intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục đích cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức cơ bản nhất, có tính hệ thống liên quan tới chương trình Công nghệ 7 cũng như đưa ra các câu hỏi ôn tập bám sát chương trình sách giáo khoa giúp bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX HƯƠNG TRÀ TỔ NGHIỆP VỤ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7   NĂM HỌC 2020­2021 Câu 1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế   ở địa  phương em?  Trồng trọt có vai trò:  ­ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.  ­ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. ­ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.  ­ Cung cấp nông sản để xuất khẩu. Câu 2: Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó  đối với cây trồng?  ­ Đất trồng gồm có các thành phần: + Phần khí + Phần rắn: Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ + Phần lỏng ­Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng:  + Phần khí: Cung cấp oxi cho cây hô hấp. + Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. + Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây. Câu 3: Độ phì nhiêu của đất là gì? Vì sao đất giữ được nước và các chất dinh   dưỡng? * Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh  dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo cho năng suất cao, đồng thời không chứa  các chất độc hại cho cây trồng. * Nhờ  các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ  được nước và các chất dinh   dưỡng. Câu 4:  Trình bày quy trình xác định độ  pH của đất bằng phương pháp so  màu? Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa. Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư  thừa 1   giọt.
  2. Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang  màu pH chuẩn. Nếu trùng với màu nào thì đất có độ  pH tương đương với độ  pH   của màu đó. Câu 5: Theo em những loại đất nào cần được cải tạo và bảo vệ? Người ta  thường dùng những biện pháp nào để cải tạo và bảo vệ đất? * Những loại đất cần được cải tạo và bảo vệ  là hầu hết các loại đất còn có  những tính chất xấu như  đất chua, đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất đồi,  đất dốc... * Những biện pháp thường dùng để  cải tạo và bảo vệ  đất là:  Canh tác, thủy  lợi, bón phân, làm ruộng bậc thang, trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây băng  phân xanh, bón vôi... Câu 6: Phân bón là gì? Bón phân vào đất có tác dụng gì? ­ Phân bón là   ”thức ăn” do con người bổ  sung cho cây trồng. Trong phân bón có  chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali,.. và các nguyên tố vi lượng. ­ Phân bón làm tăng độ  phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất  lượng nông sản. Câu 7: Thế  nào là bón lót? Những loại phân nào thường dùng để  bón lót? vì  sao? ­ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng   cho cây ngay sau khi cây mới mọc, mới bén rễ. ­ Phân hữu cơ thường dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng ở trong phân ở dạng  khó tiêu, ít hòa tan cây không sử  dụng được ngay, phải cần thời gian để  phân bón  phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Câu 8: Thế nào là bón thúc? Những loại phân nào thường dùng để  bón thúc?   Vì sao? ­ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng  kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh   trưởng, phát triển tốt. ­  Phân đạm, kali thường dùng để bón thúc, có thể bón lót với lượng nhỏ. ­ Vì hai loại phân này có tỉ  lệ  dinh dưỡng cao, dễ  hòa tan nên cây sử  dụng được  ngay. Câu 9: Vai trò của giống cây trồng? Nêu các tiêu chí giống cây trồng tốt. * Vai trò của giống cây trồng: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất  cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ  thu hoạch trong năm và thay đổi cơ  cấu cây trồng. *Tiêu chí giống cây trồng tốt:
  3. ­ Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ  canh tác của địa   phương. ­ Có năng suất cao và ổn định. ­ Có chất lượng tốt ­ Chống chịu được sâu, bệnh. Câu 10: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào? Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự: Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng, chọn cây tốt để lấy hạt. Năm 2: Gieo hạt của mỗi cây tốt thành 1 dòng. Chọn dòng tốt nhất lấy hạt hợp lại  thành giống siêu nguyên chủng. Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. Câu 11:Tại sao phải bảo quản hạt giống? Những điều kiện cần thiết để bảo  quản hạt giống tốt? ­ Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì  mới duy trì được chất lượng của   hạt. ­ Những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống tốt: + Hạt giống bảo quản: Khô, mẩy, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh. + Nơi cất giữ phải  đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm. +Trong thời gian bảo quản phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ  ẩm, sâu mọt   để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 12: Bệnh cây là gì? Nêu một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh. ­ Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình  thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh  hoặc điều kiện sống bất lợi  gây nên. ­ Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh: + Biến đổi về màu sắc: Lá, quả bị đốm đen, nâu vàng... + Biến đổi về hình thái, cấu tạo: Lá bị thủng, quả bị biến dạng, thân cành sần sùi... + Biến đổi về trạng thái: lá bị héo rủ. Câu 13: Những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại; ­ Phòng là chính; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để; sử  dụng tổng hợp các   biện pháp phòng trừ. ­ Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ  thể  mà áp dụng các biện pháp  phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở. Câu 14: Hãy kể  tên các biện pháp phòng trừ  sâu, bệnh hại? Biện pháp hóa   học có những ưu điểm và nhược điểm gì?
  4. * Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ­ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại ­ Biện pháp thủ công ­ Biện pháp hóa học ­ Biện pháp sinh học ­ Biện pháp kiểm dịch thực vật. *  Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hóa học: ­ Ưu điểm:  + Diệt sâu, bệnh nhanh + Ít tốn công ­ Nhược điểm: + Dễ gây độc cho người và các sinh vật khác + Làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2