intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Vật lí lớp 8 để chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XàHƯƠNG TRÀ TỔ VẬT LÍ PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 8 NĂM HỌC 2020 ­ 2021 LÝ THUYẾT  Câu 1: Chuyển động cơ học là gì ? ­Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với   vật mốc gọi là chuyển động cơ học Câu 2: Tốc độ là gì ? Viết công thức tính tốc độ . ­Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ. Công thức tính vận tốc (tốc độ): s v t Trongđó:  v là vận tốc (tốc độ )đơn vị: m/s hoặc km/h   s là quãng đường đi được đơn vị: m hoặc km    t là thời gian đi hết quãng đường đó đơn vị: giây (s)hoặc giờ (h) Câu 3:  Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Công thức tính vận   tốc trung bình. ­ Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian.   ­ Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian. s v TB t Câu 4:  Nêu cách biểu diễn véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực bằng một mũi tên có: ­ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực). ­ Phương và chiều là phương và chiều của lực.             10N                                                                                       o ­ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.                                Câu 5:  Hai lực cân bằng là gì ? ­Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ  bằng nhau, phương   nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.                                                                               F 1                                               F2 Câu 6: Dưới tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ như thế nào?  Hãy giải thích tại  sao khi cán búa lỏng ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất ? ­ Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên;   đang chuyển động sẽ  tiếp tục chuyển  động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là  chuyển động theo quán tính. 1
  2. ­ Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi   xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột, trong khi đầu búa tiếp tục chuyển động đi  xuống theo quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm chắc cán búa hơn. Câu 7: Có mấy loại lực ma sát ? Nêu ra và cho biết chúng sinh ra khi nào? Có ba loại lực ma sát ­Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. ­Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. ­Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Câu 8: Áp lực là gì ? Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất và cho biết ý nghĩa các   đại lượng trong công thức ­ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. ­ Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. F ­ Công thức tính áp suất :  p  trong đó : p là áp suất (N/m2); F là áp lực (N) ; S là  S diện tích bị ép (m2) ; Câu 9: Viết công thức tính áp suất chất lỏng và và cho biết ý nghĩa các đại lượng   trong công thức. Nêu cấu tạo của máy ép thủy lực và cho biết biểu thức tính của máy   ép thủy lực. P = d.h p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: chiều cao của cột chất lỏng. (m) ­ Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S  khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông F S f s Câu 10: Khí quyển là gì? Áp suất khí quyển là gì? ­ Trái đất được bao bọc bởi bởi lớp không khí dày hàng ngàn Km gọi là khí quyển. ­ Vì không khí có trọng lượng nên mọi vật trên trái đất và trái đất đều chịu tác dụng   của áp suất lớp không khí này đó là áp suất khí quyển. Câu 11: Phát biểu kết luận và viết công thức tính lực đẩy Acsimet. cho biết ý nghĩa   các đại lượng trong công thức  ­Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên trên với lực   có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chổ .Lực này gọi là lực đẩy   Acsimét.       FA=d . Vc                     d: Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)    Vc: thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ(m3)   FA: Lực đẩy Acsimet (N) Bài tập Câu 12: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra sân vận động. Biết quãng đường dài 1,5   km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ. 2
  3. s s Gợi ý:Từ  công thức tính vận tốc:   v ta suy ra cách tính   t t  (Chú ý quãng đường  t v chạy cả đi và về) Câu 13 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời  gian là 2 phút 5 giây. Tính vận tốc của học sinh đó   s Gợi ý: Áp dụng công thức tính vận tốc:  v t Câu 14: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi   với vận tốc 16km/h, trong thời gian t 1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận   tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường   ABC ? s s1 s2 Gợi ý: Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình: vtb =     hay   v TB =………….. t t1 t2 (Lưu ý đổi các đơn vị đo phù hợp) Câu 15: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của hai bàn  chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là bao nhiêu ? F Gợi ý: Áp dụng công thức tính áp suất:  p  ta suy ra cách tính F= P .s(F chính là trọng  s lượng) Câu 16:  Một người có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30cm 2. Tính áp suất  người đó tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân. F Gợi ý: Áp dụng công thức tính áp suất:  p  , F= m x10 (Đổi 30cm2=........m2) S Câu 17 : Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần   rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống  cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.  F S Gợi ý: Áp dụng công thức:            f=…… f s Câu 18: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng  chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là bao nhiêu. Câu 19: Một quả  cầu bằng sắt có thể  tích 4dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối  lượng riêng của nước 1000kg/m3. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu? Gợi ý: Áp dụng công thức: FA= d .V(Lưu ý đổi 4dm3 =……m3) 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2