Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
lượt xem 3
download
Dưới đây là đề cương ôn tập thi học sinh giỏi môn Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
- TRƯỜNG THCS & THPT XUÂN TRƯỜNG Tổ: Sử Địa CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I Năm học (20172018) Môn: GDCD ; khối: 12 Em hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Bài 1: Pháp luật và đời sống Câu 1: Pháp luật là A. hệ thống các Nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 2: Pháp luật có đặc điểm A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. vì sự phát triển của xã hội. C. pháp luật có tính quy phạm phổ biến , tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức. D. mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 3: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với A. ý chí của giai cấp cầm quyền B. ý chí nguyện vong của nhân dân C. các quy phạm đạo đức D. mọi tầng lớp nhân dân Câu 4: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. giai cấp vô sản B. đa số nhân dân lao động C. Đảng Cộng sản Việt Nam D. giai cấp công nhân Câu 5: Pháp luật Xã hội chủ nghĩa mang bản chất của A. nhân dân lao động B. giai cấp tiến bộ C. giai cấp cầm quyền D. giai cấp công nhân Câu 6: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ A. kinh tế B. chính trị C. xã hội D. đạo đức Câu 7: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của A. các giai cấp B. giai cấp cầm quyền C. giai cấp cách mạng D. nhà nước Câu 8: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 9: Pháp luật là phương tiện để nhà nước A. quản lí xã hội B. bảo vệ các giai cấp C. quản lí công dân D. bảo vệ các công dân Câu 10: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục B. pháp luật C. kế hoạch D. đạo đức
- Câu 11: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình B. các quyền của mình C. quyền và nghĩa vụ của mình D. quyền, lợi ích hợp pháp của mình Câu 12: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. hữu hiệu và phức tạp nhất. B. hiệu quả và khó khăn nhất. C. dân chủ và hiệu quả nhất. D. dân chủ và cứng rắn nhất. Câu 13: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. B. pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện. C. pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện ,vì sự phát triển của xã hội. Câu 14: Bản chất giai cấp là biểu hiện của kiểu pháp luật A. pháp luật Tư sản. B. pháp luật xã hội chủ nghĩa. C. pháp luật phong kiến. D. tất cả các kiểu pháp luật. Câu 15: Hình thức thể hiện của pháp luật A. văn bản có chứa quy phạm xã hội do các tổ chức xây dựng . B. văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. C. văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. D. văn bản Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Câu 16: Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với A. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. B. Hiến pháp. C. Luật Hình sự. D. Luật Hành chính. Câu 17: « Văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật ». Nội dung trên thuộc đặc trưng của pháp luật A. tính quy phạm phổ biến. B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính công bằng, dân chủ. Câu 18: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. B. quy định các hành vi không được làm. C. quy định các bổn phận của công dân. D. các quy tắc xử sự, chuẩn mực về những việc được làm, phải làm và những việc không được làm. Câu 19: Luât Hôn nhân và gia đình khẳng định “ Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với A. quy tắc xử sự trong đời sống xã hội. B. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. C. nguyện vọng của mọi công dân. D. Hiến pháp. Câu 20: Không có pháp luật , xã hội sẽ không có A. dân chủ và hạnh phúc. B. trật tự và ổn định. C. hòa bình và dân chủ. D. sức mạnh và quyền lực. Câu 21: Văn bản quy phạm pháp luật nào có giá trị pháp lí cao nhất ? A. Luật sửa đổi, bổ sung luật Hình sự B. Bộ luật Hình sự. C. Hiến pháp. C. Bộ luật Dân sự. Câu 22: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính hiện đại. C. tính cơ bản. D. tính truyền thống. Câu 23: Bản Hiến pháp nào đang có hiệu lực pháp lí hiện nay? A. Hiến pháp 1992 B. Hiến pháp 2015 C. Hiến pháp 2013 D. Hiến pháp 1992 đã bổ sung và sửa đổi
- Câu 24: Văn bản nào dưới đây KHÔNG PHẢI là văn bản quy phạm pháp luật ? A. Nội quy trường học, điều lệ Đoàn thanh niên. B. Nghị định 36CP của Chính phủ. C. Pháp lệnh sử phạt vi phạm hành chính. D. Tất cả A, B, C. Câu 25: Độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự cần có người đại diện là A. 14 đến 16 tuổi. B. 16 đến dưới 18 tuổi. C. 6 đến 16 tuổi. D. 6 đến dưới18 tuổi. Câu 26: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là A. pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. pháp luật có tính quyền lực. C. pháp luật có tính bắt buộc chung. D. pháp luật có tính quy phạm . Câu 27: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác đó là A. pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. pháp luật có tính quyền lực. C. pháp luật có tính bắt buộc chung. D. pháp luật có tính quy phạm phổ biến . Câu 28: Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và được A. mọi người thực hiện. B. bảo đảm thực hiện. C. xây dựng trong thực tế. D. tuân thủ thực hiện . Câu 29: Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho A. nhân dân lao động. B. tất cả mọi người. C. giai cấp công nhân. D. tầng lớp tri thức. Câu 30: Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định ở đâu ? A. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. B. Bộ luật Hình sự. C. Bộ luật lao động. D. Luật xử phạt vi phạm hành chính. Câu 31: Các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư có hành vi xử sự phù hợp quy định pháp luật sẽ làm cho A. xã hội trật tự, ổn định. B. xã hội phát triển lâu dài. C. xã hội ổn định, trật tự, quyền lợi ích của mỗi người được tôn trọng. D. xã hội ổn định, trật tự, quyền lợi ích hợp pháp của mỗi người được tôn trọng. Câu 32: Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức A. có tính phổ biến với sự phát triển và tiến bô xã hội. B. có tính phù hợp với sự đi lên và tiến bô xã hội. C. có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bô xã hội. D. có tính phù hợp, đúng với sự phát triển và tiến bô xã hội. Câu 33: Những giá trị của đạo đức khi đã trở thành nội dung của các quy phạm pháp luật thì được tuân thủ bằng A. niềm tin, lương tâm. B. danh dự, nhân phẩm. C. sức ép của dư luận xã hội. D. sức mạnh quyền lực nhà nước. Câu 34: Pháp luật là một phương tiện đặc thù để A. thể hiện các giá trị của đạo đức. B. thể hiện và bảo vệ các giá trị của đạo đức. C. thể hiện và tôn vinh các giá trị của đạo đức. D. thể hiện và tôn trọng các giá trị của đạo đức. Câu 35: Giá trị cơ bản nhất mà pháp luật hướng tới là A. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải. B. công bằng, tự nguyện, tự do, lẽ phải. C. công bằng, bình đẳng, tự nguyện, lẽ phải. D. tự nguyện, bình đẳng, tự do, lẽ phải. Câu 36: Ý kiến nào sau đây là không đúng ? A. Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội duy nhất bằng pháp luật. B. Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. C. Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh các phương tiện khác. D. Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội bằng pháp luật.
- Câu 37: Để quản lí xã hội bằng pháp luật Nhà nước cần phải làm gì ? A. xây dựng hệ thống pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của người dân. B. xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống. C. xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống của nhân dân. D. xây dựng hệ thống pháp luật, đưa giáo dục pháp luật vào trong đời sống. Câu 38: Phương thức tác động để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tiễn là gì ? A. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền hành của nhà nước. B. Giáo dục, cưỡng ép bằng quyền lực của nhà nước. C. Giáo dục, cưỡng bức bằng quyền lực của nhà nước.D. Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực của nhà nước. Bài 2 :Thực hiện pháp luật Câu 1: “Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết” thì phải gánh chịu A. trách nhiệm hành chính. B. trách nhiệm hình sự. C. trách nhiệm kỉ luật. D. trách nhiệm dân sự. Câu 2: “Các tổ chức, cá nhân sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép” là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào? A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 3: “Các tổ chức, cá nhân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm” là nội dung của hình thức thực hiện nào của pháp luật? A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 6: “ Cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của công dân”,là nội dung của hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 7: “Thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp…”, là người không A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 8: Khi thuê nhà ông T, ông A đã tự ý sửa chữa, cải tạo mà không được sự đồng ý của ông T . Hành vi này của ông A là hành vi A. vi phạm pháp luật dân sự. B. vi phạm pháp luật hành chính. C. vi phạm pháp luật kỉ luật. D. vi phạm pháp luật hình sự. Câu 9: Tội cố ý đánh người khác gây thương tích nặng là hành vi vi phạm pháp luật A. dân sự. B. hành chính. C. kỉ luật. D.hình sự. Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. các quan hệ nhân dân và quan hệ tài sản. Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
- C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 12: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà A. pháp luật cho phép làm. B. pháp luật quy định phải làm. C. pháp luật không cho phép làm. D. pháp luật quy định. Câu 13: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. quy định làm. B. cho phép làm. C. không cấm. D. quy định phải làm. Câu 14: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật A. pháp luật cấm. B. pháp luật cho phép làm. C. pháp luật không cấm. D. pháp luật không đồng ý. Câu 15: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 16: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này anh M đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 17: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trên đường. Trong trường hợp này chị C đã A. không sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 18: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 19: Công dân A không buôn bán ma túy. Trong trường hợp này công dân A đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật. Câu 20: Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng . Trong trường hợp này anh B đã A. không sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không áp dụng pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật. Câu 21: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 22: Ông K lừa chị H để mượn 10 lượng vàng, như đã quá ngày hẹn khá lâu mà ông K không chịu trả cho chị H. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa án. Việc chị H kiện ông K là hành vi A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 23: Tòa án nhân dân huyện X đã ra quyết định li hôn cho anh A và chị B. Trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện X đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 24: Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. B. cực kì nguy hại cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. C. vô cùng nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- D. rất nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Câu 24: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc quản lí xã hội. B. quy tắc quản lí nhà nước. C. quy tắc kỉ luật lao động. D. nguyên tắc quản lí hành chính. Câu 25: Những hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, là hành vi A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm sở hữu và quan hệ gia đình. C. vi phạm dân sự. D. vi pham tài sản và quan hệ gia đình. Câu 26: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm A. kỉ luật. B. hành chính. C. pháp luật hành chính. D. pháp luật lao động Câu 27: Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này anh B đã vi phạm A. kỉ luật. B. pháp luật hành chính. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hình sự Câu 28: Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C phải gánh chịu A. trách nhiệm kỉ luật. B. trách nhiệm hành chính. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm hình sự Câu 29: Chị L đã lừa hai phụ nữ và 1 trẻ em đưa qua biên giới để bán. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm pháp luật A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. hình sự Câu 30: Qua kiểm tra, cơ quan của anh A phát hiện anh A thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghĩ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh A đã A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm pháp luật hành chính. C. vi phạm pháp luật dân sự. D. vi phạm pháp luật hình sự Câu 31: Là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình đó là A. trách nhiệm pháp lí . B. trách nhiệm kỉ luật. C. trách nhiệm pháp y. D. trách nhiệm hành chính. Câu 32: Dấu hiệu cơ bản của người vi phạm pháp luật là gì? A. hành vi có lỗi. B. hành vi trái pháp luật ,có lỗi C. hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện D. hành vi có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Câu 33: Anh A điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều, đã va phải xe anh H đang đi ở đường một chiều làm cho anh H bị chết. Hành vi đó của anh A phải gánh chịu A. trách nhiệm dân sự . B. trách nhiệm kỉ luật. C. trách nhiệm hình sự. D. trách nhiệm hành chính. Câu 34: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm A. ít nghiêm trọng. B. đặc biệt nghiêm trọng. C. nghiêm trọng. D. không nghiêm trọng. Câu 35: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải bị xử phạt hành chính về vi phạm A. hành chính do cố ý. B. hành chính do cố ý và vô ý. C. hành chính do vô ý. D. không phải bị xử phạt. Câu 36: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải bị xử phạt hành chính về A. vi phạm hành chính do cố ý. B. vi phạm hành chính do lỗi cố ý và vô ý. C. vi phạm hành chính do vô ý. D. không phải bị xử phạt với bất kì lỗi nào. Câu 37: Nguyên tắc của việc xử lí người chưa thành niên phạm tội là để A. giáo dục họ trở thành người tốt. B. giúp họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích.
- C. giúp họ phát triển lành mạnh. D. giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích. Câu 38: Người chưa thành niên,theo quy định của pháp luật Việt Nam là người chưa đủ A. 16 tuổi. B. 17 tuổi. C. 18 tuổi. D. 19 tuổi. Câu 39: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện việc áp dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ qua ngã tư. B. Công dân A gởi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Tòa án ra quyết định xử phạt người phạm tội. D. Anh B, chị S đến phường nơi mình sinh sống để đăng kí kết hôn. Câu 40: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân đã tuân thủ pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ qua ngã tư. B. Công dân A gởi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Tòa án ra quyết định xử phạt người phạm tội. D. Anh B, chị S đến phường nơi mình sinh sống để đăng kí kết hôn. Câu 41: Người kinh doanh không kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật cấm. Trong trường hợp đó người kinh doanh đã A. thực hiện pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 42: Người kinh doanh đã kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật cấm. Trong trường hợp đó người kinh doanh đã A. không thực hiện pháp luật. B. không áp dụng pháp luật. C. không thi hành pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật. Câu 43: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm pháp luật hành chính là A. phạt tiền, cảnh cáo. B. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ. C. buộc phải khắc phục hậu quả do mình gây ra. D. tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Câu 44: Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện A. đúng quyền của mình theo Hiến pháp, pháp luật. B. đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật C. đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp, pháp luật. D. đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật Câu 45: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí là người như thế nào? A. Người đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. B. Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều chỉnh hành vi của mình. C. Người đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, không thể nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình. D. Người đủ 18 tuổi trở lên, có thể nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Câu 46: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước do cá nhân ,tổ chức hoặc cơ quan thực hiện một cách vô ý hay cố ý. Là hành vi A. vi phạm hành chính. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỉ luật. Câu 47: Chủ thể bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác,cách chức ,hạ bậc lương hoặc đuổi việc, khi A. vi phạm hành chính. B. vi phạm hình sự.
- C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỉ luật. Câu 48: Chủ thể sẽ bị trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân..., khi chủ thể A. vi phạm hành chính. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỉ luật. Câu 49: Hình phạt cao nhất của bộ luật hình sự là án tử hình được áp dụng cho người phạm tội từ A. đủ 16 tuổi trở lên. . B. đủ 17 tuổi trở lên. . C. đủ 18 tuổi trở lên. D. đủ 20 tuổi trở lên. . Câu 50: Bạn Nam không mặc áo đồng phục khi đến trường học là hành vi A. hành động . B. không hành động. C. bạo động . D. ý kiến khác. Câu 51: Người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ? A. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 17 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 52: Hành vi nào sau đây là trái pháp luật biểu hiện thành hành vi hành động ? A. Điều khiển xe máy vào đường ngược chiều. B. Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời hạn. C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh. D. Người đi bộ đi trên hè phố. Câu 53: Một học sinh lớp 11 ( đủ 16 tuổi) chạy xe gắn máy có dung tích xilanh 70 cm3 (có đội mũ bảo hiểm), hành vi đó là A. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại. B. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. C. không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì chưa đến tuổi thành niên. D. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định. Câu 54: Hành vi nào sau đây là trái pháp luật biểu hiện thành hành vi không hành động ? A. Không điều khiển xe máy chạy quá tốc độ trong đô thị. B. Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời hạn. C. Không tham gia nghĩa vụ quân sự khi có giấy triệu tập. D. Không buôn bán hàng quốc cấm. Câu 55: Hành vi trái pháp luật biểu hiện thành hành vi không hành động là do không A. sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ B. thi hanh phap luât. ̀ ́ ̣ ̉ C. tuân thu phap luât. ́ ̣ ̣ D. áp dung phap luât. ́ ̣ Câu 56: Hành vi trái pháp luật biểu hiện thành hành vi hành động là do không A. sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ B. thi hanh phap luât. ̀ ́ ̣ ̉ C. tuân thu phap luât. ́ ̣ ̣ D. áp dung phap luât. ́ ̣ Câu 57: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành hình phạt theo A. quyết định của Viện Kiểm sát. B. quyết định của cơ quan điều tra. C. quyết định của Tòa án. D. quyết định của cơ quan công an. Câu 58. Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài: A .Dân sự B. Hình sự C. Hành chính D. Kỉ luật Câu 59: Ông A lấn chiếm lòng lề đường để phơi cà phê hành vi của ông A là hành vi vi phạm. A. Kỷ luật B. Dân sự C. Hình sự D. Hành chính Câu 60: Một hộ dân cắt bớt cành cây vườn nhà mình, do sơ ý để cành cây rơi qua nhà cạnh làm hư hại đến mái nhà nhưng không gây thiệt hại về người. Hành vi đó thuộc hình thức vi phạm pháp luật nào?
- A. Hành chính B. Dân sự C. Hình sự D. Kỷ luật Bài 3:Công dân bình đẳng trước pháp luật Câu 1: Điều 16 Hiến pháp 2013 nước CHXHCN Việt Nam quy định mọi công dân đều A. bình đẳng trước pháp luật. B. bình đẳng trước nhà nước. C. bình đẳng về nghĩa vụ. D. bình đẳng về quyền lợi. Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong A. Hiến pháp. B. Hiến pháp, luật. C. luật và chính sách. D. luật Hành chính. Câu 3: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí A. bằng nhau. B. ngang nhau. C. như nhau. D. khác nhau. Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, tôn giáo, thu nhập. B. thu nhập, tuổi tác, địa vị. C. đô tuổi, giới tính, thu nhập. D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. Câu 5: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. bình đẳng về hưởng quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. B. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. C. bình đẳng về nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. D. bình đẳng về quyền trước Nhà nước và xã hội. Câu 6: Mức độ sử dụng quyền, và thực hiện nghĩa vụ của công dân đến đâu là phụ thuộc vào A. sở thích, điều kiện của mỗi người. B. sở thích, năng lực của mỗi người. C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. D. sở thích, điều kiện, khả năng của mỗi người. Câu7: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị A. ngăn chặn, xử lí. B. xử lí nghiêm khắc. C. xử lí nặng. D. xử lí nghiêm minh. Câu 8: Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước đã A. ngừng đổi mới hệ thống pháp luật. B. ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. không ngừng đổi mới, hoàn thiện pháp luật. D. Câu B, C là sai. Câu 9: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình dẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị. Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất rượu giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A.Bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền kinh doanh.
- Câu 11: Việc đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của A. Nhà nước. B. Nhà nước và pháp luật C. Nhà nước và xã hội. D. Nhà nước và công dân. Câu 12: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền A. cơ bản của công dân. B. thiêng liêng của công dân C. hợp pháp của công dân. D. chính đáng của công dân. Câu 13: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 14: Công dân bình đẳng trước pháp luật là A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. C. Công dân vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Câu 15: Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. quyền và nghĩa vụ của công dân. D. trách nhiệm của công dân. Câu 16: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đây là A. quyền của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. quyền và nghĩa vụ của công dân D. trách nhiệm của công dân. Câu 17: Câu phát biểu nào sau đây là SAI? A. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ. B. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền C. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau. D. Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân , tổ chức khác. Câu 18: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc A. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật. B. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật. C. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. D. tất cả các phương án trên. Câu 19: Quyền của công dân không tách rời A. trách nhiệm của công dân. B. những đóng góp của công dân. C. những lợi ích của công dân. D. nghĩa vụ của công dân. Câu 20: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là
- A.Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp. B.Trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau, công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. C.Trong mọi trường hợp mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau. D.Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Câu 21: Một trong những biểu hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là A.học sinh là con em gia đình chính sách được ưu tiên miễn giảm học phí. B.công dân ở độ tuổi nào cũng được tự do kinh doanh. C.mọi công dân đều được bầu cử, ứng cử. D.chỉ những học sinh dân tộc thiểu số mới được miễn giảm học phí. Câu 22: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ được hiểu là A.mọi học sinh đi học đều phải nộp học phí như nhau. B.mọi người có thu nhập bằng nhau phải nộp thuế thu nhập cá nhân bằng nhau. C.mọi cá nhân , tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế. D.mọi công dân đều có nghĩa vụ tạo thu nhập để xây dựng đất nước. Câu 23: Trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây ? A.Không truy cứu trách nhiệm nếu người vi phạm là cán bô, công chức. B.Công bằng, bình đẳng trong truy cứu trách nhiệm pháp lí. C.Mọi chủ thể vi phạm pháp luật đều bị xử lí vi phạm pháp luật như nhau. D.Bất cứ ai, độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị truy cứu như nhau. Câu 24: Việc cùng tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là trách nhiệm của ai ? A.Nhà nước và xã hội. B.Đảng và Nhà nước. C.Công chức nhà nước. D.Nhà nước và pháp luật. Câu 25: Để bảo đảm mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước cần phải làm gì ? A.Không ngừng đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật. B.Giữ nguyên hệ thống pháp luật. C.Xây dựng hệ thống pháp luật giống như các nước phát triển. D.Không ngừng thay đổi hệ thống pháp luật qua từng năm. Câu 26: Đối với công dân việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến Pháp và luật quy định có vai trò như thế nào đối với việc sử dụng quyền của mình ? A.Quan trọng. B.Quyết định. C.Là điều kiện cần thiết. D.Không thể thiếu. Câu 27: Đối với những người có cùng thu nhập, việc đóng thuế thu nhập cá nhân có mức độ khác nhau căn cứ vào A.giới tính. B.gia cảnh. C.chức vụ. D.độ tuổi. Câu 28: Để đảm bảo quyền của mình trước pháp luật, mỗi công dân phải luôn có ý thức tôn trọng và A.chấp hành pháp luật B.bảo vệ pháp luật. C.tuân thủ pháp luật. D.giữ gín pháp luật Câu 29: Khẳng định nào sau đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật A. tạo điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. B. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì C. xử lí nghiêm minh các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân, xã hội. D.nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Nhà nước. Câu 30: Trong đợt tuyển sinh Đại học và Cao đẳng 2017, A được cộng điểm ưu tiên con liệt sỹ. Đây là biểu hiện công dân được đối xử bình đẳng về A. quyền và cơ hội học tập. B. nghĩa vụ và cơ hội học tập.
- C. quyền sáng tạo và cơ hội học tập. D. nghĩa vụ sáng tạo và cơ hội học tập. . Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Câu 1: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. B. công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. C. vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. D. người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con. Câu 2: Chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với những nội dung cơ bản nào sau đây? A. Tự nguyện giữa nam và nữ, hôn nhân một vợ 1 chồng. B. Tự nguyên, tiến bô; vợ chông bình đẳng về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Hôn nhân tự nguyện và tiến bô; một vợ 1 chồng và vợ chồng bình đẳng. D. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Câu 3: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân gọi là gì? A. Hôn nhân. B. Thời kì hòa giải. C. Thời kì hôn nhân. D. Thời kì li thân. Câu 4: Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi A. có con. B. kết hôn. C. làm đám cưới. D. li hôn. Câu 5: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định con có thể tự quản lí tài sản riêng của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lí khi A. đủ 16 tuổi trở lên. B. đủ 15 tuổi trở lên. C. đủ 18 tuổi trở lên . D. đủ 17 tuổi trở lên . Câu 6: Tảo hôn có nghĩa là việc lấy vợ,lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên A. không đồng ý. B. chưa đăng kí kết hôn. C. chưa đủ tuổi kết hôn . D. chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật . Câu 7: Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì A. phải đăng ký kết hôn . B. có quyền quay về sống lại. C. phải kết hôn lại . D. phải xin phép hai bên gia đình. Câu 8: Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra A. khi con chưa thành niên. B. khi con đã thành niên.. C. ở bất cứ trường hợp nào cha mẹ đều phải bồi thường thiệt hại do con mình gây ra. D. khi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự . Câu 9: Xử lí hôn nhân trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định của A. pháp luật hành chính B. pháp luật hình sự. C. Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. D. pháp luật tố tụng dân sự .
- Câu 10: Thế nào là kêt hôn trái pháp luật? A. kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn. B. Kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. C. Kết hôn giữa những người cùng giới tính. D. Kết hôn bị cưỡng ép . Câu 11: Khi việc kêt hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải A. tạm dừng quan hệ như vợ chồng. B. chấm dứt quan hệ như vợ chồng. C. tiếp tục cuộc sống như vợ chồng. D. chính thức được thừa nhận quan hệ như vợ chồng . Câu 12: Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc nào? A. Cùng có lợi, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau. B. Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, bình đẳng. C. Tự do, tự nguyện, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau D. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Câu 13: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ nét nhất qua A. chế độ tiền lương. B. chế độ làm việc. C. hợp đồng lao động. D. quyền và nghĩa vụ trong lao động. Câu 14: Người lao động nào được nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện phát triển? A. Đủ tuổi theo quy định pháp luật. B. Người có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động. C. Người lao động có trình độ chuyên môn cao. D. Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao. Câu 15: Người có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động của người lao động ít nhất phải A. đủ 15 tuổi theo quy định pháp luật. B. đủ 16 tuổi theo quy định pháp luật. C. đủ 17 tuổi theo quy định pháp luật. D. đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật. Câu 16: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân , nếu là cá nhân thì ít nhất phải A. đủ 17 tuổi. B. đủ 20 tuổi. C. đủ 19 tuổi. D. đủ 18 tuổi. Câu 17: Người lao động có các quyền sau đây A. nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. B. tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. C. Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể. D. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động. Câu 18: Người lao động có các nghĩa vụ sau đây A. đình công. B. làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp. C. thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. D. đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Câu 19: Các hành vi bị nghiêm cấm A. cấm đình công. B. đóng cửa tạm thời nơi làm việc. C. thỏa ước lao động tập thể. D.ngược đãi người lao động.
- Câu 20: Hình thức hợp đồng lao động đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng A. bằng văn bản. B. lời nói. C. không cần thỏa thuận. D. có người làm chứng. Câu 21: Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của A. người đại diện theo pháp luật của người lao động. B. cha mẹ của người lao động . C. anh, chị của người lao động. D. chú , bác của người lao động. Câu 22: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất là A. it nhất 20 ngày. B. it nhất 30 ngày. C. it nhất 40 ngày. D. it nhất 35 ngày. Câu 23: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào? A. Người lao động nghĩ làm việc do ốm đau điều trị được 2 tuần tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. B. Người lao động đang nghỉ hằng năm được người sử dụng lao động đồng ý. C. Người lao động thường xuyên hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. D. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Câu 24: Người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động nếu là cá nhân thì phải là người A. có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. B. Có khả năng thuê mướn lao động C. có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. D. có độ tuổi từ đủ 18 trở lên. Câu 25: Theo luật Lao động, thời gian nghĩ để kết hôn mà vẫn được hưởng nguyên lương của lao động là A. 3 ngày. B. 2 ngày C. 4 ngày. D. 5 ngày. Câu 26: Theo quy định của luật Lao động, người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghĩ A. ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc. B. ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc C. ít nhất 50 phút tính vào giờ làm việc. D. ít nhất 55 phút tính vào giờ làm việc. Câu 27: Theo luật Lao động, người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất A. 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. B. 14 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. C. 10 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. D. 15 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. Câu 28: Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất A. 55 phút, tính vào thời giờ làm việc. B. 50 phút, tính vào thời giờ làm việc. C. 40 phút, tính vào thời giờ làm việc. D. 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. Câu 29: Người lao động có quyền đình công A. theo quy định của pháp luật. B. khi quyền lợi bị xâm phạm. C. khi có sự chỉ đạo của công đoàn. D. khi người sử dụng lao động vi phạm Luật Lao động. Câu 30: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con,cộng lại
- A. là 06 tháng B. là 05 tháng. C. là 7 tháng. D. là 4 tháng. Câu 31: Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá A. 07 giờ trong 01 ngày và 35 giờ trong 01 tuần. B. 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. C. 06 giờ trong 01 ngày và 30 giờ trong 01 tuần. D. 05 giờ trong 01 ngày và 25 giờ trong 01 tuần. Câu 32: Quan hệ xã hội dưới đây không phải là quan hệ pháp luật A. anh A, chị B đăng kí kết hôn. B. quan hệ tình yêu nam – nữ C. kí kết giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. D. chị N giao dịch mua bán nhà đất. Câu 33 : Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ A. được toà án nhân dân ra quyết định. B. được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. C. được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận. D. hai người bắt đầu chung sống với nhau. Câu 34: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là A. công dân sẽ có việc làm ổn định. B. công dân đã xác lập một quan hệ xã hôi do pháp luật điều chỉnh. C. công dân có vị trí đứng trong xã hội. D. công dân bắt đầu có thu nhập ổn định. Câu 35: Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày A. 13/8 B. 13/9 C. 13/10 D. 13/11 Câu 36: “Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường” gọi là A. kinh doanh B. liên doanh C.hợp tác D. liên kết Câu 37: Việc sản xuất kinh doanh hàng hóa là nhằm mục đích A. mở rộng sản xuất. B. sinh lời. C. tiêu thụ sản phẩm. D. Đáp ứng nhu cầu của thị trường. Câu 38: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh như A. tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế. B. tự chủ đăng kí kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm. C. mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. D. có đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Câu 39: Loại hình doanh nghiệp nào được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh? A. Thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. B. Thuộc thành phần kinh tế tư nhân. C. Thuộc thành phần kinh tế tập thể. D. Thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Câu 40: Mọi doanh nghiệp khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh A. những ngành nghề mà mình thích. B. những ngành nghề mà mình lựa chọn. C. những ngành nghề phù hợp với bản thân. D. những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Câu 41: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là A. Bất kì ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
- B. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa. C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. D. Ai cũng có quyền tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Câu 42: Theo Luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là A. nghề nghiệp. B. công việc. C. việc làm. D. người lao động. Câu 43: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ với con? A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con đẻ nhiều hơn con nuôi. C. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt cho con trai học tập, phát triển. D. Cha mẹ có quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành cho con. Câu 44: Khi yêu cầu vợ mình phải nghĩ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã A. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. B. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ thân nhân. C. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tình cảm. D. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Câu 45: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn A. việc làm theo sở thích của mình. B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 46: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng. B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Câu 1: “Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng” ,gọi là gì? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng . C. Mê tín. D. Tín ngưỡng, tôn giáo. Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu A. công dân không được theo bất kỳ một tôn giáo nào. B. người đã theo một tôn giáo nào đó không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác. C. các tôn giáo được công nhận có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. D. bất kì tôn giáo nào cũng có quyền hoạt động tôn giáo. Câu 3: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước A bảo bọc. B bảo lưu. C bảo đảm. D bảo vệ. Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây là SAI? A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật. C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm. D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm. Câu 5: Hàng năm nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương, đây là hoạt động
- A tín ngưỡng. B. tôn giáo. C. mê tín. D.mê tín dị đoan. Câu 6: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, nội dung trên đề cập đến A quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. C quyền bình đẳng giữa các công dân. D quyền bình đẳng giữa các cá nhân Câu 7: Dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hiểu theo nghĩa A. một bộ phận dân cư của 1 quốc gia. B. một dân tộc thiểu số. C. một dân tộc ít người. D. một cộng đồng có chung lãnh thổ. Câu 8: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm A. 54 dân tộc anh em. B. 55 dân tộc anh em. C. 56 dân tộc anh em D. 57 dân tộc anh em Câu 9: Ở nước ta nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc A. các bên cùng có lợi. B. bình đẳng giữa các dân tộc. C. đoàn kết giữa các dân tộc. D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số. Câu 10: Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi A. chương trình 134. B. chương trình 136. C. chương trình 135. D. chương trình 138. Câu 11: Thẩm quyền chấp nhận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do A. Quốc hội quy định. B. Hội đồng nhân dân quy định. C. Chính phủ quy định. D. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định. Câu 12: Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng A. quyền ngang nhau. B. những lợi ích như nhau. C. quyền và nghĩa vụ ngang nhau. D. Quyền lợi như nhau. Câu 13: Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi A. phân biệt đối xử. B. miệt thị dân tộc. C. chê bai các dân tộc khác. D. kì thị, chia rẽ dân tộc. Câu 14: Người nào gây thù hằn, kì thị chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sẽ bị xử lí theo quy định của A. pháp luật Dân sự. B. Pháp luật hình sự. C. pháp luật tố tụng dân sự. D. pháp luật tố tụng hình sự. Câu 15: Nội dung nào sau đây thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về chính trị? A. Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền công dân được dùng tiếng nói riêng. C. Quyền công dân được bình đẳng về cơ hội học tập. D. Quyền tham gia các hoạt động thể dục thề thao. Câu 16: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ỏViệt Nam được thể hiện ở đâu? A. Chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước. B. Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. C. Chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. D. Chính sách phát triển y tế của Đảng và Nhà nước Câu 17: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các công dân. B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
- Câu 18: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và được giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều A. bình đẳng về kinh tế. B. bình đẳng về văn hóa. C. bình đẳng về chính trị. D. bình đẳng về tự do tín ngưỡng. Câu 19: “Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân”, gọi là A. tôn giáo. B. tín ngưỡng C. mê tín. D. mê tín, dị đoan. Câu 20: “Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận”, gọi là gì? A. Tổ chức tôn giáo. B. Hoạt động tín ngưỡng. C. Tổ chức tín ngưỡng. D. Hoạt động tôn giáo. Câu 21: Nơi đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo được Nhà nước công nhận, gọi là A. hoạt động tín ngưỡng. B. cơ sở tôn giáo. C. cơ sở tín ngưỡng. D. hoạt động tôn giáo. Câu 22: Hoạt động tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất nước, với cộng động là A. cơ sở tôn giáo. B. hoạt động tín ngưỡng. C. hoạt động tôn giáo. D. cơ sở tín ngưỡng. Câu 23: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật của một tổ chức, gọi là A. tổ chức tôn giáo. B. hoạt động tín ngưỡng. C. cơ sở tín ngưỡng. D. hoạt động tôn giáo. Câu 24: Công dân có tôn giáo, không có tôn giáo cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải A. bình đẳng với nhau. B. coi trọng lẫn nhau. C. tôn trọng lẫn nhau. D. giúp đỡ lẫn nhau. Câu 25: Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về A. quyền của công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. B. quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. C. nghĩa vụ của công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. D. trách nhiệm pháp lí của công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Câu 26: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật nước ta A. đảm bảo. B. bảo hộ. C. bảo mật. D. bảo vệ. Câu 27: Các tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng A. ngang nhau. B. như nhau. C. bằng nhau. D. giống nhau. Câu 28: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân dựa trên tinh thần A. tôn trọng pháp luật. B.phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. C. tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. D. tôn trọng pháp luật, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Câu 29: Tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu cầu của con người về A. đời sống vật chất. B. giải trí. C. vui chơi. D. đời sống tinh thần. Câu 30: Trong lĩnh vực về kinh tế, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là gì? A. Nhà nước phải đảm bảo để tất cả các dân tộc có mức sống như nhau. B. Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt. C. Mỗi dân tộc phải tự phát triển kinh tế theo khả năng của mình. D. Nhà nước phải đảm bảo cho dân tộc đa số có trình độ phát triển kinh tế cao hơn các dân tộc thiểu số. Câu 31: Một trong những nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo là gì? A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động tôn giáo theo ý muốn của mình. B. Các tôn giáo đề có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật.
- C. Các tôn giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình. D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo. Câu 32: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa mê tín dị đoan với tín ngưỡng và tôn giáo là gì? A. Niềm tin vào đấng tối cao. B. Sự tôn thờ đối với các lực lượng thần bí. C. Có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. D. Nhu cầu của đời sống tinh thần. Câu 33: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Nhà nước đầu tư tài chính để phát triển kinh tế vùng sâu , vùng xa. B. Người dân tộc thiểu số được tham gia vào cơ quan quyền lực của Nhà nước. C. Gây mâu thuẫn, xích mích giữ dân tộc này với dân tộc khác. D. Học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên trong xét tuyển đại học. Câu 34: Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở rộng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Lĩnh vực y tế. B. Lĩnh vực giáo dục. C. Lĩnh vực kinh tế. D. Lĩnh vực văn hóa. Câu 35: Việc Nhà nước cho phép các dân tộc được giữ gìn phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình thể hiện A. quyền bình đẳng về chính trị. B. quyền bình đẳng về giáo dục. C. quyền bình đẳng về kinh tế. D. quyền bình đẳng về văn hóa. Câu 36: Nhà nước có chính sách học bỗng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhằm mục đích gì? A. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các dân tộc. B. Bảo tồn nét đẹp về truyền thống của văn hóa dân tộc. C. Tạo điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau bình đẳng về cơ hội học tập. D. Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc có thể tham gia vào tổ chức bộ máy nhà nước. Câu 37: Việc Nhà nước quan tâm đầu tu phát triển kinh tế đối với các vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dận tộc thiểu số nhằm mục đích gì? A. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các dân tộc. B. Bảo tồn nét đẹp về truyền thống của văn hóa dân tộc. C. Tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc được hưởng cuộc sống mới. D. Tạo khoảng cách về kinh tế giữa các dân tộc. Câu 38 : Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Quy định trên thể hiện công dân bình đẳng về A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 39: Thực hiện quyền bình đẵng giữa các dân tộc có ý nghĩa gì ? A. Giúp họ được tham gia các phong trào văn hóa truyền thống của dân tộc mình. B. Đảm bảo cho người dân tộc thiểu số nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước. C. Là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. D. Đảm bảo cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đi trước một bước so với xã hội. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là SAI? A. Tín ngưỡng là tôn giáo. B. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng. C. Tôn giáo còn được gọi là đạo. D. Các hoạt động mê tín dị đoan cần được loại bỏ. Câu 41: Việc công dân theo Đạo Thiên Chúa tham dự thánh lễ ở nhà thờ là biểu hiện gì? A. Hoạt động tôn giáo. B. Hoạt động mê tín dị đoan. C. Hoạt động tín ngưỡng. D. Hoạt động lợi dụng tôn giáo.
- Câu 42: Căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữ tôn giáo và tín ngưỡng thể hiện ở chỗ nào? A. Sự tôn thờ các lực lượng thần bí. B. Giáo lí, giáo luật, lễ nghi. C. Niềm tin vào các lực lượng siêu nhân, thần bí. D. Hướng con người sống thiện, sống tốt. Câu 43: Nghĩa vụ của công dân khi theo một tôn giáo nào đó được pháp luật thừa nhận là gì? A. Chỉ thực hiện theo người đứng đầu tôn giáo đó. B. Sống tốt đời, đẹp đạo. C. Khuyên mọi người nên đi theo tôn giáo mình. D. Truyền bá giao lí của tôn giáo. Câu 44: Pháp luật nhà nước ta quy định: đồng bào mỗi tôn giáo là A. tập hợp những người được ưu tiên về các hoạt động văn hóa. B. Một bộ phận người riêng lẽ, độc lập. C. Bô phận không thể tách rời của toàn dân tộc. D. bô phân người cần được áp dụng chính sách hỗ trợ đặc biệt. Câu 45: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì? A. Cơ sở để các tín đồ tôn giáo truyền bá tư tưởng tôn giáo của mình. B. Điều kiện để các tôn giáo kêu gọi tín ngưỡng của mình. C. Cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. D. Căn cứ để Nhà nước xây dựng các chính sách tôn giáo khác nhau. Câu 46: Tìm câu phát biểu SAI? A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật . B. Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định được Nhà nước bảo đảm. C. Cơ sở tôn giáo được công nhận được hoạt động tôn giáo khi đã đóng thuế hằng năm. D. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên tinh thần phát huy các giá trị văn hóa đạo đức tôn giáo. Câu 47: Bình đẳng giũa các dân tộc là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong A. Hiến pháp . B. các văn bản quy phạm pháp luật. C. pháp luật. D. Quyền bình đẳng của công dân. Câu 48: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, chủng tộc, màu da...đều được Nhà nước và pháp luật A. tôn trọng, mở rộng và tạo điều kiện phát triển . B. Tôn trọng, bảo vê, tạo điều kiện phát triển. C. tôn trọng, tạo điều kiện mở rộng quy mô. D. Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm phát triển . Câu 49: Các dân tộc có quyền được tham gia thảo luận, góp ý vào các văn bản chung của đất nước. Là biểu hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào? A. Chính trị . B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 50: Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục chênh lệch về trình độ A. phát triển về văn hóa giữa các dân tộc. B. phát triển về giáo dục giữa các dân tộc. C. phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực. D. phát triển về chính trị giữa các dân tộc. Câu 51: Các dân tộc được thực hiện quyền bình đẳng về chính trị bằng mấy hình thức? A. Bốn. B. Năm. C. Hai. D. Ba. Câu 52: Khẳng định nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục? A. Hát tuồng của người Nam Bộ được giữ gìn, bảo tồn và phát triển. B. Người Cơ Tu được giữ gìn phong tục cưới hỏi của mình. C. Nhà nước không cho phép các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói riêng của dân tộc mình. D. Học sinh X là người dân tộc Tày nên được ưu tiên công điểm thi đại học. Câu 53: Khẳng định nào sau đây là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Xã M của huyện miền núi khó khăn nhưng không được ưu tiên xây dựng trường lớp. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B là người dân tộc Mông. C. Anh A người dân tộc Ê Đê nhưng khi đi thi đại học không được cộng điểm ưu tiên khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 7 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
15 p | 141 | 15
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018
8 p | 124 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 8 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 153 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018
3 p | 93 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2016-2017
18 p | 191 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018
3 p | 106 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 6 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
9 p | 100 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 9 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
11 p | 134 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
11 p | 83 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
6 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
5 p | 110 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2017-2018
6 p | 91 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018
3 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 12 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
19 p | 65 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 11 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
13 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
8 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn