TRƯỜNG THCS 1 KHÁNH HẢI<br />
Họ và tên:................................................<br />
Lớp:....<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II<br />
Môn: Vật Lý- Lớp 6<br />
Thời gian: 45 ph<br />
<br />
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng của mỗi câu<br />
hỏi:(3,0 đ)<br />
Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi:<br />
A. 0oC<br />
B. 1000C<br />
C. 320C<br />
D. 2120C<br />
Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây<br />
là đúng:<br />
A. Rắn, lỏng, khí<br />
B. Lỏng, khí, rắn<br />
C. Khí, lỏng, rắn<br />
D. Rắn, khí,<br />
lỏng<br />
Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh<br />
ray vì:<br />
A. Không thể hàn hai thanh ray được.<br />
B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn<br />
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra.<br />
D. Vì chiều dài thanh ray<br />
không đổi.<br />
Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:<br />
A. Thể tích tăng, khối lượng riêng giảm.<br />
B. Thể tích giảm.<br />
C. Thể tích không thay đổi.<br />
D. Thể tích giảm, khối lượng riêng<br />
giảm.<br />
Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng:<br />
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.<br />
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.<br />
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.<br />
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.<br />
Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:<br />
A. Đổi phương của lực kéo.<br />
B. Thay đổi trọng lượng của vật.<br />
F<br />
C. Tăng độ lớn của lực kéo.<br />
D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực<br />
kéo<br />
Hình 1<br />
Câu 7. (2,0đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:<br />
a. Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định. Dùng ròng rọc cố định để<br />
đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực.<br />
b. Ròng rọc động là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn<br />
chuyển động cùng với vật. Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao, ta được lợi hai lần<br />
về lực.<br />
II. TỰ LUẬN (5,0điểm)<br />
Câu 8. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?<br />
Câu 9. (2,5đ) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất.<br />
Câu 10.(1,0đ) Giải thích vì sao vào mùa hè, khi chạy xe trên đường thì không nên bơm xe<br />
quá căng.<br />
<br />
BÀI LÀM<br />
<br />
Câu 8. Vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn,<br />
nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn có thể làm rách tấm tôn.<br />
Câu 9.<br />
- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đị,<br />
- Các chất rắn, lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau,<br />
- các chất khí khác nhau nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau,<br />
- Chất khí dãn nở vỉ nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất<br />
rắn.<br />
Câu 10. Mùa hè nhiệt độ ngoài trời rất nóng (có khi lên tới 40 – 480C) nên khi chạy xe<br />
trên đường thì không nên bơm xe quá căng vì không khí trong ruột xe sẽ nở ra nhiều có thể<br />
làm bể ruột và vỏ xe.<br />
<br />