YOMEDIA
ADSENSE
Đề cương Quy hoạch môi trường
202
lượt xem 24
download
lượt xem 24
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Đề cương Quy hoạch môi trường. Tài liệu gồm có 11 câu hỏi ôn tập cùng với hướng dẫn trả lời. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập và ôn thi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương Quy hoạch môi trường
- ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG Câu 1: khái niêm quy hoạch môi trường: Cụm từ QH ngày nay được dung trong rất nhiều: - QH sử dụng đất - QH đô thị và vùng - QH xây dựng - QH phát triển KTXH - QH cán bộ… QH có thể được coi như một phương pháp thích Câu 3: Lịch sử phát triển QHMT ở Việt Nam Các nhà địa lý cảnh quan: căn cứ vào các điều kiện sinh thaiscuar đất đai để tổ chức lãnh thổ theo các mặt hoạt động khác nhau như sản xuất NN, tổ chức bố trí quần cư, hạ tầng cơ sở, khu du lịch vui chơi giải trí. QHMT cũng đã được nghiên cứu ở miền Đông Nam Bộ: - (1) Tổ chức môi trường sống cho con người hoạt động và phát triển (lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực tổ chức nơi ở và sinh hoạt trong các quần cư từ đô thị đến các thị trấn, làng xóm; lĩnh vực tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi giải trí) - (2) tổ chức quản lý và có biện pháp hiệu quả khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực hiện trạng và chống ô nhiễm. - Nguyễn Ngọc Sinh và CTV đã trình bày những ý tưởng khái quát về QHMT: xác định các vấn đề mt để đề xuất các phương hướng, mục tiêu chiến lược và các chương tình mt khu vực ĐB Sông Hồng. - Trịnh Thị Thanh và CTV (1999,2000) cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về phương pháp luận và thử nghiệm áp dụng vào sơ bộ QHMT ĐB s.Hồng. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 1
- - Gần đây nhất, JICA (1999) đã tiến hành nghiên cứu QH quản lý mt Vịnh Hạ Long và thành phố Hà Nội. cách tiếp cận cơ bản là dựa trên sự phân vùng chức năng mt để kiến nghị các chính sách quản lý mt khu vực (mục tiêu, chất lượng mt cần đạt được, các dự án ưu tiên nhằm cải thiện điều kiện mt) Câu 4: Các cấp độ và hình thức quy hoạch QHMT chia thành: - QH bảo vệ một thành phần của MT (đất, nước, nước ngầm, TN sinh vật) - QH mt tổng thể vùng, khu vực (lưu vực vùng ve biển, hệ thống đô thị, các vùng sinh thái – hay vùng địa sinh vật) QHMT vùng thường phải chú ý đầy đủ các yếu tố tài nguyên, chất lượng các thành phần mt (đất, nước, không khí), các HST nhạy cảm, sinh vật quý hiếm, ĐDSH cũng như các hoạt động phát triển trong khu vực. Theo lãnh thổ : - Phạm vi quốc tế: (toàn cầu, khu vực, lưu vực sông Mê Kông) - Quốc gia: quy hoạch chiến lược - Vùng: (đồng bằng sông Hồng, lưu vực sông Đồng Nai) - Tỉnh, thành phố: - Cộng đồng nhỏ, dự án. Theo mức độ: - Quy hoạch tổng thể môi trường - Quy hoạch quản lý chất lượng môi trường: QH quản lý chất lượng nước, QH hệ thống bãi thải… - Quy hoạch môi trường chuyên ngành: QH khu bảo tồn (đất ngập nước, biển…), QH mt khu công nghiệp Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 2
- Quy hoạch chuyên ngành môi trường có thể phân chia thành: + QH bảo vệ một thành phần của mt (như đất, nước, nước ngầm, tài nguyên sinh vật…) + QH mt tổng thể vùng, khu vực (lưu vực, vùng ven biển, hệ thống đô thị, các vùng sinh thái – vùng địa sinh vật), trong đó phải chú ý đầy đủ tất cả các yếu tố tài nguyên, chất lượng các thành phần mt (đất, nước, không khí, các HST nhạy cảm, sinh vật quý hiếm, ĐDSH, các hoạt động phát triển) Câu 5: Vị trí của quy hoạch trong công tác QLMT Mặc dù được xem là rất cầ thiết nhưng QH vân chưa phải là điều kiện đủ cho việc nâng cao tốt nhất năng lực và chất lượng công việc. Mối quan hệ giữa các khâu trong công tác quản lý: QH trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở 3 cấp độ khác nhau: - Cấp độ chiến lược: cấp độ cao nhất, lien quan dến việc xác định kết quả, với các mục tiêu chiến lược, chính sách với việc điều tra nắm bắt Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 3
- và sử dụng các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu. Đây là nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành. - Cấp quản lý hành chính: cấp độ trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ chức chương trình thực hiện. Đây là công việc của chuyên viên quản lý cao cấp. - Cấp thực hiện: cấp độ thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ thể một cách tích cực và có hiệu quả. Câu 6: Các đặc điểm của quy hoạch môi trường: QHMT có một số đặc điểm sau: - Quan điểm hệ sinh thái: xem xét con người trong tự nhiên hươn là tách khỏi nó; nghĩa là nhấn mạnh mối tương tác giữa con người với các hst trong tự nhiên và rộng hơn là sinh quyển. - Tính hệ thống: xem xét tổn thể các thành phần liên quan, tập trung vào các thành phần chủ chốt và các MQH của chúng, thừa nhận các hệ thống là mở, tương tác với mt; nhận biết sự liên hệ và phụ thươc giữa các hệ thống. - Tính địa phương: từ “môi trường” nhấn mạnh tính đặc trưng của mỗi địa phương, tuy nhiên phải xem xetscacs thành phần và sự biến đổi mt trong phạm vi rộng. - Tính biến đổi theo thời gian: xemxets sự thay đổi của mt qua các chu kỳ khác nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai. Phạm vi thời gian thường từ 10 năm trở lên. - Tính chất hướng vào tác động: xem xét đầy đủ những ảnh hưởng mt do hoạt động của con người và sự phân bó của chúng (ai được lợi, ai phải trả) - Tính phòng ngừa: “nhu cầu bảo tồn” là khuynh hướng chủ đạo tuy nhiên lại tập chung vào việc làm giảm nhu cầu đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ có khả năng gây ra stress hơn việc chấp nhận các “nhu cầu” như là đã “đặt ra” từ trước và có gắng tập trung vào việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng môi trường. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 4
- Câu 7: Nguyên tắc của QHMT - Xác định rõ mục mục tiêu và các đối tượng của QHMT: xác định rõ mục tiêu QHMT cho 1 phần hay tổng hợp nhiều thành phần mt. - QHMT phải được thực hiện đồng thời với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH. + Vì không gian môi trường và không gian cho phát triển KT – XH ở tron 1 thể thống nhất lãnh thổ nên QHMT và QH phát triển KT – XH cũng ở trong thể thống nhất. + Nguyên tắc này đòi hỏi phải được nghiên cứu toàn diện và đồng bộ các vấn đề mt và KTXH - Xác định quy mô về không gian và thời gian của QHMT: +Quy mô không gian: các mức độ quy hoạch sơ bộ hay chi tiết với quy mô lãnh thổ lớn, trung bình hoặc nhỏ. + Quy mô thời gian: dài hạn, trung bình, ngắn hạn. - QHMT luôn trên quan điểm hệ thống: + Phân tích và tổng hợp hệ thống + các thành phần môi trường và các lãnh thổ mt có mối liên hệ tác động qua lại với nhau + Phân tích thấy rõ cấu trúc và chức năng của các thành phần mt và lãnh thổ mt, thấy rõ các mối liên hệ, tác động qua lại, tổng hợp để thấy rõ toàn bộ cấu trúc và chức năng của chúng. - QHMT phải qua công tác ĐTM và lập các luận cứ khoa học cho QHMT: + Có ĐTM mới có cơ sở lập luận cứ khoa học cho QHMT. + Hai nội dung này được tiến hành đồng thời với QH KT–XH và xem như tổng thể thống nhất với nhau để đảm bảo phát triển KTXH và bảo vệ mt bền vững. - QHMT phải phù hợp với trình độ phát triển KTXH: Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 5
- + QHMT phải dựa trên quan điểm xuất phát từ nhu cầu và trình độ phát triển KTXH của mỗi địa phương, quốc gia. + QHMT phải cân nhắc, đánh giá, tính toán về mt, có đối sách, biện pháp thích hợp để đảm bảo mt bền vững với những mức độ nhất định cho phát triển bền vững. Câu 8: Các phương pháp sử dụng trong quy hoạch môi trường I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 1. Khái niệm: PTHT là hoạt động giải quyết vấn đề mang tính đa ngành được phát triển cho việc giải quyết những vấn đề phức hợp sản sinh ra từ các tổ chức, các cơ sở tư nhân và nhà nước. - PTHT: xem xét nhiều khả năng phản ứng khác nhau. - PTHT: Là xương sống của quá trình lập quy hoạch môi trường. 2. Đặc điểm của PTHT: - Bối cảnh: tương tác giữa khoa học, xã hội và môi trường - Phương pháp: nghiên cứu khoa học là trọng tâm nhưng cũng sử dụng phương pháp thiết kế, trực giác và nhận định. - Công cụ: lý luận, thống kê, toán học, mô hình hóa. - Mục tiêu Tìm giải pháp cho những vấn đề phức tạp. - Mang tính chất hướng đến giải quyết vấn đề - Mang tính chất hướng tương lai. - Mức độ tổng hợp cao - Là sự tích hợp của nhiều ngành: môi trường, sinh học, hóa học, quy hoạch, xã hội học, kinh tế học… - Sử dụng những ngành khoa học cơ bản - Các sản phẩm có thể là các mô hình 3. Đối tượng và các thành tố trong mỗi hệ thống Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 6
- - Đối tượng nghiên cứu: Thành phần môi trường, thành phần kinh tế, thành phần phát thải, vùng sinh thái (đồng bằng, miền núi,…) - Các thành phần khác: hệ thống tự nhiên, hệ thống xây dựng, hoạt động của con người, hệ thống văn hóa, xã hội. - Các thành tố trong mỗi hệ thống: Các hoạt động của con người, các nguồn gây ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm, các quá trình chuyển hóa vật chất, giao thông, hiệu ứng tác động: con người, hệ hữu sinh, hệ vô sinh… • Các giải pháp • Các chính sách: tiêu chuẩn, thuế, chế tài… 4. Các bước thực hiện PTHT: • Bước 1: nhận định vấn đề • Bước 2: Xác định thiết kế và rà soát những phương án có thể thực hiện • Bước 3: Dự báo bối cảnh tương lai • Bước 4: Xây dựng và sử dụng các mô hình để dự báo các kịch bản khác nhau có thể xảy ra. • Bước 5: So sánh và xếp hạng các phương án • Bước 6: Phổ biến kết quả II. PHƯƠNG PHÁP VIỄN THÁM VÀ ỨNG DỤNG GIS - PP Viễn thám: sử dụng các thông tin của các nguồn tư liệu cập nhật đa thời gian của ảnh hàng không và nhiều loại vệ tinh khác. - PPVT hiệu quả phản ánh nhanh, kịp thời và khách quan thông tin về hiện trạng môi trường qua các tài liệu viễn thám, ảnh viễn thám - GIS: dựa vào kỹ thuật sử dụng những hệ thống vi tính số để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý phân tích, quản lý, trình bày, mô hình hóa và phân tích những số liệu, thông tin môi trường về tự nhiên và KTXH thuộc lãnh thổ một vùng, một khu vực, một địa điểm cụ thể. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 7
- - Kỹ thuật GIS có thể tạo ra các khả năng: • Chồng xếp và tổng hợp nhiều lớp thông tin chuyên đề trên cùng 1 khu vực. • Cung cấp những thông tin mới nhờ vào mô hình toán học giữa hai hay nhiều lớp thông tin chuyên đề trên cùng 1 vùng địa lý. • Mô tả những đặc điểm đa dạng của môi trường sinh thái trên cảnh quan sinh thái, vùng sinh thái… • Quản lý, cập nhật và cung cấp thông tin về phân tích thống kê dựa vào số liệu lưu trũ. • Sử dụng và xử lý 1 số lượng lớn thông tin từ ảnh viễn thám và trình bày chúng theo tiêu chuẩn bản đồ học. III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG - ĐTM là đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của dự án, chương trình phát triển KTXH đến tài nguyên và môi trường, văn hóa – xã hội và sức khỏe cộng đồng. - ĐTM còn phát triển các vấn đề chủ yếu, xác định mức độ nghiêm trọng của môi trường, tìm ra các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, dự báo, đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển vùng, hoặc công trình với môi trường, cung cấp những căn cứ cho quy hoạch và quản lý môi trường. - Đánh gia môi trường gồm: ĐTM, đánh giá chất lượng MT, đánh giá tổng hợp MT. - ĐTM gồm các phương pháp: liệt kê, danh mục, ma trận, sơ đồ mạng lưới, phân tích lợi ích chi phí mở rộng. - Đánh giá chất lượng: định lượng so sánh với QCVN, chồng ghép bản đồ, đánh giá nhanh môi trường… IV. PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ SỐ LIỆU - Là phương pháp đơn giản dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng thông tin không đầy đủ và không trực tiếp liên quan nhiều tới quá trình ĐTM. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 8
- - Người đánh giá tác động mt phân tích hoạt động phát triển, chọn ra một thông số liên quan tới mt, liệt kê ra và cho các số liệu liên quan đến các thông số đó chuyển tới người ra quyết định xem xét. - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số mt đơn giản, sơ lược, tuy nhiên rất cần thiết và có ích trong bước đánh giá sơ bộ về tác động đến mt, hoặc trong hoàn cảnh không có đủ điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí để thực hiện ĐTM một cách đầy đủ. V. PHƯƠNG PHÁP DANH MỤC Một số dạng danh mục: danh mục đơn giản, danh mục mô tả, danh mục câu hỏi, danh mục trọng số 1. Danh mục đơn giản Trình bày bảng liệt kê các nhân tố mt cần phải đề cập, chưa cung cấp được thông tin về nhu cầu số liệu riêng, phương pháp đo hoặc đánh giá và dự báo các tác động. Chỉ ra những nhân tố phải xem xét còn những nhân tố khác thì có thể bỏ qua. Về bản chất danh mục này được coi là ghi nhận, nó chưa nêu được những tác động nào sẽ xuất hiện đối với các nhân tố này. 2. Danh mục mô tả Liệt kê các nhân mt, cung cấp them thông tin và hướng dẫn đánh giá tác động mt, nhưng chưa đưa được tầm quan trọng của tác động. 3. Danh mục câu hỏi - Gồm nhiều câu hỏi liên quan đến những khía cạnh mt cần được đánh giá. - Các câu hỏi có thể được soạn thảo cho 1 hạng mục chung như HST cạn, sức khỏe cộng đồng. - Để đánh giá tác động, người được hỏi phải trả lời các câu hỏi của mọi hạng mục. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 9
- - Ngoài câu hỏi cụ thể, có thể đặt câu hỏi tổng hợp để được nguwoif hỏi đánh giá, ước tính tác động một cách tổng hợp, ví dụ: “mức hại cao”, “mức hại nhỏ”, “không xác định được”… 4. Danh mục có ghi trọng số của tác động - Đánh giá tác động của dự án thông qua chỉ số hoặc đơn vị đánh giá (EIU). EI : tác động mt (VI)1: giá trị chất lượng thông số mt thứ i khi có dự án. (VI)2: giá trị chất lượng thông số mt thứ i khi không có dự án Wi: trọng số tương đối (tầm quan trọng) của nhân tố i m: tổng số các thông số VI. PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN MÔI TRƯỜNG 1. Ma trận đơn giản - Hàng: liệt kê các hoạt động dự án - Cột: liệt kê các nhân tố mt - Hoạt động nào gây tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu nằm giữa hàng nhân tố và cột hoạt động. 2. Ma trận theo bước - Còn gọi là ma trân dạng chữ thập, gồm nhiều ma trận kê tiếp nhau để chỉ ra các tac động thứ cấp. - Một số nhân tố mt được trình bày ở cả trục tung và trục hoành. - Các hậu quả thay đổi ban đầu ở một số nhân tố này đến nhân tố khác cũng được trình bày. 3. Ma trận định lượng – ma trận theo cấp. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 10
- - Đánh dấu được khả năng tác động và chỉ ra mức độ tác động, loại tác động và tầm quan trọng của nhân tố.. - Mỗi ô trong ma trận định cấp chỉ ra mức độ tác động và tầm quan trọng của các tác động. - Thang điểm từ 1 – 10 được dung cho cả mức tác động và tầm quan trọng của các tác động. VII. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG. - Là phương pháp tiếp cận để thu nhận những thông tin kịp thời từ phía người dân, cộng đồng về tác động môi trường, hiện trạng chất lượng môi trường, cách thức chi phí hiệu quả, đánh giá tình hình KTXH và môi trường. - Nội dung phương pháp: khảo sát trực tiếp, thảo luận trên thực địa, phỏng vấn bán chính thức người dân, xếp hạng, cho điểm… - Kết quả được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ, mô hình. - Đây là phương pháp đính tính quan trọng được sử dụng trong quy hoạch MT. IX. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ MỞ RỘNG - Phương pháp này nghiên cứu, tính toán sâu về kinh tế, so sánh lợi ích mà việc thực hiện hoạt động môi trường đem lại và những chi phí, tổn thất do việc thực hiện hoạt động gây ra. - Phân tích chi phí – lợi ích mở rộng: nghĩa là lợi ích và chi phí do tác động môi trường gây ra. Trình tự thực hiện: - B1: liệt kê tất cả tài nguyên được chi dùng cho hoạt động; liệt kê sản phẩm thu được. - B2: Xác định các hoạt động tiêu thụ hoặc làm suy giảm tài nguyên. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 11
- - B3: Liệt kê vào dự án hoạt động những việc cần bổ sung để sử dụng hợp lý và phát huy khả năng tối đa của tài nguyên. - B4: Trình bày kết quả phân tích vào báo cáo ĐTM X. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ - Phương pháp chồng ghép bản đồ cũng được sử dụng trong QHMT. - PP này sử dụng những bản đồ thể hiện đặc trưng MT khu vực. - Mỗi bản đồ diễn tả đặc trưng riêng: thể hiện ô nhiễm qua màuu sắc khác nhau. - PP chồng ghép bản đồ có ưu điểm là đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. XI. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH - MHHMT là khoa học mô phỏng hiện tượng lan truyền chất ô nhiễm và các dự báo thay đổi MT theo không gian và thời gian. - MHHMT là cung cấp các công cụ ở dạng hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, phần mềm hay sa bàn…. Để chuyển các hiểu biết từ các đo đạc thực tế của 1khu vực nghiên cứu thành các lý giải cần thiết cho nhu cầu thông tin và tiên đoán diễn biến của môi trường sinh thái. - Đặc điểm của mô hình ô nhiễm không khí: 1. Số liệu nguồn thải 2. Các số liệu khí tượng 3. Số liệu địa hình – vật chắn. 4. Số liệu về tốc độ suy yếu hoặc gia tăng chất ô nhiễm trong khí quyển. 5. Các mô hình được sử dụng. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 12
- Trong đó: C(x,y,0): là nồng độ trung bình của chất ô nhiễm ở mặt đất. M và Q: lượng thải (mg/s) U1: tốc độ gió ở độ cao z = 1m U: tố độ gió trung bình tại miệng ống khói. K1: hệ số khuếch tán rối ở mực z = 1m (thường K1 = 0,1÷0,2m2/s) K0 = Ky/U chỉ ra mối quan hệ giữa rối ngang và tốc độ gió được gọi là kích thước rối ngang (m) n: là đại lượng vô thứ nguyên, n thường bằng 0,14 trong điều kiện khí quyển rất bất ổn định đến 0,2 trong điều kiện khie quyển ổn định. H: độ nâng của vệt khói Cy, Cz : các thông số khuếch tán rối theo phương thẳng đứng và nằm ngang của Sutton. x: khoảng cách xuôi theo chiều gió tính từ nguồn. y: khoảng cách theo chiều ngang Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 13
- z: độ cao trên mặt đất Câu 9: Đánh giá hiện trạng môi trường trong quy hoạch MT (điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và bối cảnh phát triển khu vực) 1. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu: t0, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió và hướng gió theo mùa, sương giá, sương mù, vòi rồng, cuồng phong, sóng thần. - Địa chất: đất đá tuổi địa chất, cấu trúc địa chất, tính chất địa hóa, địa chấn, tai biến địa chất (trượt lở, lún sụt, dòng bùn đá) - Thủy văn nước ngầm: thành tạo địa chất phân tích theo sự hình thành cảu tầng nước ngầm, giếng, số lượng và chất lượng nước ngầm, đặc điểm của mặt nước ngầm. - Sinh địa lý: Sinh địa lý vùng, tiểu vùng, đường đồng mức, độ dốc, bậc thang.. - Thủy văn nước mặt: đạin dương, biển, hồ, châu thổ, sông, dòng chảy, đầm phá, đất ngập nước, chất lượng nước, đồng bằng ngập lụt. - Thổ nhưỡng: loại đất, cấu trúc, tính chất, độ sâu đến mặt nước ngầm, độ sâu đến tầng đá mẹ, độ chặt, khả năng trao đổi cation/anion, độ kiềm, độ axit. - Thực vật: quàn xã, quần thể, thành phân loài, phân bố, tuổi, loài quý hiếm, lịch sử cháy rừng, diễn thế. - Động vật hoang dã: sinh cảnh, các quần thể động vật, các số liệu điều tra về loài quý hiếm, có giá trị khoa học và giáo dục, loài bị đe dọa tuyệt chủng. 2. Đặc điểm kinh tế - Dân số: là 1 dang thông tin dữ liệu rất quan trọng cần chú ý. Những hiểu biết về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ nam nữ, cấu trúc tuổi, nghề nghiệp và nhân lực là cần thiết. Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 14
- - Sử dụng đất: đặc điểm của vấn đề sử dụng đất ở địa phương, số lượng chất lựơng, sự phân bố theo không gian, các loại hình sử dụng chính + Nông, lâm, ngư nghiệp + Công nghiệp, đô thị + Khu dân cư nông thôn + Đất chuyên dụng + Đất chưa sử dụng - Các hoạt động kinh tế hiện hại: cac hđ khai thác hoặc sử dụng trực tiếp và không trực tiếptài nguyên thiên nhiên trong các ngành công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, GTVT và dịch vụ, tình hình giáo dục, y tế, văn hóa. - Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (tổng thể ngành), đặc biệt là quy hoạch xây dựng và sử dụng đất. - Cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông, năng lượng, cấp thóat nước, quản lsy chất thải rắ đô thị, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các công trình lịch sử văn hóa, khảo cổ. - Các vấn đề về thể chế và chính sách: luật pháp hiện hành có liên quan, hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT, các chính sách khuyến khích kinh tế, chính sách thuế, chính sách giá, chiến lược đầu tư quản lý đất đai, kế hoạch và tình hình đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm, y tế cộng đồng. 3. Bối cảnh phát triển khu vực - Đặc điểm: (1) các quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý. (2) các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng TNTN và chất lượng mt xung quanh. (3) những thuận lợi và hạn chế về điều kiện Tn, Kt – XH, chính trị và thể chế. - Nghiên cứu chi tiết, đầy đủ các loại hình phát triển kinh tế đã quy họach (hoặc chưa quy hoạch) của khu vực để có cơ sở cho dự báo về Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 15
- nguồn tài nguyên môi trường trong tương lai. Tính toán lượng chất thải có khả năng sinh ra, các mối liên quan đến sự tăng trưởng về kinh tế và lực lượng lao động. - Xem xét đối với mỗi lĩnh vực những hoạt động phát triển, các cơ quan liên quan và vai trò của họ; mối liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và các hiểm hoạ đối với môi trường; khuôn khổ quản lý. Câu 10: Đánh giá tác động môi trường trong QHMT - Dự bao phat triên kinh t ́ ́ ̉ ế khu vực + Dự báo phát triển kinh tế và các dựu kiến phát triển mới + Các dự báo về nhân khẩu học + Nhu cầu sử dụng tài nguyên trong tương lai + Dự báo về tải lượng chất thải. - ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ Đanh gia tac đông MT do cac hoat đông phat triên gây ra: ́ ́ ́ ́ ́ ̣ + Đanh gia tac đông MT đ ́ ược hiểu là việc xác định dự báo , phân tích, đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc các chương trình chính sách đối với mt và đề xuất các biện pháp giảm thiểu. ́ ́ ̣ + Đanh gia tac đông MT đ ́ ược xem là kỹ thuật cơ bản khi tiến hành quy hoạch dự án. + Trong phân tích cần tập trung vào: các tác động ảnh hưởng lớn, lâu dài; các tác động tổng hợp, tích lũy do nhiều hoạt động trên khu vực. Đánh giá tác động mt chiến lược đối với các dự án có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; đối với các vấn đề phát triển KT – XH đã lên kế hoạch, đanh gia tac đông MT chi ́ ́ ́ ̣ ến lược cần được thực hiện một cách đầy đủ đối chiếu với các tiêu chuẩn mt thích hợp của nhà nước; các tác động xã hội cũng cần được xem xét một cách độc lập hoặc kết hợp trong các nghiên cứu về Đanh gia tac đông MT. ́ ́ ́ ̣ Câu 11: Các nội dung cơ bản về đánh giá môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong quy hoạch môi trường Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 16
- - Nguyễn Thị Huyền My – Ngành Khoa Học Môi Trường Page 17
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn