br />
xạ IR và vẽ ảnh S’.<br />
b) Tính giá trị của góc phản xạ i’.<br />
<br />
H<br />
S<br />
<br />
i<br />
M<br />
<br />
ta có MIS + SIH = MIH<br />
300 + i<br />
= 900 ( vì pháp tuyến vuông góc với gương)<br />
=><br />
i = 900 - 300 = 600<br />
Mà góc phản xạ bằng góc tới => i’ = i = 600<br />
<br />
R<br />
<br />
i'<br />
<br />
30<br />
<br />
N<br />
I<br />
<br />
Câu 5: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp<br />
trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích<br />
*Vận tốc ánh sáng=300.000km/s; Vận tốc truyền âm trong không khí=340m/s; Mà ánh sáng (tia chớp)<br />
và âm thanh (tiếng sét) tạo ra cùng 1 lúc nhưng nhìn thấy tia chớp trước khi nghe tiếng sét vì vận tốc<br />
ánh sáng > vận tốc truyền âm trong không khí (300.000km/s>340m/s).<br />
Câu 6: Bạn Thanh nghe được tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia sét 5 giây. Tính khoảng cách từ nơi<br />
Thanh đứng trên mặt đất đến vị trí có tia sét. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.<br />
Tóm tắt:<br />
Giải:<br />
v= 340m/s<br />
Sấm sét xảy ra cách nơi Thanh đứng là:<br />
t= 5 s<br />
s = v.t = 340 . 5 = 1700(m)<br />
s =? m<br />
Đáp số: s = 1700m<br />
Câu 7: Cho 1 điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng.<br />
a/ Vẽ ảnh S’ tạo bởi gương dựa theo tính chất của ảnh.<br />
b/ Vẽ tia tới SI cho 1 tia phản xạ đi qua điểm R ở trước gương.<br />
.R<br />
S.<br />
<br />
R<br />
N<br />
S<br />
<br />
i<br />
<br />
i’<br />
Gương phẳng<br />
<br />