
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên
- Trường THPT Ngô Gia Tự ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 Tổ Hóa Học Môn: HÓA HỌC NĂM HỌC 2024-2025 CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS . Liên kết hydrogen giữa các phân tử là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử mang độ âm điện lớn, thường là F, O, N) ở phân tử này với một nguyên tử phi kim mang điện tích âm lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết ở phân tử khác. . Tương tác van der Waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử. PHẦN I. Mỗi câu hỏi học sinh chọn một phương án. Câu 1. [CD - SBT] Dựa vào tương tác van der Waals, hãy cho biết halogen nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 2. [CTST - SBT] Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. H2S. B. PH3. C. HI. D. CH3OH. Câu 3. [KNTT - SBT] Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây? A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau. B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử. C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen. D. F, O, N,… có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động. Câu 4. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không thể tạo được liên kết hydrogen? A. H2O. B. CH4. C. CH3OH. D. NH3. Câu 5. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH, CH3COOH. Số chất tạo được kiên kết hydrogen là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Trang 1
- CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ . Các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử… . Xác định số oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. . Phản ứng oxi hóa khử : phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của 1 hoặc nhiều nguyên tố. . Chất khử (Chất bị OXH) : Cho (nhường) electron ⟶ Tăng số oxi hóa sau phản ứng . Chất khử : Tham gia vào quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) . Chất oxi hóa (Chất bị khử) : Nhận (thu) electron ⟶ Giảm số oxi hóa sau phản ứng . Chất oxi hóa : Tham gia vào quá trình khử (sự khử) Cách nhớ : “Khử tăng Cho – O giảm nhận” Chất khử (bị OXH) : Al Quá trình oxi hóa (Sự OXH) : Al ⎯⎯ → Al3+ + 3e Chất OXH (bị khử) : Mn+7 Quá trình khử (Sự khử) : Mn+7 + 5e ⎯⎯ → Mn+2 PHẦN I. Mỗi câu hỏi học sinh chọn một phương án. Câu 1.(SBT-KNTT): Thuốc tím chứa ion permanganate ( MnO 4 ) có tính oxi hóa mạnh, được dùng để sát − trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa manganse trong ion permanganate là A. +2 B. +3 C. +7 D. +6 Câu 2.(SBT-CD): Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là A. -2 B +2 C. +6 D. -6 Câu 3 (SBT-KNTT): Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hóa +2 và +3 ? A. FeO B Fe3O4 C. Fe(OH)3 D.Fe2O3 Câu 4. Số oxi hóa của oxygen trong các hợp chất H2O, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là: A. –2, –1, –2, –0,5. B. –2, –1, +2, –0,5. C. –2, +1, +2, +0,5. D. –2, +1, – 2, +0,5. Câu 5. (SBT-KNTT): Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. Electron B Neutron C. Proton D. Cation Câu 6. (SBT-KNTT): Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa - khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử ? A. Số khối B Số oxi hóa C. Số hiệu D. Số mol Câu 7 (SBT-KNTT): Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa là chất A. Nhường electron B. Nhận electron C. Nhận proton D. Nhường proton Câu 8.(SBT-KNTT): Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là A. Chất khử B. Chất oxi hóa C. Acid D. Base Câu 9 (SBT-KNTT): Khi tham gia đốt cháy các nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là A. Chất khử B. Acid C. Chất oxi hóa D. Base Câu 10. Trong sự biến đổi : Cu 2+ + 2e ⎯⎯ Cu, ta thấy: → A. Ion copper bị oxi hóa. B. Ion copper bị khử. C. Nguyên tử copper bị oxi hóa. D. Nguyên tử copper bị khử. Câu 11. Trong sự biến đổi : Mg ⎯⎯ Mg → 2+ + 2e , ta thấy: A. Ion magnesium bị oxi hóa. B. Ion magnesium bị khử. C. Nguyên tử magnesium bị oxi hóa. D. Nguyên tử magnesium bị khử. Câu 12. Cho quá trình Al ⎯⎯ → Al3+ + 3e, đây là quá trình A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton. Trang 2
- +5 +2 Câu 13. Cho quá trình N+ 3e ⎯⎯ N đây là quá trình → A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton. Câu 14: Số mol electron cần dùng để khử hết 0,75 mol Al2O3 thành Al là A. 4,5 mol. B. 0,5 mol. C. 3,0 mol. D. 1,5 mol. Câu 15(SBT-CTST): Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe 2O3 ở nhiệt độ cao theo t0 phản ứng sau : Fe2O3 + 3CO ⎯⎯ 2Fe +3CO2 Trong phản ứng trên chất đóng vai trò chất khử là → A. Fe2O3 B. CO C. Fe D. CO2 Câu 16. Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 ⎯⎯ 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O → Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4. C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7. Câu 17. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 18: Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hoá? A. HCl + NH3 → NH 4Cl. B. HCl + NaOH → NaCl + H2 O. C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2 O. D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 . Câu 19: Phản ứng oxi hóa - khử nào sau đây không có lợi trong thực tế ? A. Sự quang hợp cây xanh B. Đốt gas nấu chín C. Sắt(iron) bị gỉ, sét D. Hàn đường ray 6H2O + 6CO2 → C6H12O6 thức ăn. 4Fe + 3O2 + nH2O 2Al + Fe2O3 ⎯⎯ Al2O3 → + 6O2 ⎯⎯ → 2Fe2O3.nH2O + 2Fe Câu 20 (SBT-CTST): Trong phản ứng : 3Cu +8HNO3 ⎯⎯ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử nitric acid → (HNO3) đóng vai trò chất oxi hóa là A. 8 B8 C. 4 D. 2 Câu 21 (SBT-CD):Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0. B. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0. C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa +1. D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa -2. Câu 22 (SBT-KNTT): Thực hiện các phản ứng hóa học sau : t0 (a) S + O2 ⎯⎯ SO2 → ; (b) Hg + S ⎯⎯ HgS → 0 t t0 (c) S + H2 ⎯⎯ H2S → ; (d) S + 3F2 ⎯⎯ SF6 Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là → A. 3 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau: S ⎯⎯ SO2 ⎯⎯ SO3 ⎯⎯ H2SO4 ⎯⎯ SO2 ⎯⎯ S ⎯⎯ H2S → → → → → → Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nguyên tố sulfur(S) đóng vai trò chất oxi hóa là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 24: Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử trong sơ đồ chuyển hóa dưới đây? Trang 3
- + O2 + O2 + O2 + H2O + CuO N2 ⎯⎯⎯ NO ⎯⎯⎯ NO2 ⎯⎯⎯⎯ HNO3 ⎯⎯⎯ Cu(NO3 )2 ⎯⎯ NO2 → → → → → o t A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 25: Cho phương trình phản ứng: aFeSO 4 + bK 2 Cr2 O 7 + cH 2 SO 4 → dFe 2 (SO 4 )3 + eK 2SO 4 + fCr2 (SO 4 ) 3 + gH 2O . Tỉ lệ a:b là A. 3:2. B. 2:3. C. 1:6. D. 6:1. Câu 26 (SBT – CD): Cho các phát biểu sau: (1). Sự oxi hóa là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hóa. (2). Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhận electron. (3). Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hóa. (4). Trong quá trình khử, chất oxi hóa nhường electron. (5). Trong quá trình khử, chất oxi hóa nhận electron và bị khử xuống oxi hóa thấp hơn. (6). Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhường electron và bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 PHẦN II. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. { SBT – Chân Trời Sáng Tạo } Gỉ sét là quá trình oxi hóa kim loại, mỗi năm phá hủy khoảng 25% sắt thép. Gỉ sét được hình thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O. Một số phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt: Fe + O2 + H2O ⎯⎯ Fe(OH)2 → (1) Fe + O2 + H2O + CO2 ⎯⎯ Fe(HCO3)2 → (2) Fe(HCO3)2 ⎯⎯ Fe(OH)2 + CO2 → (3) Fe(OH)2 + O2 + H2O ⎯⎯ Fe2O3.nH2O → (4) (a) Các phản ứng (1), (2), (3), (4) đều là phản ứng oxi hóa – khử? (b) Ở phản ứng (1), (2) Fe đóng vai trò chất khử bị oxi hóa còn O2 đóng vai trò nhận electron. (c) Sự gỉ sét là quá trình tỏa nhiệt nên có thể gọi sự rỉ sét của sắt là phản ứng đốt cháy. (d) Trong điều kiện ẩm ướt, môi trường nước, môi trường nước biển sắt dễ gỉ sét hơn trong điều kiện khô ráo. PHẦN III. TỰ LUẬN Câu 1. Xác định nồng Độ ethanol trong ruợu là một trong những phép phân tích quan trọng nhất đối với quá trình kiểm soát chất luợng ruợu. Ethanol đuợc xác định bằng phương pháp chuẩn độ pemanganat. CH3-CH2OH + KMnO4 + H2SO4 ⎯⎯ K2SO4 + MnSO4 + CH3COOH + H2O → Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.(xác định rõ chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa) Câu 2. Để xác định hàm lượng iron (II) sulfate người ta sử dụng phản ứng oxi hóa khử theo phương trình hoá học sau: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4⎯⎯→ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Tính Thể tích (mL) dung dịch KMnO4 0,03M để phản ứng vừa đủ với 20 mL dung dịch FeSO4 0,15M (ĐS. 20 mL) Câu 3. Ion Ca2+ cần thiết cho máu của người hoạt động bình thường. Nồng độ ion calcium không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Calcium trong máu bình thường khoảng 8,5-10,5 mg/100mL máu.Để xác định nồng độ ion calcium, người ta lấy mẫu máu, sau đó kết ion calcium dưới dạng calcium oxalate (CaC 2O4) rối cho calcium oxalate tác dụng với dung dịch potassium permanganate trong môi trường acid theo phản ứng sau : Trang 4
- KMnO4+ CaC2O4 + H2SO4 ⎯⎯ CaSO4 + K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O → a) Cân bằng phương trình phản ứng. b) Giả sử calcium oxalate kết tủa từ 1mL máu một người tác dụng vừa hết với 2,05mL dung dịch potassium permanganate (KMnO4) 4,88.10-4M. Nồng độ ion calcium trong máu người đó (đo bằng đơn vị mg Ca2+/100mL máu) là bao nhiêu và có bình thường không? (ĐS: 10mg/100mL) CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC .11. Phản ứng tỏa nhiệt & phản ứng thu nhiệt .Tỏa nhiệt (Âm tỏa Δ r H 0 < 0) . Thu nhiệt (Dương thu Δ r H 0 > 0 ) 298 298 . Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng . Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. lượng dưới dạng nhiệt. . Năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng . Phản ứng thu nhiệt ta luôn phải cung cấp nhiệt lượng của hệ chất sản phẩm. lượng liên tục và xuyên suốt quá trình phản ứng. . Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi . Năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng hơn phản ứng thu nhiệt. lượng của hệ chất sản phẩm. ⦁ Thường là các phản ứng Oxihoa- Khử: ⦁ Thường là các phản ứng : Nhiệt phân, thủy phân + Tất cả phản ứng cháy các nhiên liệu : Gỗ, colagen than,xăng/dầu (hydrocarbon),… Phản ứng hydrate hóa. ⦁ sự hóa hơi và nóng chảy, thăng hoa, phản ứng ⦁ + Sự gỉ sét kim loại. cracking của các alkane + Phản ứng của kim loại với acid; của kim loại mạnh ⦁ phản ứng giữa giấm ăn (acetic acid) với baking với nước… soda (NaHCO3). ⦁ Các quá trình hòa tan 1 số chất : H2SO4 đặcCaO, ⦁ sự hòa tan của 1 số chất rắn trong nước : Al2(SO4)3, bột giặt, … vào nước. NaNO3, KNO3, KBr, NH4Cl, NH4NO3, Ba(OH)2, AlCl3, ⦁ Acid mạnh tác dụng base mạnh. viên C sủi,…. ⦁⦁ Sự ngưng tụ hơi nước, H2O hóa rắn, sự kết cứng… ⦁ phản ứng quang hợp. ⦁ Sự tiêu hóa thức ăn… Y BÌNH DẠY 2. Điều kiện chuẩn (đkc): Nhiệt độ: 25 0C (hay 298K), áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). 0 3. Biến thiên enthalpy chuẩn ( Δ r H ) là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn. 298 . Giá trị tuyệt đối của Δ r H 0 càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào càng nhiều. 298 0 4. Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành ( Δ H ) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo f 298 thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững, ở một điều kiện chuẩn. Δ H0 đơn chất = 0 f 298 5. Công thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo enthalpy tạo thành: o o o Δ r H 298 = Σ Δ H 298 (sp) – Σ Δ H 298 (cđ) f f 6. Công thức tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn theo năng lượng liên kết: o Δ r H 298 = E (cñ) − E (sp) b b 7. Nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào khi đốt cháy n mol chất: Q = n.| Δ r H o | (KJ) 298 Trang 5
- 8. Nhiệt lượng vật tỏa ra hoặc thu vào: Q = m.C.ΔT - m: Khối lượng chất (với dung dịch loãng coi khối lượng riêng là khối lượng riêng của nước: 1g/ml) - C: Nhiệt dung (năng lượng cần để đưa 1 gam chất tăng lên 1oC). Với dung dịch loãng coi nhiệt dung của dung dịch là nhiệt dung của nước: C = 4,2 J/g.K = 4,2.10-3 (kJ/g.K) - ΔT là độ biến thiên nhiệt độ (|t2 – t1|) Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống: 25 0C (hay 298 0K) trạng thái giải phóng 1 bar nhiệt lượng 1 mol nhiệt phản ứng hấp thu thu nhiệt tỏa nhiệt 1 mol/L bền vững (a) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng …..(1)……năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng …..(2)……năng lượng dưới dạng nhiệt. (b) Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là …..(3)……tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Điều kiện chuẩn (đkc) ở nhiệt độ: …..(4)……, áp suất …..(5)…… (đối với chất khí), nồng độ…..(6)…… (đối với chất tan trong dung dịch). - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo …..(7)…… các chất và …..(8)…… o o Δ r H 298 > 0: Phản ứng…..(9)……; Δ r H 298 < 0: Phản ứng…..(10)……. (c) Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (ΔfH) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành …..(11)…….chất đó từ các đơn chất ở trạng thái …..(12)……., ở một điều kiện xác định. PHẦN I. Mỗi câu hỏi học sinh chọn một phương án. Câu 1: Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0 ? A. CO2(g). B. Na2O(g). C. O2(g). D. H2O(l) Câu 2: Phản ứng thu nhiệt có : A. H 0 . B. H 0 . C. H = 0 . D. H 0 . Câu 3: Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có kí hiệu là : A. r H 298 . B. f H 298 . C. S . D. T . 0 0 Câu 4: Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) được xác định trong điều kiện nhiệt độ thường được chọn là : A. 25 C(298K). 0 B. 0 C(273K). 0 C. -25 C(298K). 0 D. 25 C(273K) 0 Câu 5: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau: N 2 (g) + 3H2(g) → 2NH3 (g) Δ r H o – 91,8 298 kJ. Giá trị của phản ứng: 2NH3 (g) → N2 (g) + 3H2(g) là: A. -45,9 kJ. B. +45,9 kJ. C. – 91,8 kJ D. +91,8 kJ. Câu 6: { SBT – Kết Nối Tri Thức } Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3. C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước. Câu 7: { SBT – Kết Nối Tri Thức } Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường? A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí. C. Phản ứng giữa Zn và dụng dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy cồn. Câu 8: { SBT – Kết Nối Tri Thức } Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra. C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể. D. Các phản ứng khí đun nóng đều dễ xảy ra hơn. Câu 9: { SBT – Cánh Diều } Những phát biểu nào sau đây đúng? A. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25 0C. B. Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó. C. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt. Trang 6
- D. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường Câu 10: { SGK – Cánh Diều } Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng? (a) Phản ứng tạo gỉ kim loại. (c) Phản ứng nhiệt phân. (b) Phản ứng quang hợp. (d) Phản ứng đốt cháy. A. (a) và (b). B. (b) và (d). C. (a) và (d). D. (b) và (c). Câu 11: { SBT – Kết Nối Tri Thức } Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau: 2NaHCO3 (g) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1) 4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s) (2) Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt. B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt. C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt. D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt. Câu 12: { SBT – Chân Trời Sáng Tạo } Cho các quá trình sau : (1) Nước hoá rắn. (2) Sự tiêu hoá thức ăn. (3) Quá trình chạy của con người. (4) Khi CH4 đốt ở trong lò. (5) Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh. (6) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên. Các quá trình toả nhiệt hay thu nhiệt tương ứng là ? A. Tỏa nhiệt : (1), (3), (4), (6) và thu nhiệt : (2), (5). B. Tỏa nhiệt : (1), (3), (5), (6) và thu nhiệt : (2), (4). C. Tỏa nhiệt : (1), (2), (4), (6) và thu nhiệt : (3), (5). D. Tỏa nhiệt : (1), (3), (5), (6) và thu nhiệt : (2), (4). Câu 13: { SBT – Chân Trời Sáng Tạo } Cho các phản ứng sau : (1) Nung NH4Cl(s) tạo ra HCl(g) và NH3(g). (2) Cồn cháy trong không khí. (3) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương động vật. (4) Đốt cháy than là phản ứng. (5) Đốt cháy khí gas trên bếp gas. (6) Cho vôi sống vào nước là. (7) Phản ứng nung vôi. Các quá trình toả nhiệt hay thu nhiệt tương ứng là ? A. Tỏa nhiệt : (2), (4), (5), (6) và thu nhiệt : (1), (3) và (7). B. Tỏa nhiệt : (2), (3), (5), (6) và thu nhiệt : (1), (4) và (7). C. Tỏa nhiệt : (2), (3), (4), (6) và thu nhiệt : (1), (5) và (7). D. Tỏa nhiệt : (2), (3), (4), (5) và thu nhiệt : (1), (6) và (7). Câu 14: { SBT – Cánh Diều } Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Tất cả các phản ứng cháy đều toả nhiệt. (2) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. (3) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt. (4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. (5) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng. (6) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Trang 7
- Câu 15: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: o Zn(s) + CuSO4 (aq) ⎯⎯ ZnSO4(aq) + Cu(s) → Δ r H 298 = -231,04 kJ. Lượng nhiệt toả ra khi dùng 13 g Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch CuSO4 là: A. 231,04 kJ. B. 46,208 kJ. C. 462,08 kJ. D. 23,104 kJ o Câu 16: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: CaCO3(s) ⎯⎯ CaO(s) + CO2(g) → Δ r H 298 = +178,29 kJ. Tính lượng nhiệt thu vào khi nung hết 40 g CaCO3. A. 17,829 kJ. B. 178,29 kJ. C. 713,16 kJ. D. 71,316 kJ Câu 17: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2H2O(l) → r H0 298 = – 890,3 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 –285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là A. f H0 298 (CH4 (g)) = –74,8 kJ/mol. B. r H0 298 (CH4 (g)) = +748 kJ/mol C. r H0 298 (CH4 (g)) = –748 kJ/mol D. r H0 298 (CH4 (g)) = +74,8 kJ/mol Câu 18: [CD - SBT] Nối mỗi nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B a) Trong phản ứng thu nhiệt, dấu của H dương vì 1. giải phóng năng lượng b) Trong phản ứng tỏa nhiệt có sự 2. hấp thụ năng lượng. c) Trong phản ứng tỏa nhiệt, H có dấu âm vì 3. năng lượng của hệ chất phản ứng lớn hơn năng lượng d) Trong phản ứng thu nhiệt có sự của hệ chất sản phẩm. 4. năng lượng của hệ chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng của hệ chất sản phẩm. A. a - 4, b - 2, c - 1 và d - 3. B. a - 4, b - 1, c - 3 và d - 2. C. a - 4, b - 3, c - 1 và d - 2. D. a - 1, b - 4, c - 2 và d - 3. Câu 19: { SBT – Kết Nối Tri Thức } Cho phương trình phản ứng: Zn + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s) Δ r H o = - 210 kJ. Cho các phát biểu sau: 298 (1) Zn bị oxi hoá; (2) Phản ứng trên toả nhiệt; (3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ, (4) Trong quá trinh phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên. Các phát biểu đúng là A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4). Câu 20: { SGK – Cánh Diều } Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn sau đây tỏa ra 184,6 kJ: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) (*). Những phát biểu nào dưới đây là đúng? (a) Nhiệt tạo thành của HCl là -184,6 kJ/mol (b) Biến thiên enthalpy của phản ứng (*) là -184,6 kJ. (c) Nhiệt tạo thành của HCl là -92,3 kJ.mol-1 (d) Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là -92,3 kJ A. (a) và (b). B. (b) và (d). C. (a) và (c). D. (b) và (c). 13 Câu 21: [KNTT - SBT] Cho phản ứng đốt cháy butane sau: C4H10(g) + O2(g) ⎯⎯ 4CO2(g) + 5H2O(g) → 2 Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau: Liên kết C–C C–H O=O C=O O–H Eb (kJ/mol) 346 418 495 799 467 Biến thiên enthalpy ( r H o 298 ) của phản ứng (1) có giá trị là: A. - 2626,5 (kJ). B. -1090,98(kJ) C. –802,7 kJ D. -2220 kJ Trang 8
- Câu 22: [KNTT - SBT] Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 (g) và H2O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai nước chứa 500 mL dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là A. +397,09 kJ. B. -397,09 kJ. C. +416,02 kJ. D. -416,02 kJ. PHẦN II. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở một lò nung vôi công nghiệp sẽ xảy ra 2 phản ứng hóa học chính như sau: (1) Phản ứng than cháy trong O2: C(s) + O2(g) ⎯⎯ CO2(g) → r H0 = -393,5 kJ 298 (2) Phản ứng nung đá vôi: CaCO3(s) ⎯⎯ CaO(s) + CO2(g) → r H0 = +178,29 kJ 298 Biết than đá chứa 80% là C còn lại là tạp chất không cháy, hiệu suất sử dụng nhiệt là 60%. CaCO3: thành phần chính của đá vôi. CaO: còn có tên gọi là vôi sống. a) Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt; phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. b) Đốt cháy hết 1 mol C(s) tỏa ra 393,5 kJ nhiệt, phân hủy hết 1 mol đá vôi cần cung cấp 178,29 kJ nhiệt. c) Phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn phản ứng (2), nhiệt tỏa ra ở phản ứng (1) đã cung cấp cho quá trình phân hủy đá vôi ở phản ứng (2) d) Để sản xuất được 500 kg vôi sống cần tối thiểu 101,135 kg than đá. Câu 2: Ngày 31/3/2024, Giải vô địch quốc gia Marathon lần thứ 65 được tổ chức rất thành công tại Phú Yên đã thu hút gần 12.000 người tham gia. Thực tế nghiên cứu cho thấy, một người chạy bộ khoảng 60 phút, cơ thể đã tiêu hao từ hàng trăm đến cả hàng nghìn ki-lô-ca-lo (kcal) chủ yếu lấy từ nguồn năng lượng oxi hóa glucose: C6H12O6(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l) ΔrΗ0298 = - 2807,8 kJ (1) Năng lượng sinh ra cung cấp cho cơ thể hoạt động và duy trì thân nhiệt. Sự bay hơi của mồ hôi khỏi bề mặt cơ thể là quá trình ……nhiệt, trong quá trình này, nước trong mồ hôi lấy nhiệt từ cơ thể. Để đào thải 1000 mL mồ hôi, một người trưởng thành sẽ tiêu hao khoảng 570 kcal. Trong mỗi giờ chạy bộ, cơ thể người chạy sẽ tiết ra khoảng 800 mL mồ hôi. a) Sự bay hơi của mồ hôi khỏi bề mặt cơ thể là quá trình thu nhiệt. b) Trong phản ứng (1) glucose đóng vai trò chất khử, 1 mol C6H12O6 nhận 24 mol electron từ O2. c) Khi 1 mol đường glucose bị đốt cháy hoàn toàn với một lượng vừa đủ oxygen ở điều kiện chuẩn toả ra một lượng nhiệt là 2807,8 kJ d) Vận động viên chạy bộ trong khoảng 61,32 phút cần tiêu thụ hết năng lượng hấp thụ từ 125 gam glucose chỉ thông qua việc tiết mồ hôi. (biết 1 cal = 4,184 J). PHẦN III. TỰ LUẬN Câu 1: Ngày nay, dùng cồn trong nấu ăn trở nên rất phổ biến trong các nhà hàng, quán ăn, buổi tổ chức tiệc, liên hoan, hộ gia đình. Một mẫu cồn X chứa thành phần chính là ethanol (C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: 0 C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) r H298 =−1370kJ 0 CH3OH(l) +3/2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(1) r H298 =−716kJ Biết thành phần 1 viên cồn 70 gam chứa tỉ lệ khối lượng của C2H5OH : CH3OH là 10:1 và chứa 4% tạp chất không cháy. Giả sử để nấu chín một nồi lẩu cần tiêu thụ 3600kJ, hỏi cần bao nhiêu viên cồn để nấu chín 1 nồi lẩu đó (với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%)? Trang 9
- Câu 2. Lẩu tự sôi, cơm hộp tự sôi là những loại thực phẩm tiện lợi khá phổ biến trong vài năm trở lại đây. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là khả năng tự nấu chín mà không cần sử dụng bếp gas hay bếp điện. Bí quyết nằm ở gói "tự sôi" được đặt dưới đáy hộp nhựa. Khi nước được đổ vào, các thành phần trong gói sẽ tham gia phản ứng hóa học, tạo ra nhiệt lượng lớn để làm nóng nước và nấu chín thức ăn. Các gói thường có thành phần là vôi sống (CaO), được FDA công nhận là an toàn. Biết rằng gói hoạt động khi cho thêm nước theo phản ứng: CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq) rHo 298 Chất CaO (s) H2O (l) Ca(OH)2 (aq) f H0 (kJ / mol) -635,09 -285,53 -1002,82 298 Sử dụng gói tạo nhiệt chứa bao nhiêu gam CaO cho vào 250 mL H2O để nâng nhiệt độ từ 25oC lên 80oC ? Nhiệt dung riêng (kí hiệu là C) của nước là 4,2 (J/g.K) và nhiệt lượng cung cấp Q= m.C.△t. Khối lượng riêng của nước là 1g/mL. Cho nguyên tử khối của Ca=40, O=16, H=1 Trang 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
4 p |
22 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
179 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
8 p |
73 |
3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
7 p |
19 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022
11 p |
21 |
3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
10 p |
38 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm học 2019-2020
14 p |
66 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
11 p |
18 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p |
18 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p |
13 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p |
13 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p |
16 |
2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020
20 p |
84 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
