intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lăng Cô

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lăng Cô được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lăng Cô

  1. PHONG GD&ĐT PHU LÔC ̀ ́ ̣ ĐÊ C ̀ ƯƠNG ÔN TÂP VÂT LI 8 ̣ ̣ ́ HÔI ĐÔNG BÔ MÔN VÂT LY ̣ ̀ ̣ ̣ ́ HOC KI I – NĂM HOC: 2018 ­ 2019 ̣ ̀ ̣ I. LÝ THUYẾT.  1) Chuyển động cơ học­ Vận tốc ­ Nhận biết một vật khi nào chuyển động hay đứng yên. Nêu ví dụ về vật chuyển động ,  vật  đứng yên ­ Nắm công thức tính vận tốc, biết cách đổi đơn vị vận tốc. ­ Nêu khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được ví dụ. 2) Lực­ Quán tính ­ Nêu tác dụng của lực. Cách biểu diễn véctơ lực. ­ Nêu khái niệm hai lực cân bằng. Cho ví dụ. ­ Giải thích được các hiện tượng trong thực tế liên quan đến quán tính.  ­ Nắm được các loại lực ma sát. Lấy ví dụ  về  lực ma sát có ích, có hại. Cách làm tăng,   giảm ma sát trong các trường hợp cụ thể. 3) Áp suất ­ Bình thông nhau ­ Máy dùng chất lỏng ­ Nắm được công thức tính và đặc điểm của áp suất, áp suất chất lỏng.  ­ Giải thích, so sánh một số hiện tượng liên quan đến áp suất. ­ Nêu được ví dụ sự tồn tại của áp suất khí quyển. ­ Nêu nguyên tắc bình thông nhau và máy dùng chất lỏng. 4) Lực đẩy Ácsimét ­ Sự nổi ­ Nhận biết được lực đẩy Ácsimét. Nắm công thức tính lực đẩy Acsimet. ­ Nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm độ lớn của lực đẩy Ác­si­mét.  ­ Điều kiện về lực và trọng lượng riêng để vật nổi, vật chìm, vật lơ lững. ­ Biết được lực tác dụng lên vật khi vật nổi cân bằng trên mặt thoáng chất lỏng. II. BAI TÂP VÂN DUNG ̀ ̣ ̣ ̣ ­ Dạng 1: Vận dụng và biến đổi công thức v = s/t để tính v, s, t. ­ Dạng 2: Tính áp suất của chất rắn, chất lỏng theo công thức.  Tính lực đẩy Ác­si­mét, công cơ học dựa vào công thức.  Xác định chỉ số của lực kế khi nhúng chìm vật trong chất lỏng (P’ = P ­ FA) ­ Dạng 3: Bài tập máy dùng chất lỏng. ­ Dạng 4: Bài tập tổng hợp: Lập biểu thức tính quãng đường, thời gian, tính vtb  ­ Biến đổi các công thức để tính các đại lượng liên quan trong các công thức đã học.  Ví dụ tính thể tích, trọng lượng riêng của vật thông qua độ lớn lực đẩy Ác­si­mét khi vật  nổi trên mặt thoáng chất lỏng hoặc khi vật chìm trong chất lỏng… Chú ý một số công thức có liên quan và cách biến đổi chúng để tính các đại lượng: m P d2 P = 10.m ;  D = ;  d = = 10.D ;  S = π .r = π . ; V = S .h = a3; … 2 V V 4 HÔI ĐÔNG BÔ MÔN VÂT LI ̣ ̀ ̣ ̣ ́
  2. III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1. a. Lực đẩy Ác si mét phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có hai thỏi làm bằng đồng,  thỏi 1 có khối lượng là m1 thỏi 2 có khối lượng là m2 = 2m1cả hai thỏi được nhúng chìm  trong nước. So sánh lực đẩy Ác si mét lên hai thỏi.(giải thích) b. Một vật làm bằng sắt, một vật làm bằng nhôm có hình dạng khác nhau, thể  tích như  nhau. Nhúng ngập chúng vào nước thì lực đẩy Ác­si­mét lên hai vật đó có khác nhau   không? Tại sao? Bài 2. Một vật hình trụ đều có tiết diện 10 cm 2, cao 15 cm được thả vào một chậu nước  thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể tích còn lại của vật nổi trên mặt nước. Cho biết   khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 a. Tính lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng lên vật. b. Tính khối lượng riêng của chất làm vật. Bài 3.  Treo một quả  nặng vào lực kế   ở  ngoài không khí lực kế  chỉ  giá trị  P= 5N. Khi   nhúng ngập vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P1 =3N. a. Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng vào vật. b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết trọng lượng riêng của  nước d =10 000N/m3  c. Tính trọng lượng riêng của quả nặng. Bài 4. Một quả cầu có thể tích là 0,002 m 3  được nhúng chìm trong nước. a. Tính các lực tác dụng lên quả  cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3,  trọng lượng riêng của quả cầu là 78000 N/m3. b. Quả cầu nổi, chìm hay lơ lửng? Vì sao? Bài 5. Một khối sắt hình lập phương có cạnh a = 7cm đặt trên mặt sàn nằm ngang.  a. Tính áp suất do khối sắt tác dụng lên mặt sàn? Biết trọng lượng riêng của sắt là   78000N/m3.  b. Nếu móc khối sắt trên vào lực kế rồi nhúng chìm nó trong một chậu nước (khối sắt   không   chạm   đáy   chậu).   Lực   kế   chỉ   bao   nhiêu?   Cho   trọng   lượng   riêng   của   nước   là  10000N/m3.  Bài 6. Một vât hình kh ̣ ối lập phương cạnh a = 15cm, khối lượng 1,5kg đặt trên mặt sàn  nằm ngang. a. Hãy biểu diễn trọng lực của khối đó. (tỷ xích tùy chọn) b. Tính áp suất do khối đó tác dụng lên mặt sàn.  c. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, vât không th ̣ ấm nước. Nếu người ta  móc vật nói trên vào lực kế rồi nhúng chim trong n ̀ ước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu? Bài 7. Quãng đường AB dài 150km, một xe máy dự định đi với vận tốc 50km/h. a.Tính thời gian dự định đi hết đường AB của xe máy.  b.Trong thực tế  khi xe máy đi được một đoạn đường thì tăng tốc lên, đi với vận tốc  60km/h nên đến sớm hơn dự  định 30 phút. Hỏi khi bắt đầu tăng tốc xe máy cách A bao   nhiêu km?   Bài 8. Một người đi xe đạp chuyển động xuống một đoạn đường dốc với vận tốc 3m/s  trong thời gian 1 phút. Xuống hết dốc xe tiếp tục chạy thêm một đoạn đường bằng dài 50  mét trong 30 giây rồi dừng lại. a. Đoạn đường dốc dài bao nhiêu ?
  3. b. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.  Bài 9. Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa quãng đường đầu vật  đi với vận tốc v1= 5m/s; nửa quãng đường còn lại vật đi với vận tốc v2= 3m/s.  a. Sau bao lâu vật tới B b. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường AB đã đi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2