intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

Chia sẻ: Nguyen Thi C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

553
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu học tập và rèn kỹ năng giải bài tập mời tham khảo Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

  1. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung BÀI TẬP VẬT LÝ 10NC ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ur uu uu r r ur uu r Bài 1: Biết F  F1  F2 và F1 = F2 = 5 3 N và góc giữa F và F1 bằng 300. Độ lớn của hợp lực ur uu r uu r F và góc giữa F1 với F2 bằng bao nhiêu? (Đs: 15N và 600) ur Bài 2: Tác dụng một lực F lần lượt vào các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì các vật thu được ur gia tốc có độ lớn lần lượt bằng 2m/s2, 5 m/s2, 10 m/s2. Nếu tác dụng lực F nói trên vào vật có khối lượng (m1 + m2 + m3) thì gia tốc của vật bằng bao nhiêu? (Đs: 1,25 m/s2) Bài 3: Từ độ cao 5m so với mặt nước trong hồ rộng, một người ném một vật nhỏ ra xa với vận tốc ban đầu có độ lớn không đổi 15m/s, góc ném có thể thay đổi được. Lấy g = 10m/s2. Hỏi góc ném nào cho tầm xa lớn nhất? Bỏ qua sức cản không khí. (Đs: 400) Bài 4: Sợi dây cao su mảnh, có chiều dài tự nhiên 50cm và hệ số đàn hồi 40N/m. Đầu trên của dây được gắn cố định vào một điểm O trên giá đỡ, đầu dưới có treo vật 100g. Đưa vật tới sát vị trí O rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Khi vật có vận tốc cực đại thì chiều dài của dây cao su bằng bao nhiêu? (Đs: 52,5cm) Bài 5: Một quả bóng cao su, khối lượng 500g bay với tốc độ 72km/h đến đập vương góc với một bức tường rồi bật ngược trở ra với tốc độ như trước. Thời gian va chạm là 0,05s.Tính lực trung bình do tường tác dụng vào bóng trong thời gian va chạm. (400N) Bài 6: Tại độ cao 20m so với mặt đất, người ta ném một quả cầu nhỏ theo phương ngang với tốc độ ban đầu v0. Sau khi ném 1s vận tốc của quả cầu hợp với phương ngang một góc 450. Lấy g = 10m/s2. Hãy xác định: a. Tốc độ ban đầu v0 của quả cầu. ( 10m/s) b. Tầm xa mà quả cầu đạt được. (20m) Bài 7: Một người kéo một kiện hàng khối lượng 100kg trên mặt sàn nằm ngang bằng một lực uu r kéo Fk , có hướng hợp với phương ngang một góc α có thể thay đổi được. Biết hệ số ma sát nghỉ giữa kiện hàng và mặt sàn là μ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Giả thiết rằng người đó chỉ có thể Bài tập Vật lý 10NC Trang1
  2. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung tạo ra một lực kéo tối đa là 198N, hỏi người đó có thể dịch được kiện hàng hay không? ( có thể) Bài 8: Nêm M có khối lượng 2kg, góc nghiêng α = 300, đặt trên mặt đất trơn nhẵn. Vật nhỏ m khối lượng m = 500g đặt trên mặt nghiêng của nêm. Hệ số ma sát trượt giữa vật m và mặt nghiêng của nêm M là μ = 0,2. Ban đầu hệ đứng yên sau đó thả cho vật chuyển động tự đo. Hãy xác định gia tốc của nêm so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. (0,68m/s2). Bài 9: Một rơmooc có khối lượng m = 1200kg được kéo với một lực không đổi Fk = 1000N. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μl = 0,04. Hỏi sau khi chuyển bánh được 30s thì rơmooc đạt được vận tốc là bao nhiêu và đã đi được quãng đường là bao nhiêu? ( 13,2m/s , 198m). Bài 10: Quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bị bật trở lại với vận tốc không đổi. Biết va chạm của quả bóng với tường tuân theo định luật phản xạ gương và bóng đến đập vào tường dưới, góc tới 300, thời gian va chạm 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng. (Đs: 138,4N) Bài 11: Một xe lăn khối lượng 50kg dưới tác dụng của một lực kéo chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát tìm khối lượng kiện hàng. ( 150kg) Bài 12: Một vật có khối lượng m = 15kg, được treo bằng sợi dây. Cho biết α = 280, β = 470 và g = 9,8m/s2 ( Hình 1). Tìm lực căng của các sợi dây. (TA = 100N, TB = 130N, TC = 150N) Hình 1 Bài 13: Ba sợi dây cao su, một đầu nối với nhau và được kéo chậm ra theo các hướng khác nhau ( Hình 2a). Tại một thời điểm nào đó độ dài của ba dây bằng nhau và bằng L1 = 20cm. Sau đó các dây được kéo dãn dưới các góc khác ( Hình 2b). Trong trường hợp đó sự bằng nhau của độ dài ba dây xảy ra khi mỗi dây đều bằng L2 = 30cm. Biết rằng ban đầu độ dài tự nhiên Hình 2a Bài tập Vật lý 10NC Trang2
  3. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung của dây thứ nhất bằng l1 = 15cm. Hãy tìm độ dài tự nhiện của hai dây kia và tỉ số độ cứng của các dây. Coi các dây cao su tuân theo định luật Húc. (l2 = l1, l3 = 16,9cm, k1 = k2 , k1/k3 = 0,62). Bài 14: Một lò xo có khối lượng nhỏ không đáng kể, được treo vào Hình 2a điểm cố định O có độ dài tự nhiên OA = l0. Treo một vật khối lượng m1 = 100g vào lò xo thì độ dài của nó là OB = l1 = 31cm. Treo thêm một vật khối lượng m2 = 100g vào lò xo thì độ dài của nó là OC = l2 = 32cm. Tính độ cứng K và độ dài tự nhiên l0 của lò xo. Lấy g = 10m/s2. (l0 = 30cm, K = 100N/m) Hình 2b Bài 15: Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là K1 = 100N/m, K2 = 150N/m có cùng độ dài tự nhiên l0 = 20cm được treo thẳng đứng như hình vẽ (Hình 3). Đầu dưới 2 lò xo nối với 1 vật có khối lượng m = 1kg. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng. Lấy g = 10m/s2. ( 24cm) Bài 16: Hai lò xo L1 và L2 có độ cứng lần lượt là K1 và K2 được móc vào một quả K1 3 cầu (Hình 4). Cho biết tỉ số = và 2 lò xo đều ở trạng thái tự nhiên. Nếu dùng K2 2 Hình 3 một lực 5N thì có thể đẩy quả cầu theo phương ngang đi 1 đoạn 1cm. Tính độ cứng K1 và K2 của 2 lò xo. ( K1 = 300N/m, K2 = 200N/m) Bài 17: Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng K, độ dài tự nhiên l0. a. Tính độ cứng K’ của nửa lò xo ấy (l0/2). (K’ = 2K) b. Treo 2 vật nặng cùng khối lượng m vào điểm cuối B và điểm chính giữa C của lò xo thì chiều dài l của lò xo là bao nhiêu? 3 mg Hình 4 ( l  l0  ) 2 K Bài 18: Lò xo L1 có độ cứng K1, lò xo L2 có độ cứng K2. Hai lò xo này mắc nối tiếp như hình 5. Đầu trên treo vào điểm A còn đầu dưới treo vào vật nặng m. a. Tính độ dãn ∆l của cả 2 lò xo. Bài tập Vật lý 10NC Trang3 Hình 5
  4. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung b. Có thể thay hai lò xo nối như trên bằng một lò xo có độ cứng K là bao nhiêu để khi K1K 2 treo vật m, lò xo này cũng dãn ra ∆l .( K= ) K1 +K 2 Bài 19: Một vật có khối lượng m = 1kg đặt trên tấm ván có khối lượng M = 3kg (Hình 6), hệ số ma sát giữa vật và tấm ván là μ1 = 0,2. Tấm ván được đặt trên mặt bàn nằm ngang mà hệ số ma sát giữa tấm ván và mặt bàn là μ2 = 0,3. r a. Phải tác dụng vào tấm ván một lực F nằm ngang có độ lớn là bao nhiêu để tấm ván trượt dưới vật. b. Tính gia tốc của vật và tấm ván trong hai trường hợp: @1. F = 20N @2. F = 15N Hình 6 Bài 20: Một vật có k/l m = 20kg đặt trên sàn thang máy. Tính trọng lượng của vật và phản lực của sàn lên vật trong các trường hợp: a. Thang máy đi lên thẳng đều. b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 1 m/s2. Bài 21: Một sợi dây lí tưởng, được gắn chặt vào mặt bàn nằm ngang và vắt qua ròng rọc không khối lượng, rồi buộc vào một vật có khối lượng nào đó nằm trên mặt nghiêng của một nêm không trọng lượng (hình 7). Biết rằng mặt nghiêng đặt vật cũng như phần sợi dây giữa mặt bàn và ròng rọc lập với mặt bàn một góc 300; mặt thẳng đứng của nêm có độ cao h. Hỏi hệ số ma sát α giữa mặt bàn và nêm phải như thế nào để nêm Hình 7 3 luôn luôn ở trạng thái đứng yên? ( μ  ) 5 Bài 22: Cho hệ vật như hình 8. với m1 = 3kg, m2 = 1kg. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng Bài tập Vật lý 10NC α Trang4 Hình 8
  5. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung nghiêng là μ = 0,1, góc α = 300 , g = 10m/s2. Dây không dãn. Bỏ qua khối lượng ròng rọc và dây nối. Tính gia tốc của vật và sức căng dây. (a = 0,6m/s2, T = 10,6N) Bài 23: Ba vật có cùng khối lượng m = 200g được nối với nhau bằng dây không dãn như hình 9. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. a. Tính gia tốc và sức căng dây khi hệ chuyển động. (a = 2m/s2, T = 1,6N, T’ = 0,8N) b. Sau 1s kể từ lúc thả không vận tốc đầu thì dây nối qua ròng rọc bị đứt. Tính quãng đường đi được của hai vật trên bàn kể từ lúc dây đứt đến khi chúng Hình 9 dừng lại với giả thiết bàn đủ dài. (1m). Bài 24: Hai vật có khối lượng m1 và m2 được nối qua hệ hai ròng rọc như hình 10. Bỏ qua ma sát, khối lượng dây nối và ròng rọc, dây không dãn. Tính gia tốc chuyển động và sức căng dây khi thả cho hệ chuyển động. Cho m1 = m2 = 1kg, g = 10m/s2. ( a = 4m/s2, T = 6N) Bài 25: Có 3 vật m1 = 6kg, m2 = 3kg, m3 = 2kg được mắc qua 2 ròng rọc như hình 11. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật. Lấy g = 10m/s2. ( a1 = 10/9m/s2, a2 = 10/9m/s2, a3 = 30/9m/s2 ) Hình 10 Bài 26: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 300. Hệ số ma sát trượt là μ = 0,3464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 1m. Lấy g = 10m/s2. a. Tính gia tốc chuyển động của vật. (2m/s2) b. Tính thời gian và vận tốc của vật khi đến cuối mặt phẳng nghiêng. (t = 1s, v = 2m/s). c. Sau khi đi hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục trượt tr6en mặt ngang. Hệ số ma sát trượt vẫn là μ = 0,3464. Tính quãng đường vật trượt Hình 11 được cho đến khi dừng lại trên mặt ngang. Biết rằng khi đến cuối dốc, vận tốc của vật chỉ đổi hướng chứ không đổi độ lớn. ( 0,577m) Bài tập Vật lý 10NC Trang5
  6. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung Bài 27: Một vật có khối lượng m = 200g đang đứng yên trên mặt phẳng ngang cách chân mặt phẳng nghiêng 1m. Tác dụng lực F = 1N trong 5s, sau đó thả cho vật chuyển động. Hỏi vật lên mặt phẳng nghiêng tới độ cao cực đại là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1; giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2; góc của mặt phẳng nghiêng là 300. (0,122m) Bài 28: Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,25. a. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc. b. Xe có lên hết dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc. Bài 29: Tại một điểm A trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang, người ta truyền cho một vật vận tốc 6m/s để vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng theo một đường dốc chính. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s 2 . 1. Tính gia tốc của vật. (8,66m/s 2 ) 2. Tính quãng đường dài nhất vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.(2,08m) 3. Sau bao lâu vật sẽ trở lại A? Lúc đó vật có vận tốc bao nhiêu? (1,39s; 6m/s) Bài 30: Cho hệ cơ học như hình vẽ, m 1 = 1kg, m2 = 2kg. hệ số ma sát giữa m2 và mặt bàn là 0,2. Biết ròng rọc có khối lượng và ma sát với dây nối không Hình 12 2 đáng kể. Lấy g = 10m/s . Cho dây nối có khối lượng và độ giãn không đáng kể.Hình 12 a. Tìm gia tốc hệ và lực căng dây.(2m/s 2 ; 8N) b. Cho lúc đầu cơ hệ đứng yên và m 1 cách đất 2m. Sau khi hệ chuyển động được 0,5s thì dây đứt.Tính thời gian vật m1 tiếp tục chuyển động vận tốc của nó khi vừa chạm đất. Biết Bài tập Vật lý 10NC Trang6 Hình 13
  7. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung trước khi dây đứt thì m 2 chưa chạm vào ròng rọc.(0,35s, 4,47m/s). Bài 31: Một chất điểm, khối lượng m, được treo trong mặt phẳng thẳng đứng nhờ hai dây như hình 13. Hãy xác định: a. Lực căng của hai dây. b. Lực căng của dây OA và gia tốc của chất điểm ngay sau khi dây AB bị cắt. Bài 32: Một ròng rọc được treo vào một lực kế. Một sợi dây vắt qua ròng rọc, ở hai đầu dây treo hai vật có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 4kg (H14) a. Xác định gia tốc của hai vật. b. Xác định lực căng dây. c. Lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2, bỏ qua ma sát và khối lượng k của ròng rọc. Bài 33: Một quả bóng được ném ngang với vận tốc ban đầu 15m/s, và rơi xuống đất sau 2s. Quả bóng đã được ném từ độ cao nào và đạt được tầm m2 ném xa bằng bao nhiêu? m1 Bài 34: Một con lắc đơn có vị trí cân bằng O cách mặt đất 1m. Lấy g = Hình 14 10m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc α rồi thả nhẹ. Khi trở lại vị trí cân bằng O co lắc có vận tốc v = 2,24m/s thì dây đứt. Tìm phương trình quỹ đạo của vật sau khi dây đứt và tính khoảng cách từ điểm vật chạm đất đến phương thẳng đứng qua điểm treo. Đs: y = x2, xmax = 1m. Bài 35: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ v1 ở độ cao h so với mặt đất, muốn thả bom trúng một đoàn xe tăng đang chuyển động với tốc độ v2 trong cùng mặt phẳng thẳng đứng với máy bay. Hỏi còn cách xe tăng bao xa thì cắt bom (là khoảng cách từ đường thẳng đứng qua máy bay đến xe tăng) trong hai trường hợp: a. Máy bay và xe tăng chuyển động cùng chiều. b. Máy bay và xe tăng chuyển động ngược chiều. Bài tập Vật lý 10NC Trang7
  8. Tổ Vật lý – KTCN TrÇn NguyÔn Ngäc Dung Bài 36: Sườn đồi có thể coi là mpn, góc nghiêng 300 so với trục Ox nằm ngang. Từ điểm O trên sườn đồi người ta ném một vật nặng với vtốc ban đầu v0 theo phương Ox. a. Viết pt chđ và pt quỹ đạo của vật. b. Tính khoảng cách d = OA từ chỗ ném đến điểm rơi A của vật trên sườn đồi, biết v0 = 10m/s. (d = 1,33m) c. Điểm B ở chân đồi, gần O nhất, cách O một đoạn l = OB = 15m. Vận tốc ban đầu v0 phải như thế nào để vật nặng không rơi ở sườn đồi mà rơi ở quá chân đồi. g = 10m/s2. (v0 > 10,6m/s ) Bài tập Vật lý 10NC Trang8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2