ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2018-2019 - MÔN: ĐỊA LÍ 12<br />
Thời gian làm bài:50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Họ và tên:………………………………………………………<br />
Mã đề thi 431<br />
Số báo danh:……………………………………………………<br />
TRƯỜNG THPT LÝ BÔN<br />
<br />
Câu 41: Đặc điểm địa hình đồi núi thấp đã làm cho:<br />
A. Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ ràng<br />
B. Thuận lợi phát triển du lịch ở miền núi<br />
C. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc<br />
D. Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta không bị phá vỡ<br />
Câu 42: Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên ở nước ta:<br />
A. Tây Nguyên<br />
B. Đông Nam Bộ<br />
C. Đồng Bằng sông Cửu long<br />
D. Đông Bắc<br />
Câu 43: Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là:<br />
A. Rừng gió mùa nửa rụng lá<br />
B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh<br />
C. Rừng thưa khô rụng lá<br />
D. Rừng nhiệt đới gió mùa<br />
Câu 44: Trong năm vùng đồng bằng Bắc bộ có hai hướng gió chính là:<br />
A. Đông Bắc và Đông Nam<br />
B. Đông Bắc và chính Nam<br />
C. Đông Bắc và Tây Nam<br />
D. Tây Nam và Đông Nam<br />
Câu 45: Hãy chọn nhận định đúng nhất về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta:<br />
A. Tăng cường tính chất nóng ẩm của các khối khí di chuyển qua biển<br />
B. Giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông<br />
C. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn<br />
D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ<br />
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính), hãy cho biết các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây,<br />
phần đất liền nước ta lần lượt thuộc các tỉnh :<br />
A. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên<br />
B. Cao Bằng, Cà Mau, Khánh Hòa, Lai Châu.<br />
C. Quảng Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Lai Châu<br />
D. Hà Giang, Kiên Giang, Nha Trang, Điện Biên<br />
Câu 47: Cho bảng số liệu: lượng mưa ,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Địa điểm<br />
Lượng mưa (mm)<br />
Lượng bốc hơi (mm)<br />
Cân bằng ẩm<br />
(mm)<br />
Hà Nội<br />
1676<br />
989<br />
+687<br />
Huế<br />
2868<br />
1000<br />
+1868<br />
TP Hồ Chí Minh<br />
1931<br />
1686<br />
+245<br />
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên thì biểu đồ thích hợp nhất là:<br />
A. Biểu đồ miền<br />
B. Biểu đồ cột<br />
C. Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm<br />
D. Biểu đồ đường.<br />
Câu 48: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:<br />
A. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á.<br />
B. Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động , thực vật.<br />
C. Nằm ở nơi giao tho của 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.<br />
D. Nằm tiếp giáp với Biển Đông<br />
Câu 49: Tính bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây là của vùng núi:<br />
A. Trường Sơn Nam<br />
B. Trường Sơn Bắc<br />
C. Đông Bắc<br />
D. Tây Bắc<br />
Câu 50: Vùng biển và thềm lục địa nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc:<br />
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển<br />
B. Khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên<br />
C. Phát triển du lịch biển- đảo<br />
D. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản<br />
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 14), cho biết các cao nguyên ở Tây Nguyên xếp theo thứ tự từ<br />
Bắc vào Nam lần lượt là:<br />
A. Plei Ku, Kon Tum, Đắk Lắk, Di Linh<br />
B. Kon Tum, Plei Ku, Di Linh, Đắk Lắk<br />
C. Kon Tum, Đắk Lắc, Plei Ku, Di Linh<br />
D. Kon Tum, Plei Ku, Đắk Lắk, Di Linh<br />
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy giải thích đặc tính kín của Biển Đông,là do :<br />
A. Phía đông, đông nam là lục địa, phía tây được bao bọc bởi các vòng cung đảo<br />
B. Là Địa Trung Hải phương đông<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 431<br />
<br />
C. Phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông, phía nam được bao bọc bới các vòng cung đảo<br />
D. Phía đông và phía tây là lục địa, phía bắc và phía nam được bao bọc bởi các đảo<br />
Câu 53: Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị oC)<br />
Tháng<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
V<br />
VI<br />
VII<br />
VIII IX<br />
X<br />
XI<br />
<br />
XII<br />
<br />
Hà Nội<br />
<br />
16,4 17<br />
<br />
20,2<br />
<br />
23,7<br />
<br />
27,3<br />
<br />
28,8<br />
<br />
28,9<br />
<br />
28,2<br />
<br />
27,2<br />
<br />
24,6<br />
<br />
21,4<br />
<br />
18,2<br />
<br />
TP Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9<br />
<br />
28,9<br />
<br />
28,3<br />
<br />
27,5<br />
<br />
27,1<br />
<br />
27,1<br />
<br />
26,8<br />
<br />
26,7<br />
<br />
26,4<br />
<br />
25,7<br />
<br />
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu:<br />
A. Hà Nội có 2 tháng lạnh và 5 tháng nóng<br />
B. TP HCM không có tháng lạnh và có 12 tháng nóng<br />
C. Hà Nội có 5 tháng lạnh và 7 tháng nóng<br />
D. Biên độ nhiệt năm của TPHCM thấp hơn Hà Nội<br />
Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 8), hãy cho biết các mỏ sắt có chữ lượng lớn ở nước ta là:<br />
A. Trấn Yên, Trại Cau, Tùng Bá, Cổ Định<br />
B. Trại Cau, Thạch Khê, Trấn Yên, Cổ Định<br />
C. Tùng Bá, Trại Cau, Trấn Yên, Thạch Khê<br />
D. Tùng Bá, Thạch Khê, Trại Cau, Sơn Dương<br />
Câu 55: Nước ta có chung đường biên giới dài nhất với quốc gia nào sau đây:<br />
A. Cam- pu- chia<br />
B. Mi- an- ma.<br />
C. Trung Quốc<br />
D. Lào<br />
Câu 56: Vùng đất của nước ta là:<br />
A. Phần đất liền và vùng nội thủy.<br />
B. Vùng đồng bằng ven biển và vùng biển<br />
C. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo<br />
D. Phần đất liền và vùng trời phần đất liền<br />
Câu 57: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền trung?<br />
A. Đất nhiều cát, ít phù sa.<br />
B. Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ<br />
C. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.<br />
D. Ven biển thường có dải cồn cát và đầm phá<br />
Câu 58: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:<br />
A. Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao.<br />
B. Biên độ nhiệt năm cao, số giờ nắng nhiều<br />
C. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời<br />
D. Trong năm, Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh<br />
Câu 59: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc đều có:<br />
A. Hướng vòng cung<br />
B. Hướng Đông Nam- Tây Bắc<br />
C. Hướng Tây Bắc- Đông Nam<br />
D. Các cao nguyên badan rộng lớn.<br />
Câu 60: Nội thủy là vùng:<br />
A. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 20 hải lí.<br />
B. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí<br />
C. Vùng có chiều rộng 12 hải lí<br />
D. Vùng nước tiếp giáp với đất liền , ở phía trong đường cơ sở.<br />
Câu 61: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:<br />
A. Vùng núi Trường Sơn Bắc<br />
B. Vùng núi Đông Bắc<br />
C. Vùng núi Tây Bắc<br />
D. Dãy Hoàng Liên Sơn<br />
Câu 62: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính), cho biết trong số các tỉnh biên giới đất liền giáp với<br />
Trung Quốc không có tỉnh:<br />
A. Hà Giang<br />
B. Lạng Sơn<br />
C. Cao Bằng<br />
D. Sơn La<br />
Câu 63: Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác vẫn được đặt<br />
ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công<br />
ước quốc tế quy định, được gọi là:<br />
A. Vùng tiếp giáp lãnh hải.<br />
B. Nội thủy<br />
C. Lãnh hải<br />
D. Vùng đặc quyền kinh tế<br />
Câu 64: Khối không khí ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta vào thời kì nửa đầu mùa đông là:<br />
A. Tm<br />
B. Em<br />
C. TBg<br />
D. Pc<br />
Câu 65: Miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh, ẩm vào nửa sau của mùa đông là do:<br />
A. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn<br />
B. Xuất phát từ khối khí áp cao nên độ ẩm lớn<br />
C. Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta<br />
D. Cuối mùa đông miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm không khí bão hòa.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 431<br />
<br />
Câu 66: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 13) cho biết đỉnh núi cao nhất miền Bắc và Đông Bắc bộ là:<br />
A. Tam Đảo<br />
B. Tây Côn Lĩnh<br />
C. Pu Ta Ca<br />
D. Kiều Liêu Ti<br />
Câu 67: Một trong những thế mạnh của khu vực đồi núi nước ta là:<br />
A. Tiềm năng thủy điện lớn<br />
B. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố.<br />
C. Phát triển các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại<br />
D. Thuận lợi phát triển giao thông<br />
Câu 68: Cho bảng số liệu<br />
Số<br />
Mùa mưa (từ<br />
Mùa khô (từ<br />
Số tháng<br />
Số tháng khô, số<br />
Địa điểm<br />
tháng<br />
tháng ... đến tháng tháng...<br />
đến<br />
nóng<br />
tháng hạn<br />
lạnh<br />
...)<br />
tháng ...)<br />
Hà Nội<br />
2<br />
5<br />
3 tháng khô<br />
VX<br />
XI IV<br />
Huế<br />
0<br />
7<br />
VIII I<br />
II VII<br />
Không có tháng khô<br />
Tp.<br />
Minh<br />
<br />
Hồ<br />
<br />
Chí<br />
<br />
0<br />
<br />
12<br />
<br />
V XI<br />
<br />
XII IV<br />
<br />
1 tháng khô<br />
3 tháng hạn<br />
<br />
Nhận xét và giải thích nào không đúng:<br />
A. Mùa mưa ở Huế đến muộn hơn HN và TPHCM<br />
B. Huế có lượng mưa lớn và không có tháng khô do nằm ở sườn Tây Trường Sơn nơi trực tiếp đón gió mùa Tây<br />
Nam.<br />
C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc sâu sắc hơn nên HN có 2 tháng lạnh<br />
D. Mùa khô ở TPHCM sâu sắc hơn do nhiệt độ cao hơn<br />
Câu 69: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7 là do :<br />
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc<br />
B. Nước ta nằm gần xích đạo.<br />
C. Nước ta nằm trong giới hạn vĩ tuyến từ 8°34’B đến 23°23’B<br />
D. Nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến từ 102°Đ đến 109°24Đ<br />
Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 11), cho biết đất feralit trên đá badan tập trung nhiều nhất ở:<br />
A. Bắc Trung Bộ<br />
B. Duyên Hải Nam Trung Bộ<br />
C. Tây Nguyên<br />
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ<br />
Câu 71: Thời gian Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta là từ:<br />
A. Tháng XI đến tháng IV<br />
B. Tháng V đến tháng X<br />
C. Tháng VI đến tháng XII<br />
D. Tháng IV đến tháng XI<br />
Câu 72: Các loại gió thổi đến nước ta gió có hướng Đông Bắc là :<br />
A. Gió Tín phong Nam bán cầu, gió Lào<br />
B. Gió mùa mùa hạ, gió Tín phong<br />
C. Gió Phơn, gió mùa Đông Bắc<br />
D. Gió Tín phong, gió mùa mùa đông<br />
Câu 73: Từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam, gió đông bắc hoạt động ở đây thực chất là do:<br />
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc<br />
B. Gió mùa mùa hạ<br />
C. Gió mùa mùa đông<br />
D. Gió Tín phong bán cầu Nam<br />
Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 9) cho biết vào các tháng 6,tháng 7,các cơn bão tác dộng chủ<br />
yếu đến các khu vực nào ở nước ta:<br />
A. Ven biển các tỉnh Quảng Bình,Quảng Trị<br />
B. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh,Hải Phòng<br />
C. Ven biển Nam Trung Bộ<br />
D. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An<br />
Câu 75: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi:<br />
A. Nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, giáp Biển Đông rộng lớn<br />
B. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn, số giờ nắng nhiều<br />
C. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến<br />
D. Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á<br />
Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở Việt Nam (với<br />
lượng mưa trung bình năm dưới 800mm) thuộc tỉnh:<br />
A. Ninh thuận<br />
B. Nghệ an<br />
C. Thừa Thiên – Huế.<br />
D. Sơn La<br />
Câu 77: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:<br />
A. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta<br />
B. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích<br />
C. Đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.<br />
D. Các dãy núi lớn hướng Tây Bắc- Đông Nam<br />
Câu 78: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng:<br />
A. Đà Lạt và Nha Trang có nền nhiệt tương đồng nhau<br />
B. Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 431<br />
<br />
C. Vào mùa hạ, hướng gió chính của Tp Hồ Chí Minh là Tây Nam<br />
D. Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang đều mưa nhiều vào thu- đông<br />
Câu 79: Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam:<br />
A. Địa hình nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp<br />
B. Địa hình có tính phân bậc, hướng núi chính Đông Bắc- Tây Nam.<br />
C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, chủ yếu là đồi núi cao.<br />
D. Đồng bằng chiếm ¾ diện tích, đất đai màu mỡ<br />
Câu 80: Theo chiều Bắc – Nam, đường bờ biển nước ta chạy dài từ:<br />
A. Hải Phòng đến Phú Quốc<br />
B. Hà Giang đến Cà Mau<br />
C. Móng Cái đến Hà Tiên<br />
D. Quảng Ninh đến Cà Mau<br />
----------- HẾT ---------(Học sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 431<br />
<br />