intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 002

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Sông Lô Mã đề 002 giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản về môn Vật lí. Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 002

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Môn: Vật lý. Lớp: 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)     Mã đề thi  002 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:  Câu 1: Chọn câu sai. Chuyển động tròn đều là chuyển động có  A. quỹ đạo là đường tròn. B. vectơ gia tốc không đổi. C. tốc độ góc không đổi. D. tốc độ dài không đổi. Câu 2: Điều kiện cân bằng của một chất điểm khi chịu tác dụng của hai lực là A. hai lực cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều. B. hai lực bằng nhau. C. hai lực cùng giá, ngược chiều. D. hai lực cùng độ lớn, cùng giá. Câu 3: Một chiếc thuyền đang chạy ngược dòng sông. Chọn hệ quy chiếu đứng yên gắn với bờ  sông, hệ quy chiếu chuyển động gắn với dòng nước, vật chuyển động là chiếc thuyền. Vận tốc   tuyệt đối là A. vận tốc của nước đối với người. B. vận tốc của thuyền đối với nước. C. vận tốc của nước đối với bờ. D. vận tốc của thuyền đối với bờ. Câu 4: Chọn câu trả lời sai: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có: A. Vectơ  v/tốc luôn tiếp tuyến với quỹ đạo ch/động, có độ  lớn tăng theo hàm bậc nhất đối   với thời gian. B.  Quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi. C. Vectơ gia tốc của vật có độ  lớn là một hằng số và luôn hướng cùng phương, cùng chiều   với chuyển động của vật. D.  Quỹ đạo là đường thẳng Câu 5: Quán tính của vật là tính chất của vật có A. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng. B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng. D. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng. Câu 6: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không. B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. C. vật không thể chuyển động với bất kỳ lực tác dụng nào. D. vật chỉ chịu tác dụng của hai lực trực đối. Câu 7: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng x = 10  + 10t + 0,2t² (m, s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là A. v = –10 + 0,2t. B. v = –10 + 0,25t. C. v = 10 + 0,4t. D. v = –10 – 0,4t. Trang 1/3 ­ Mã đề thi 002
  2. Câu 8: : Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h.  Gia tốc của xe là A. 1 m/s² B. 2,5 m/s² C. 1,5 m/s² D. 2 m/s² Câu 9: Quả bóng có khối lượng 200 g bay đập vuông góc vào tường với vận tốc 10 m/s rồi bật  ngược trở  lại theo phương cũ với vận tốc 5 m/s, thời gian va chạm là 0,1 s. Lực mà tường tác  dụng vào bóng có độ lớn là A. 30 N. B. 10 N. C. 3 N. D. 5 N. Câu 10: Một vật có khối lượng m=2 kg được treo vào lò xo có độ  cứng k=400 N/m. Tính độ  biến dạng của lò xo. Lấy g = 10 m/s2. A. 5 cm. B. 1 cm. C. 0,1 cm. D. 0,5 cm. Câu 11: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Kéo dãn lò xo đến khi lò xo dài 24 cm thì lực   đàn hồi của lò xo bằng 5 N. Kéo dãn lò xo đến khi lực đàn hồi là 10 N. Chiều dài của lò xo khi   đó là A. 40 cm. B. 28 cm. C. 22 cm. D. 48 cm. Câu 12: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8N và 12N. Giá trị của hợp lực không thể là giá trị  nào trong các giá trị sau đây? A. 19 N. B. 4 N. C. 21 N. D. 7 N. PHẦN II: TỰ LUẬN  Câu 1: (2 điểm) . Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ độ  cao cách mặt đất là h   sau 3s vật chạm đất. Vật đạt tới tầm xa 30 m. Cho g = 10 m/s2.  a) Tính độ cao ném vật và vận tốc ban đầu của vật. b) Viết phương trình dạng quỹ đạo của vật. Câu 2: (2 điểm) Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Cho g = 10 m/s².  a/ Tính độ cao của vật so với mặt đất. b/ Tính vận tốc của vật khi chạm đất Câu 3: (2 điểm): Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ  số  ma sát  trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm  ngang, lấy g = 10 m/s2.  a) Tính từ lúc tác dụng lực kéo Fk, sau 2 giây vật đi được quãng đường là b, Sau 2 giây thì lực F ngừng tác dụng. Xác định thời gian và quãng đường mà vật đi được kể từ  khi lực F ngừng tác dụng.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Trang 2/3 ­ Mã đề thi 002
  3.   Trang 3/3 ­ Mã đề thi 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0