intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Khánh An

Chia sẻ: Wangyuann Wangyuann | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra 45 phút HK2 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Khánh An là tài liệu luyện thi hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 11. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Khánh An

  1. TRƯỜNG THPT KHÁNH AN KIỂM TRA 45 PHÚT - NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN SINH 11 Thời gian làm bài: 45 Phút Họ và tên:………………………………………………Lớp :11A… Đề 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (24 câu) 6 điểm Câu 1: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH. Câu 2: Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao gồm: A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục và carôtenôit C. CO2 và nước D. CO2 và ánh sáng Câu 3.Dùng dao cắt ngang thân cây cà chua, sau vài phút thấy xuất hiện những giọt nhựa ứa ra chỗ bị cắt. Hiện tượng trên là do: A.Áp suất rễ. B.Vai trò của thân. C. Thoát hơi nước ở lá. D.Lực liên kết của nước. Câu 4: Hô hấp là quá trình A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành C6H12O6 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 5: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
  2. A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp. B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep. C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân. Câu 6: Người ta có thể dùng phương pháp bảo quản khô để bảo quản nông sản như lúa, bắp. Điều đó chứng tỏ: A. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với nhiệt độ B. Mất nước làm giảm hô hấp C. Mất nước làm tăng hô hấp D. Ôxi không cần cho hô hấp Câu 7: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở: A. màng ngoài. C. chất nền(strôma). B. màng trong. D. tilacôit. Câu 8: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là: A. Cân bằng khoáng cho cây. B. Làm giảm lượng khoáng trong cây. C. Tăng lượng nước cho cây. D. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá. Câu 9: Loại tế bào nào chỉ có ở các thực vật C4? A. Tế bào mô giậu B. Tế bào biểu bì C. Tế bào lông hút D. Tế bào bao bó mạch Câu 10: Trong các nhận định sau : (1) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-. (2) NH4+ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit. (3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng. (4) Trong cây, NO3- được khử thành NH4+ . (5) Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.
  3. Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 11: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào: A. Trao đổi chất của tế bào. B. Građien nồng độ chất tan. C. Cung cấp năng lượng. D. Hiệu điện thế màng. Câu 12. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó? (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4. (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A). (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B. (4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1) , (3) và (4) Câu 13: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: A. Axitamin và vitamin. B. Amit và hooc môn. C. Xitôkinin và ancaloit. D. Nước và các ion khoáng. Câu 14: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi. Phương án trả lời đúng là:
  4. A. (2), (3) và (6). B. (3), (4) và (5). C. (1), (4) và (5). D. (1),(4) và (6). Câu 15: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP). B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG. C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2. D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2. Câu 16. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là: A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây. B. Có thể cây này đã được bón thừa kali. C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn. D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ. Câu 17: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại? A. Mg 2+ B. Fe 3+ C. Na + D. Ca 2+ Câu 18: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường: A. Gian bào và màng tế bào. B. Gian bào và tế bào chất. C. Gian bào và tế bào biểu bì. D. Gian bào và tế bào nội bì. Câu 19:Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp: A. Hình thành chất khử NADPH. B. Cố định CO2. C. Quá trình quang phân li nước. D. Giải phóng O2. Câu 20: Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
  5. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Điều hòa không khí. Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 21: Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM? (1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như: dứa, thanh long… (2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê… (3) Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá. (4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày. Phương án trả lời đúng là: A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 22. Khi tế bào khí khổng mất nước thì A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại. C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại. D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại. Câu 23. Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những lá già. Nguyên tố khoáng đó là: A. nitơ. B. canxi. C. sắt. D. lưu huỳnh.
  6. Câu 24. Hãy chú thích cho hình bên : Phương án chú thích đúng là : A. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - tilacôit ; 5 - grana. B. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - tilacôit; 4 - chất nền ; 5 - grana. C. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - grana; 5 - tilacôit. D. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - grana; 4 - tilacôit ; 5 - chất nền II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 câu) 4 điểm Câu 1: Hô hấp ở thực vật diễn ra ở bào quan nào, sản phẩm của hô hấp là gì? Trình bày vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật? (2 điểm ) Câu 2 : Vì sao trưa nắng ngồi dưới bóng cây mát sẽ dễ chịu hơn ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? (1 điểm) Câu 3: Tại sao hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp? (1 điểm) _Hết_
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2