ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI I – MÔN SINH LỚP 7 (2017- 2018)<br />
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa Động vật nguyên sinh với Ruột khoang. Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với Ruột<br />
khoang ta cần phải làm gì?<br />
Trả lời:<br />
Động vật nguyên sinh<br />
Ruột khoang<br />
- Cơ thể đơn bào.<br />
- Cơ thể đa bào.<br />
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay lông bơi.<br />
- Di chuyển bằng các tua và sự co rút cơ thể.<br />
- lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thãi bã bằng không bào - Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thải bã bằng lỗ miệng, hầu,<br />
tiêu hóa và không bào co bóp.<br />
khoang tiêu hóa.<br />
- Tự vệ bằng cách hình thành bào xác.<br />
- Tự bảo vệ bằng tế bào gai hay bằng bộ xương đá vôi.<br />
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, sinh sản hữu tính - Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi, sinh sản hữu tính<br />
bằng cách tiếp hợp.<br />
bằng cách hình thành giao tử.<br />
* Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang ta dùng bao tay cao su, vợt…<br />
Câu 2: Bệnh sốt rét có liên quan gì đến sự hoạt động của muỗi Anôphen? Để phòng chống bệnh sốt rét chúng ta cần phải<br />
làm gì?<br />
Trả lời:<br />
- Bệnh sốt rét có liên quan đến hoạt động hút máu của muỗi Anophen.<br />
- Để phòng chống bệnh sốt rét ta phải tiêu diệt muỗi, khai thông cống rãnh để tiêu diệt ấu trùng muỗi, ngủ màn, vệ sinh<br />
môi trường sống, phát hoang cỏ dại…<br />
Câu 3: So với giun dẹp và giun tròn, mức độ tổ chức cơ thể của giun đất có gì tiến hóa hơn?<br />
Trả lời:<br />
- So với giun dẹp và giun tròn, mức độ tổ chức của cơ thể giun đất tiến hóa hơn ở các điểm sau:<br />
+ Có thể xoang.<br />
+ Có thêm hệ tuần hoàn.<br />
+ Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh có các phần chuyển hóa hơn.<br />
Câu 4: a. Nêu những đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?<br />
b. Động vật nguyên sinh có vai trò gì đối với đời sống con người?<br />
Trả lời: Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:<br />
- Cơ thể có kích thước hiển vi.<br />
- Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.<br />
- Phần lớn: Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.<br />
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.<br />
Câu 5: Nêu ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?<br />
Trả lời:<br />
- Tế bào gai trong đời sống của thủy tức có ý nghĩa:<br />
+ Tế bào gai có chức năng tự vệ: trong cấu tạo, tế bào gai có sợi rỗng xoắn thông với túi chứa chất độc nên thủy tức dùng<br />
tế bào gai để tự vệ;<br />
+ Tế bào gai làm nhiệm vụ bắt mồi: Khi con mồi chạm phải tế bào gai thì chất độc từ tế bào gai phóng ra làm tê liệt con<br />
mồi;<br />
Câu 6: Vai trò của giun đất trong sản xuất nông nghiệp?<br />
Trả lời:<br />
- Vai trò của giun đất trong sản xuất nông nghiệp:<br />
+ Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây dễ nhận oxi để hô hấp; tăng năng suất cây trồng;<br />
+ Phân giun đất làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất, đẩy mạnh hoạt động của<br />
vi sinh vật có ích cho đất.<br />
<br />
Câu 7:<br />
a. Theo em giun đũa gây ra tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người?<br />
b. Để phòng chống giun đũa ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?<br />
Trả lời:<br />
<br />
a.Tác hại của giun đũa đến sức khỏe con người trong đời sống hàng ngày:<br />
- Lấy chất dinh dưỡng của người.<br />
- Sinh ra độc tố gây buồn nôn, đau bụng vặt ăn không tiêu hoặc gây tắt ruột, tắt ống mật.<br />
b.Biện pháp để phòng chống giun đũa kí sinh ở người:<br />
- Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống như rửa tay trước khi ăn, không để đất, cát dính<br />
vào đầu móng tay, không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn và không dùng<br />
phân bắc tưới bón cây, không ăn rau sống có liên quan đến bệnh giun đũa.<br />
- Mỗi người phải tẩy giun 1 đến 2 lần trong một năm.<br />
Câu 8: Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có trai?<br />
Trả lời: Nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có là do:<br />
Ấu trùng của trai khi nở ra, sống bám vào da và mang cá một vài tuần trước khi rơi xuống bùn. Khi thả cá, ấu trùng trai<br />
theo cá vào ao.<br />
Câu 9:<br />
a. Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp trong đời sống con người?<br />
b. Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?<br />
Trả lời:<br />
a. Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp trong đời sống con người:<br />
- Lợi ích:<br />
+ Cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn của động vật khác;<br />
+ Làm thuốc chữa bệnh;<br />
+ Thụ phấn cho cây trồng;<br />
+ Làm sạch môi trường;<br />
- Tác hại:<br />
+ Làm hại cây trồng<br />
+ Làm hại nông nghiệp;<br />
+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền;<br />
+ Là vật trung gian truyền bệnh<br />
b. Dựa vào đặc tính các tế bào khứu giác trên hai đôi râu của tôm rất phát triển nên tôm nhận biết được thức ăn từ khoảng<br />
cách rất xa. Do đó người dân thường dùng thính để câu tôm hay cất vó tôm.<br />
Câu 10: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?<br />
Trả lời: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống dưới nước:<br />
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn, gắn chặt với thân, giúp cho thân cá cử động dễ dàng và giảm sức cản của nước.<br />
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước làm màng mắt không bị khô và dễ dàng phát hiện ra con<br />
mồi và kẻ thù.<br />
- Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày làm giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước và<br />
giảm sức cản của nước.<br />
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và giảm sự<br />
ma sát giữa da cá với môi trường nước.<br />
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang<br />
và có vai trò như bơi chèo.<br />
Câu 11: Nêu đặc điểm chung của Chân Khớp.<br />
Trả lời:<br />
- Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:<br />
+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.<br />
<br />
+ Các chân phân đốt khớp động.<br />
+ Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.<br />
Câu 12: Vì sao mực bơi nhanh lại được xếp chung ngành với Ốc sên bò chậm chạp?<br />
Trả lời:<br />
Mực được xếp chung ngành với ốc sên vì mực có những đặc điểm giống Ốc sên như:<br />
+ Có thân mềm, cơ thể không phân đốt.<br />
+ Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.<br />
+ Có khoang áo phát triển.<br />
+ Có hệ tiêu hóa phân hóa.<br />
Câu 13: Kể tên 1 số chân khớp có ích ở địa phương?<br />
Trả lời:<br />
- Làm thức ăn cho người có giá trị dinh dưỡng cao: Tôm, cua, ghẹ, nhộng tằm…, là nguồn thủy sản xuất khẩu quan trọng:<br />
tôm hùm, tôm càng xanh…<br />
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm….<br />
- Thụ phấn cho cây trồng: Ong, ….<br />
- Làm thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa,…<br />
…..HẾT….<br />
<br />