TRƯỜNG THPT THĂNG LONG<br />
<br />
(Năm học 2017 – 2018)<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK2 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: VẬT LÍ 10<br />
I/. LÝ THUYẾT<br />
Câu 1: Định nghĩa công suất, viết công thức và nêu tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức ?<br />
Câu 2: Định nghĩa động năng, viết công thức ? Nêu định lý động năng ?<br />
Câu 3 : Thế năng là gì ? cho Ví dụ. Định nghĩa thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi ?<br />
Câu 4: Cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường là gì?<br />
Câu 5: Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi các thông số trạng thái nào ? Thế nào là quá trình đẳng<br />
nhiệt ? Phát biểu định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt ? Thế nào là đường đẳng nhiệt ?<br />
Câu 6: Thế nào là quá trình đẳng tích ? Phát biểu định luật Sác-Lơ ? Thế nào là đường đẳng tích ?<br />
Câu 7: Thế nào là quá trình đẳng áp ? Phát biểu mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình<br />
đẳng áp ? Đường đẳng áp là gì ? Viết phương trình trạng thái khí lí tưởng ?<br />
Câu 8: Phát biểu nguyên lý I nhiệt động lực học, viết công thức và nêu quy ước về dấu trong công thức ?<br />
<br />
II/. BÀI TẬP<br />
@ DẠNG 1: ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG.<br />
Bài 1: Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi từ độ cao 20m. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tính thế năng, động năng và cơ năng của vật tại điểm ném.<br />
ĐS: 200 J; 0 J; 200 J<br />
b/. Tính thế năng của vật ở độ cao 10m, suy ra động năng của vật tại đây.<br />
Đs: 100 J; 100 J<br />
c/. Tính động năng của vật khi chạm đất, suy ra vận tốc của vật khi chạm đất.<br />
Đs: 200 J; 20 m/s<br />
Bài 2: Một vật có khối lượng 2 kg được ném lên từ mặt đất với vận tốc 30 m/s. Lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tính thế năng, động năng và cơ năng của vật tại điểm ném.<br />
ĐS: 0; 900 J; 900 J<br />
b/. Tính độ cao cực đại mà vật lên tới.<br />
Đs: 45m<br />
c/. Tính độ cao tại đó động năng bằng 1/3 cơ năng.<br />
ĐS: 15m<br />
d/. Tính vận tốc của vật tại đó động năng bằng 2 lần thế năng.<br />
Đs: 24.49 m/s<br />
Bài 3: Một vật có khối lượng m rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 500m so với mặt đất, bỏ qua lực cản<br />
không khí, lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tìm vận tốc khi vật sắp chạm đất.<br />
Đs: 100 m/s<br />
b/. Tìm quãng đường từ lúc rơi cho đến khi vật có vận tốc 50 m/s.<br />
Đs: 125m<br />
c/. Ở độ cao bao nhiêu thì vật có động năng bằng thế năng.<br />
Đs: 250m<br />
d/. Khi vật có động năng bằng 2 lần thế năng thì vật có vận tốc là bao nhiêu.<br />
ĐS: 81,6 m/s<br />
<br />
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG<br />
<br />
(Năm học 2017 – 2018)<br />
<br />
Bài 4: Một vật có khối lượng m được bắn thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu là 360 km/h. Bỏ qua<br />
lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tìm độ cao cực đại vật đạt được.<br />
Đs: 500m<br />
b/. Tìm vận tốc của vật khi vật đi được 100 m đầu tiên.<br />
ĐS: 89,4 m/s<br />
c/. Tìm quãng đường từ lúc ném cho đến khi vật có vật tốc 50 m/s. Đs: 375 m<br />
d/. Ở độ cao bao nhiêu thì vật có động năng bằng 3 lần thế năng.<br />
ĐS: 125 m<br />
e/. Vật có vận tốc bao nhiêu khi động năng bằng 4 lần thế năng.<br />
Đs: 89,4 m/s<br />
Bài 5: Một quả cầu có khối lượng 200g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tính cơ năng quả cầu sau khi rơi được 1s. Tìm động năng và thế năng lúc đó. Đs: 40 J; 10J; 30 J<br />
b/. Tính độ cao của quả cầu khi động năng gấp 3 lần thế năng.<br />
ĐS: 5m<br />
c/. Tính vận tốc của vật khi chạm đất.<br />
Đs: 20 m/s<br />
Bài 6: Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật nhỏ có khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc<br />
ban đầu 10m/s. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.<br />
a/. Tính cơ năng của vật và xác định độ cao cực đại mà vật lên được.<br />
Đs: 200J; 20m<br />
b/. Xác định vận tốc của vật mà tại đó động năng gấp 3 lần thế năng.<br />
Đs: 17,3 m/s<br />
c/. Khi rơi đến mặt đất, do đất mềm nên vật đi sâu vào đất một đoạn 8cm. Xác định độ lớn lực cản trung bình<br />
của đất tác dụng lên vật.<br />
Đs: 2510J<br />
Bài 7: Một vật được ném thẳng đứng từ điểm O tại mặt đất với vận tốc 50m/s Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2.<br />
a/. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được khi nó đến điểm M.<br />
Đs: 125m<br />
b/. Tìm vận tốc khi vật đến điểm N cách mặt đất 45m.<br />
Đs: 40 m/s<br />
c/. Giả sử vật có khối lượng 400g.<br />
c1). Tìm thế năng khi nó đến điểm K. Biết tại K vật có động năng bằng thế năng.<br />
ĐS: 250 J<br />
c2). Áp dụng định lý động năng tìm quãng đường vật đi từ N đến K.<br />
Đs: 17,5 m<br />
Bài 8: Một vật có khối lượng 200g được thả rơi không vận tốc đầu từ điểm O cách mặt đất 80m. Bỏ qua ma sát,<br />
lấy g = 10 m/s2.<br />
A. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. Tìm:<br />
a/. Vận tốc khi vật chạm đất tại điểm M.<br />
Đs: 40 m/s<br />
b/. Độ cao của vật khi nó rơi đến điểm N có vận tốc 20 m/s.<br />
Đs: 60m<br />
c/. Động năng khi vật rơi đến điểm K, biết tại K vật có động năng bằng 9 lần thế năng. Đs: 144J<br />
B. Áp dụng định lý động năng. Tìm:<br />
a/. Vận tốc khi vật rơi đến điểm Q cách mặt đất 35m.<br />
Đs: 30m/s<br />
b/. Quãng đường rơi từ Q đến điểm K.<br />
Đs: 27m<br />
@ DẠNG 2: VẬN DỤNG CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI ĐẲNG NHIỆT, ĐẲNG TÍCH, ĐẲNG ÁP VÀ<br />
PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÍ TƯỞNG.<br />
Bài 9: Dưới áp suất 10000N/m2 một lượng khí có thể tích là 10 lít. Tính thể tích của khí đó dưới áp suất 50000<br />
N/m2. Coi nhiệt độ khí không đổi.<br />
Đs: 2 lít<br />
Bài 10: Khi nén đẳng nhiệt 1 khối khí từ thể tích 10 lít đến 6 lít, áp suất một chất khí tăng thêm 0,5 atm. Tính áp<br />
suất ban đầu của chất khí.<br />
Đs: 0,75 atm<br />
<br />
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG<br />
<br />
(Năm học 2017 – 2018)<br />
<br />
Bài 11: Một khối khí được nén đẳng nhiệt, làm thể tích giảm bớt 4 lít, thì áp suất tăng lên gấp đôi. Tìm thể tích<br />
ban đầu của khí.<br />
Đs: 8 lít<br />
Bài 12: Một người bơm không khí có áp suất 1 atm vào một quả bóng da. Mỗi lần bơm ta đưa được 125 cm3<br />
không khí vào bóng. Hỏi sau khi bơm 12 lần áp suất khí bên trong quả bóng là bao nhiêu ?Biết dung tích bóng<br />
không đổi là 2,5 lít. Trước khi bơm, bóng chứa không khí ở áp suất 1 atm. Nhiệt độ không đổi. Đs: 1,6 atm<br />
Bài 13: Tính áp suất một lượng khí hidrô ở 30 oC ? Biết áp suất của lượng khí này ở 0 oC là 700mmHg. Thể tích<br />
của lượng khí được giữ không đổi.<br />
Đs: 777 mmHg<br />
Bài 14: Áp suất khí trong bóng đèn tăng bao nhiêu lần khi đèn sáng ? Nếu nhiệt độ đèn khi tắt là 25 oC, khi<br />
sáng là 323 oC và đèn không bị vỡ.<br />
ĐS: Tăng gấp đôi.<br />
Bài 15: Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ10 oC và áp suất 2.105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40<br />
o<br />
C thì áp suất trong bình biến đổi bao nhiêu Pa ?<br />
ĐS: tăng 21201,41 Pa<br />
Bài 16: Một lượng khí ở áp suất 750 mmHg, nhiệt độ 27 oC có thể tích 76 cm3. Tính thể tích của khối khí đó ở<br />
nhiệt độ 54 oC và áp suất 760 mmHg.<br />
Đs: 81,75 cm3<br />
Bài 17: Nén 20 lít khí ở 27 oC cho thể tích chỉ còn 4 lít, vì nén nhanh nên nhiệt độ tăng lên tới 100 oC. Hỏi áp<br />
suất khí thay đổi thế nào ?<br />
Đs: tăng 6,21 lần<br />
Bài 18: Khi tăng nhiệt độ tuyệt đối của 1 chất khí lên 1,5 lần thì áp suất của nó tăng 25%. Hỏi thể tích của khí<br />
này tăng hay giảm bao nshiêu lần ?<br />
<br />
Đs: tăng 1,2 lần<br />
<br />
Bài 19: Trước khi nén, hỗn hợp khí của động cơ đốt trong có áp suất 0,8 at, nhiệt độ 50 oC. Sau khi nén, thể tích<br />
giảm 5 lần, áp suất là 8 at. Tìm nhiệt độ của khối khí sau khi nén.<br />
Bài 20: Khối khí áp suất 1 atm, thể tích 16,4 lít. Giảm thể tích còn 12,3 lít áp suất tăng đến 2 atm nhiệt độ 207<br />
o<br />
<br />
C. Sau đó tiếp tục hạ nhiệt độ đẳng tích đến 87 oC rồi nén đẳng nhiệt đến áp suất 3 atm.<br />
<br />
a/. Tìm các thông số trạng thái chưa biết ứng với mỗi trạng thái của khí.<br />
b/. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình biến đổi trong hệ tọa độ ( P, V); (V, T); ( P, T)<br />
Bài 21: Một lượng khí ở trạng thái 1 có áp suất 6 atm, thể tích 2 lít, nhiệt độ 27 oC biến đổi đẳng áp sang trạng<br />
thái 2 có nhiệt độ 627 oC, sau đó biến đổi đẳng tích sang trạng thái 3 có áp suất 2 atm.<br />
a/. Tìm các thông số trạng thái chưa biết ứng với mỗi trạng thái của khí.<br />
<br />
Đs: 6 lít; 300K<br />
<br />
b/. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình biến đổi trong hệ tọa độ ( P, V); (V, T); ( P, T)<br />
Bài 22: Một khối khí lý tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27 oC, áp suất 1 atm biến đổi qua hai quá trình:<br />
- Quá trình 1: đẳng tích, áp suất tăng 2 lần.<br />
- Quá trình 2: Đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít.<br />
<br />
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG<br />
<br />
(Năm học 2017 – 2018)<br />
<br />
a/. Tìm nhiệt độ của từng quá trình biến đổi của chất khí.<br />
<br />
Đs: 600K; 900K<br />
<br />
b/. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình biến đổi trong hệ tọa độ ( P, V); (V, T); ( P, T)<br />
Bài 23: Trong 1 xylanh, nhiệt độ của khí tăng từ 300K đến 600K, thể tích giảm từ 15 lít còn 12 lít.<br />
a/. Tìm áp suất của khí ở cuối kỳ nén, nếu áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 1 atm.<br />
<br />
Đs: 2,5atm<br />
<br />
b/. Sau đó, khí giãn nở đẳng nhiệt, thể tích khí tăng thêm 3 lít. Tính áp suất cuối cùng của khí.<br />
<br />
ĐS: 2 atm<br />
<br />
c/. Vẽ đồ thị biểu diễn các quá trình biến đổi trong hệ tọa độ ( P, V); (V, T); ( P, T)<br />
@ DẠNG 3: VẬN DỤNG NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC<br />
Bài 24: Một khối khí lí tưởng thực hiện được một công 40J khi khối khí nhận được một nhiệt lượng bằng 120J.<br />
Tính độ biến thiên nội năng của khí. Từ đó cho biết nội năng của khí tăng hay giảm ?<br />
<br />
Đs: 80J, Tăng<br />
<br />
Bài 25: Người ta thực hiện công 250J để nén khí trong một xilanh.Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí<br />
truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 70J.<br />
<br />
Đs: 180 J<br />
<br />
Bài 26: Một khối khí lí tưởng nhận một công có độ lớn 4 kJ để nén khi, đồng thời được cung cấp một nhiệt<br />
lượng bằng 6 kJ. Nội năng của khí này tăng hay giảm một lượng bằng bao nhiêu ?<br />
Bài 27: Một khối khí lí tưởng nhận một công có độ lớn 8 kJ để nén khí, đồng thời tỏa ra nhiệt lượng 6kJ. Tinh<br />
độ biến thiên nội năng của khí.<br />
Bài 28: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí trong xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pittông<br />
đi đều một đoạn 5cm. Hỏi nội năng của khí biến thiên một lượng bao nhiêu, biết lực ma sát giữa pittông và<br />
xilanh có độ lớn là 10N.<br />
<br />
Đs: 1J<br />
<br />
Bài 29: Một lượng khí có áp suất 5.105 N/m2 có thể tích 500cm3. Sau khi làm lạnh đẳng áp, làm khí mất đi một<br />
nhiệt lượng 800J thì khí có thể tích 100cm3. Hãy tính nội năng của khí này ?<br />
<br />
……….HẾT……….<br />
<br />