Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
lượt xem 4
download
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường cung cấp cho các bạn những kiến thức và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. Hy vọng nội dung tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
- TRƯỜNG THCS & THPT XUÂN TRƯỜNG Tổ: Sử Địa CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I Năm học (20172018) Môn: GDCD ; khối: 10 A. TRẮC NGHIỆM (5 đ) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất? Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A Lao động giỏi , có kỹ năng là đủ . B Chỉ cần học tập , tìm hiểu kiến thức trong sách vở là đủ . C Học phải đi đôi với hành . Lý luận phải gắn với thực tế . D Chỉ cần học lí thuyết là đủ. Câu 2: Quan niệm nào sau đây về nhận thức là sai? A Nhận thức của con người bắt nguồn từ thực tiễn. B Nhận thức có được là do người khác mang lại. C Nhận thức có được là nhờ tiếp thu tri thức của thế hệ trước. D Nhận thức có được là do bẩm sinh. Câu 3: Thực tiễn được hiểu là A toàn bộ hoạt động xã hội có mục đích. B toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích của con người. C toàn bộ hoạt động lịch sử của con người. D toàn bộ hoạt động tinh thần, vật chất có mục đích. Câu 4: Nhờ vào các giác quan mà con người có thể hiểu được A các thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng. B các thuộc tính bản chất bên trong và bên ngoài của sự vật hiện tượng. C các thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. D các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Câu 5: “Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển”.Nội dung trên thuộc vai trò nào của thực tiễn? A Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B Thực tiễn là động lực của nhận thức . C Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Câu 6: Sự phát triển ở sự vật hiện tượng diễn ra A theo đường thẳng. B theo đường xoắn ốc. C theo đường tròn. D theo đường cong. Câu 7: Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh cải tạo xã hội là gì? A Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. B Nhu cầu được đáp ứng đầy đủ hơn về vật chất. C Nhu cầu có cuộc sống sung sướng hơn. D Để được đáp ứng đầy đủ hơn về mặt tinh thần. Câu 8: Sản xuất của cải vật chất là A đặc trưng riêng có ở con người. B đặc trưng riêng có ở các sinh vật. C đặc trưng vốn đã có sẵn ở con người. D đặc trưng vốn có ở các sinh vật. Câu 9: Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động có A mục đích và sáng tạo của con người. B động cơ và sáng tạo của con người. C mục đích và tự tạo của con người. D động lực và sáng tạo của con người. Câu 10: Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho xã hội A tồn tại và phát triển. B phát triển. C trường tồn. D lưu vong. Câu 11: C. Mác nói rằng: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là
- A sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. B lao động sản xuất mọi của cải cho xã hội. C sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho đời sống. D sản xuất ra của cải tinh thần cần thiết cho đời sống. Câu 12: Lịch sử loài người được hình thành từ bao giờ? A Khi con người biết tạo ra công cụ lao động. B Khi con người được sinh ra. C Khi loài người xuất hiện. D Khi con người biết tạo ra vủ khí. Câu 13: Cách mạng xã hội theo nghĩa hẹp được hiểu là gì? A Việc lật đổ một chế độ lỗi thời, thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn. B Việc lật đổ một chế độ cũ, thiết lập chế độ xã hội mới. C Việc lật đổ một chế độ xã hội này, thiết lập chế độ xã hội khác. D Việc lật đổ một đế chế lỗi thời, thiết lập đế chế tiến bộ hơn. Câu 14: Mục tiêu cao cả mà chủ nghĩa xã hội luôn vươn tới là gì? A Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. B Xây dựng một thiết chế dân chủ, công bằng, văn minh. C Xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ. D Xây dựng một xã hội văn minh ,dân chủ, công bằng. Câu 15: Khi nói về nhận thức đã có quan niệm cho rằng: Nhận thức là do bẩm sinh mà có. Quan niệm đó thuộc về A triết học duy tâm. B triết học duy vật trước C. Mác. C triết học duy vật biện chứng. D triết học duy ý chí. Câu 16: Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, quá trình nhận thức của con người trải qua mấy gia đoạn? A Hai giai đoạn. B Ba giai đoạn. C Bốn giai đoạn. D Năm giai đoạn. Câu 17: Giai đoạn nhận thức được tạo ra do sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng…Nội dung đó thuộc về giai đoạn nhận thức A cảm tính. B cảm giác. C lí tính. D nhân tính. Câu 18: “Nhờ vào vị giác mà con người biết được muối ăn có vị mặn”.Nội dung đó thuộc về giai đoạn nhận thức nào? A Cảm tính. B Cảm giác. C Lí tính. D Nhân tính. Câu 19: “Nhờ vào thị giác mà con người biết được trời chuẩn bị mưa”.Nội dung đó thuộc về giai đoạn nhận thức nào? A Cảm tính. B Cảm giác. C Lí tính. D Nhân tính. Câu 20: “Nhờ phân tích các chứng cứ thu thập được mà các chiến sĩ công an đã phá được các vụ án, trừng trị thích đáng những kẻ có tội”.Nội dung đó thuộc về giai đoạn nhận thức nào? A Lí tính. B Cảm giác. C Cảm tính. D Nhân tính. Câu 21: “Nhờ đi sâu phân tích, người ta đã tìm ra cấu trúc tinh thể của muối”.Nội dung đó thuộc về giai đoạn nhận thức nào? A Lí tính. B Cảm giác. C Cảm tính. D Nhân tính. Câu 22: Có bao nhiêu dạng hoạt động thực tiễn? A Ba dạng. B Hai dạng. C Bốn dạng. D Năm dạng. Câu 23: Hoạt động sản xuất của cải vật chất là quan trọng nhất vì A nó quyết định các hoạt động khác. B nó quy định các hoạt động khác. C nó phục vụ cho các hoạt động khác. D nó khẳng định các hoạt động khác. Câu 24: Nhờ lao động sản xuất mà ông cha ta rút ra kinh nghiệm: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Kinh nghiệm đó muốn đề cập đến vai trò nào của thực tiễn? A Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B Thực tiễn là động lực của nhận thức. C Thực tiễn là mục đích của nhận thức . D Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
- Câu 25: Nhờ sự kiên trì quan sát bầu trời bằng kính viễn vọng tự sáng chế mà Galilê đã chứng minh thuyết Nhật tân của Côpécníc cho rằng: Trái đất quay xung quanh Mặt trời là đúng. Nội dung đó thuộc về vai trò nào của thực tiễn? A Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B Thực tiễn là động lực của nhận thức. C Thực tiễn là mục đích của nhận thức . D Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Nội dung đó thuộc về vai trò nào của thực tiễn? A Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B Thực tiễn là động lực của nhận thức. C Thực tiễn là mục đích của nhận thức . D Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Câu 27: Khi nói về nhận thức đã có quan niệm cho rằng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, diễn ra rất phức tạp..”. Quan niệm đó thuộc về A triết học duy tâm. B triết học duy vật trước C. Mác. C triết học duy vật biện chứng. D triết học duy ý chí. Câu 28: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó sẽ bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là gì? A Sự phủ định. B Khẳng định của khẳng định. C Phủ định của phủ định. D Sự khẳng định. Câu 29: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là gì?. A Cái mới ra đời thay thế hoàn toàn cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn. B Vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ. C Cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn. D Vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa cái cũ. Câu 30: Khi “gieo hạt đậu xuống đất trong điều kiện bình thường, nó sẽ nãy mầm”. Hạt đậu đã bị thay thế bởi cây đậu do nó sinh ra, ta nói A hạt đậu đã phủ định của phủ định cây đậu. B cây đậu đã phủ định của phủ định hạt đậu. C cây đậu đã phủ định hạt đậu. D hạt đậu đã phủ định cây đậu. Câu 31: Khi “gieo hạt đậu xuống đất trong điều kiện bình thường, nó sẽ nãy mầm, lớn lên , ra hoa và cho những quả đậu mới, quả đậu chín thì thân cây đậu chết đi”. Kết quả sự phủ định này là ta đã tạo ra A cả hạt đậu lẫn cây đậu. B cây đậu. C hạt đậu. D . Câu 32: Khi “gieo hạt đậu xuống đất trong điều kiện bình thường, nó sẽ nãy mầm, lớn lên , ra hoa và cho những quả đậu mới, quả đậu chín thì thân cây đậu chết đi”. Quá trình đó gọi là A sự phủ định. B sự khẳng định của khẳng định. C sự phủ định của phủ định. D sự khẳng định. Câu 33: Sự ra đời của cái mới diễn ra như thế nào? A đơn giản. B dễ dàng. C không đơn giản, dễ dàng. D không khó khăn, phức tạp. Câu 34: Quan niệm nào sau đây về nhân thức là đúng ? A. Nhận thức có được từ thực tiễn. B. Nhận thức có được là do bẩm sinh. C. Nhận thức có được là do thần linh mách bảo. D. Nhận thức là sự phản ánh máy móc sự vật, hiện tượng. Câu 35: Hoạt động cơ bản và quyết định nhất của thực tiễn là A đấu tranh chính trị. B. hoạt động văn học. C. sản xuất vật chất. D. nghiên cứu khoa học. Câu 36: Quan niệm đúng khi nói về thực tiễn là A. toàn bộ hoạt động vật chất. B. toàn bộ hoạt động tinh thần. C. toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần. D. toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người. Câu 37: Nhờ các thao tác tư duy lý luận của bộ óc, mà con người có thể tìm ra được
- A. các thuộc tính bên trong của hiện tượng. B. các thuộc tính bản chất bên trong và bên ngoài của sự vật hiện tượng. C. các thuộc tính bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng. D. các thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng. Câu 38: “Mục đích cuối cùng của nhận thức là cải tạo hiện thực khách quan”.Nội dung trên thuộc vai trò nào của thực tiễn? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Câu 39: Mục đích cuối cùng của nhận thức là gì? A. Cải tạo hiện thực khách quan. B. Cải thiện sản xuất nông nghiệp. C. Cải thiện về giáo dục. D. Cải thiện tình trạng y tế. Câu 40: Việc làm không góp phần vì sự tiến bộ và hạnh phúc của mỗi người A tố cáo hành vi nhận hối lộ. B có lối sống lành mạnh. C vứt rác không đúng nơi quy định. D học tập tốt. Câu 41: Những yếu tố đe doạ tự do, hạnh phúc con người A dịch bệnh . B sự bình đẳng trong xã hội. C môi trường không ô nhiễm. D xã hội an toàn, trật tự. Câu 42: Để phù hợp với quan niệm phủ định biện chứng học sinh phải làm gì? A Chỉ cần học theo cách học trước đây là đủ, không cần phải đổi mới. B Ủng hộ tất cả những cái cũ trong quá khứ. C Luôn suy nghĩ tìm ra phương pháp học tập mới. D Phê phán tất cả những cái cũ của quá khứ. Câu 43: Biểu hiện tính khách quan của quan niệm phủ định biện chứng là A phủ định sạch trơn. B nguyên nhân phủ định do sự tác động bên ngoài. C phá bỏ hoàn toàn cái cũ. D phủ định là tự thân. Câu 44: Ý kiến sai khi nói về phủ định biện chứng A cái mới ra đời có kế thừa yếu tố tích cực, tiến bộ cái cũ. B cái mới ra đời xoá bỏ hoàn toàn cái cũ. C cái mới ra đời thay thế cái cũ. D cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Câu 45: “Gió bão làm cho cây cối bị đổ” thuộc hình thức phủ định nào ? A Biện chứng. B Siêu hình. C Tự thân. D Khách quan. Câu 46: Con người dùng hóa chất độc hại diệt trừ sâu bệnh. Nội dung đó thuộc hình thức phủ định nào ? A Biện chứng. B Siêu hình. C Tự thân. D Khách quan. Câu 47: Phủ định mang tính tất yếu, khách quan , tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển là A phủ định biện chứng. B phủ định siêu hình. C phủ định tự thân. D phủ định khách quan. Câu 48: Quan điềm nào sau đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng ? A cái mới ra đời có kế thừa yếu tố tích cực, tiến bộ cái cũ. B cái mới ra đời xoá bỏ hoàn toàn cái cũ. C cái mới ra đời thay thế hoàn toàn cái cũ. D cái mới ra đời thay thế toàn bộ cái trước đó. Câu 49: Quan điềm thuộc về phủ định siêu hình là A cái mới ra đời có kế thừa yếu tố tích cực của cái cũ. B cái mới ra đời xoá bỏ hoàn toàn cái cũ. C cái mới ra đời có kế thừa yếu tố tiến bộ cái cũ. D cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ.
- Câu 50: Kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật làm cho các giống loài mới xuất hiện. Nội dung đó thuộc về đặc điểm nào của phủ định biện chứng ? A Tính kế thừa. B Tính khách quan. C Tính di truyền. D Tính biến dị. Câu 51: Đặc điểm nào của phủ định biện chứng là tất yếu, khách quan, đảm bảo cho sự vật và hiện tượng phát triển liên tục ? A Tính kế thừa. B Tính khách quan. C Tính di truyền. D Tính biến dị. Câu 52: Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ. Nó tiếp thu có chọn lọc các thành quả mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ cũ. Nội dung đó thuộc về đặc điểm nào của phủ định biện chứng ? A Tính kế thừa. B Tính khách quan. C Tính di truyền. D Tính biến dị. Câu 53: Việc làm góp phần vì sự tiến bộ và hạnh phúc con người A bao che cho những việc làm phi pháp. B vứt rác không đúng nơi quy định. C có lối sống thiếu lành mạnh. D tố cáo hành vi lấy của công phục vụ lợi ích riêng. Câu 54: Yếu tố không đe doạ đến tự do, hạnh phúc con người là A tình trạng chiến tranh, xung đột. B sự bình đẳng trong xã hội. C môi trường ô nhiễm. D tình trạng khủng bố. Câu 55: Học sinh cần phải làm gì để phù hợp với quan niệm phủ định biện chứng ? A Học theo cách học trước đây . B Luôn ủng hộ tất cả những cái cũ. C Luôn suy nghĩ tìm ra cách thức học tập mới. D Luôn phê phán tất cả những cái cũ của quá khứ. Câu 56: “ Nhận thức có được do thực tiễn, kinh nghiệm, tiếp thu từ người khác và thế hệ trước”.Nội dung trên thuộc vai trò nào của thực tiễn? A Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B Thực tiễn là mục đích của nhận thức. C Thực tiễn là động lực của nhận thức. D Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. B. TỰ LUẬN (5 đ) Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.(Xem phần câu hỏi và bài tập ở SGK) .................................HẾT..............................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 7 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
15 p | 139 | 15
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 8 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 153 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018
3 p | 93 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018
3 p | 106 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 66 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 6 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
9 p | 100 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 9 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
11 p | 134 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2017-2018
6 p | 90 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
6 p | 75 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
11 p | 82 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
24 p | 80 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018
3 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 11 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
13 p | 96 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 12 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
19 p | 63 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Tin học 8 năm 2017-2018
4 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
8 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn