Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí 7 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
lượt xem 4
download
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí 7 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Vật lí, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí 7 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
- TRƯỜNG THCS &THPT TÀ NUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 7 TỔ: TOÁN – LÍ – TIN NĂM HỌC 20142015 I/ LÝ THUYẾT : 1. Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách gì? Một vật nhiễm điện có khả năng gì? 2.Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện cùng loại, khác loại khi đặt gần nhau sẽ như thế nào? 3. Nêu cấu tạo của nguyên tử? Một vật nhận thêm êlectrôn sẽ nhiễm điện gì? Một vật mất bớt êlectrôn sẽ nhiễm điện gì? 4. Dòng điện là gì? Mỗi nguồn điện đều có gì? 5. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ? Dòng điện trong kim loại là gì? So sánh chiều dòng điện và chiều của các êlectrôn tự do? 6. Dòng điện gây ra mấy tác dụng? Tìm ví dụ mỗi trường hợp? 7. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu? Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là gì? 8. Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Kí hiệu? Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là gì? 9. Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua mạch như thế nào? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết gì? 10. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế được tính như thế nào? 11. Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế được tính như thế nào? II. Bài tập: 1. Trắc nghiệm Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là A. Oát. B. Vôn. C. Ampe. D. Niutơn. Câu 2: Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng A. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau. B. Đẩy nhau. C. Hút nhau. D. Không hút cũng không đẩy nhau. Câu 3: Cường độ dòng điện được kí hiệu A. Chữ I. B. Chữ A. C. Chữ U. D. Chữ V. Câu 4: Dòng điện là A. Dòng điện có chiều từ cực âm sang dương. B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C. Dòng điện gây ra tác dụng hóa học trong vật dẫn. D. Dòng dịch chuyển của các êlectrôn tự do. Câu 5: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi A. Mạch điện dùng acquy để thắp sáng. B. Mạch điện không có cầu chì. C. Mạch điện có dây dẫn ngắn. D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực nguồn điện. Câu 6: Dòng điện trong kim loại là A. Dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. B. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. C. Dòng các chất kim loại dịch chuyển có hướng. D. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. Câu 7: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây A. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. B. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. D. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 1
- Câu 8: Một vật nhiễm điện dương khi A. Nó nhường êlectrôn cho vật khác. B. Nó đẩy vật mang điện tích âm. C. Nó phóng điện qua vật mang điện tích dương. D. Nó nhận êlectrôn từ vật khác Câu 9: Vôn kế dùng để đo A. Số êlectroon tự do đi qua dụng cụ điện. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. C. Cường độ dòng điện đi qua dụng cụ điện. D. Hiệu điện thế định mức của dòng điện. Câu 10: Ampe kế dùng để đo A. Nhiệt độ. B. Khối lượng. C. Hiệu điện thế. D. Cường độ dòng điện. Câu 11: Bóng đèn pin sáng bình thường có cường độ bằng 0,4Dùng ampe kế nào sau đây là phù hợp nhất để đo cường dòng điện qua bóng đèn pin A. Ampe kế có GHĐ là 1A. B. Ampe kế có GHĐ là 50mA. C. Ampe kế có GHĐ là 500mA. D. Ampe kế có GHĐ là 20A. Câu 12: Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng sinh lý. Câu 13: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì A. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi. C. Cánh quạt cọ sát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Câu 14: Vật dưới đây là vật cách điện A. Một đoạn dây nhôm. B. Một đoạn dây thép. C. Một đoạn dây nhự. D. Một đoạn ruột bút chì. Câu 15: Đang có dòng điện chạy qua A. Đồng hồ dùng pin đang chạy. B. Một chiếc bút thử điện đang được đặt trong quầy bán đồ điện. C. Một thanh thủy tinh đang được cọ xát bằng vải khô. D. Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc. Câu 16: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt có ích A. Quạt điện. B. Tivi. C. Đèn dây tóc D. Bàn là điện. Câu 17: Nguồn điện là: A. Chuông điện, bàn là, nam châm điện. B. Đồng hồ dùng pin và máy tính bỏ túi dùng pin. C. Pin, acquy, máy phát điện. D. Bếp điện, nồi cơm điện, bóng điện. Câu 18: Chọn sơ đồ mạch điện đúng H1 H2 H3 H4 A. H1. B. H4. C. H2. D. H3. Câu 19: Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế A. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn. B. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. C. Giữa hai cực của một acquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn. D. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. 2
- Câu 20: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút A. Các vụn sắt. B. Các vụn nhôm. C. Các vụn đồng. D. Các vụn giấy viết. Câu 21: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây A. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. B. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. C. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. Câu 22: Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng sinh lý. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng hóa học. Câu 23: Một vật nhiễm điện âm khi A. Nó phóng điện qua vật mang điện tích dương. B. Nó nhường êlectrôn cho vật khác. C. Nó đẩy vật mang điện tích âm. D. Nó nhận êlectrôn từ vật khác. Câu 24: Dòng điện trong kim loại là A. Dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. B. Dòng các chất kim loại dịch chuyển có hướng. C. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. D. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. Câu 25: Vật dưới đây là vật dẫn điện A. Một đoạn cao su. B. Một đoạn dây nhôm. C. Một đoạn dây nhự. D. Một đoạn gỗ khô. Câu 26: Chọn sơ đồ mạch điện đúng H1 H2 H3 H4 A. H3. B. H1. C. H2. D. H4. Câu 27: Đơn vị đo hiệu điện thế là A. Niutơn. B. Ampe. C. Vôn. D. Oát. Câu 28: Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. B. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. C. Giữa hai cực của một pin cũ. D. Giữa hai đầu bóng đèn đang tắt. Câu 29: Dòng điện là A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Dòng dịch chuyển của các êlectrôn tự do. C. Dòng điện có chiều từ cực âm sang dương. D. Dòng điện gây ra tác dụng hóa học trong vật dẫn. Câu 30: Ampe kế dùng để đo A. Cường độ dòng điện. B. Khối lượng. C. Hiệu điện thế. D. Nhiệt độ. 2. Tự luận 1: Dòng điện gây ra mấy tác dụng? Tìm ví dụ mỗi trường hợp? 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau: a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,4V; U23= 2,5V. Hãy tính U13. b. Biết U13= 11,2V; U12= 5,8V. Hãy tính U23. c. Biết U23= 11,5V; U13= 23,2V. Hãy tính U12. X X 3
- 1 2 3 3: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ? Dòng điện trong kim loại là gì? So sánh chiều dòng điện theo quy ước và chiều của các êlectrôn tự do? 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau: a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,6V; U23= 2,4V. Hãy tính U13. b. Biết U13= 9,0V; U12= 1,5V. Hãy tính U23. c. Biết U23= 12,0V; U13= 24,0V. Hãy tính U12. X X 1 2 3 5. Trong mỗi hình sau các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai. A B C D E F G H 6. Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. a. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlectrôn dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại? b.Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên? 7. Cho các dụng cụ điện sau: Quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình (tivi), máy thu thanh (rađiô), ấm điện. Hỏi khi các dụng cụ điện này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích với dụng cụ nào? 8. Cho các sơ đồ mạch điện sau: X A A X A X a. Hãy ghi dấu (+) và dấu () cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng. b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng. 9. Cho các sơ đồ mạch điện sau: V X V X V X V X a. Hãy ghi dấu (+) vào một trong hai chốt của vôn kế trong mỗi sơ đồ trên đây để có vôn kế được mắc đúng. b. Cho biết mỗi vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm nào trong mạch điện của nó. 10. Trong mạch điện có sơ đồ sau, ampe kế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a. Số chỉ của ampe kế A2. 4 A 1
- b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2. A Đ1 Đ2 X X 11. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau: a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,4V; U23= 2,5V. Hãy tính U13. b. Biết U13= 11,2V; U12= 5,8V. Hãy tính U23. c. Biết U23= 11,5V; U13= 23,2V. Hãy tính U12. X X 1 2 3 12. Cho mạch điện có sơ đồ sau. Hỏi phải đóng hay ngắt các công tắc như thế nào để: K a. chỉ có đèn Đ1 sáng. b. chỉ có đèn Đ2 sáng. K1 Đ1 X c. cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng. K2 Đ2 13. Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các X dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V, Hỏi: a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu? b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V. HẾT! Chúc các em hoàn thành đề cương thật tốt để có kết quả cao trong kì thi học kì ! 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 107 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2014-2015
16 p | 118 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 116 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD 10 năm 2017-2018
5 p | 98 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 112 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2017-2018
1 p | 106 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 168 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 69 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 123 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
14 p | 65 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015
31 p | 110 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2013-2014
2 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 10
7 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 137 | 1
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 7 năm 2017-2018
1 p | 134 | 1
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 108 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn