intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Về một số khái niệm phạm trù của giáo dục học

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

220
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu xung quanh một số khái niệm về giáo dục học như góp phần nhận thức lại một số khái niệm - phạm trù trong lĩnh vực giáo dục học nghề nghiệp, bàn về khái niệm "giáo dục thẩm mỹ", bàn về khái niệm "quan hệ giáo dục", vấn đề xã hội hóa trong công tác giáo dục, giáo dục cộng đồng suy nghĩ từ quan điểm xã hội hóa, về các phạm trù mục đích và mục tiêu trong giáo dục - đào tạo,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Về một số khái niệm phạm trù của giáo dục học

BIÊN SOẠN PHẦN NÀY BAO GỒM CÁC TÁC GIẢ:<br /> 1.<br /> PTS. Nguyễn Thanh Bình<br /> 2.<br /> PTS. Trần Khánh Đức<br /> 3.<br /> GS. PTS. Trần Bá Hoành<br /> 4.<br /> GS. PTS. Đặng Vũ Hoạt.<br /> 5.<br /> PTS. Đặng Thành Hƣng.<br /> 6.<br /> PGS. Võ Tấn Quang<br /> 7.<br /> PGS. PTS. Vũ Trọng Rỹ<br /> 8.<br /> GS. PTS. Vũ Văn Tảo<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Khoa học giáo dục Việt nam đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm, kế thừa<br /> những thành tựu nghiên cứu của Liên Xô (cũ) và các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ). Hệ thống<br /> khái niệm, phạm trù của khoa học giáo dục, đặc biệt là của giáo dục học, đã đƣợc phản ánh<br /> trong các giáo trình giáo dục học dịch của Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức và các giáo trình<br /> do các tác giả Việt Nam biên soạn.<br /> Trong tình hình đối mới hiện nay, đặc biệt từ khi Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ<br /> nghĩa Đông Âu sụp đổ, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc, Việt Nam đang hòa<br /> nhập vào thế giới, đòi hỏi phải có sự xem xét lại nhiều vấn đề lý luận của khoa học giáo dục,<br /> trong đó có hệ thống khái niệm, phạm trù.<br /> Thực tế cho thấy nhiều khái niệm, phạm trù của giáo dục học đang đƣợc quan niệm,<br /> hiểu rất khác nhau dẫn đến những khó khăn không chỉ trong nghiên cứu khoa học giáo dục<br /> mà cả trong công tác chỉ đạo thực tiễn giáo dục.<br /> Từ những điều trình bày ở trên cho thấy việc nghiên cứu nhận thức lại một số khái<br /> niệm, phạm trù của khoa học giáo dục, trƣớc hết là của giáo dục học là rất có ý nghĩa về lý<br /> luận và thực tiễn. Việc đó rất cần thiết trong lúc này. Chính vì vậy mà trong hệ thống đề tài<br /> cấp Bộ của Viện KHGD có đề tài này.<br /> "Nhận thức lại một số khái niệm, phạm trù của giáo dục học".<br /> Đề tài đƣợc triển khai trong 2 năm (1994 - 1995). Với phƣơng pháp nghiên cứu lý<br /> thuyết qua các tài liệu sách báo và phƣơng pháp chuyên gia (qua việc tổ chức Seminar với sự<br /> tham gia của một số cán bộ khoa học thuộc từng chuyên ngành của GDH), chúng tôi chỉ mới<br /> tập trung vào bàn luận một số khái niệm, phạm trù "có vấn đề" nhất.<br /> Dƣới đây xin giới thiệu các ý kiến xung quanh một số khái niệm đƣợc thảo luận trong<br /> các Seminar với tinh thần "nhận thức lại".<br /> <br /> GÓP PHẦN NHẬN THỨC LẠI MỘT SỐ<br /> KHÁI NIỆM - PHẠM TRÙ TRONG LĨNH VỰC<br /> GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP<br /> PTS Trần Khánh Đức<br /> Viện Nghiên cứu phát triến giáo dục<br /> Cùng với quá trình phát triển của thực tiễn và lý luận giáo dục học nói chung và giáo<br /> dục học nghề nghiệp nói riêng, hàng loạt các thuật ngữ - khái niệm trong lĩnh vực này đã phát<br /> triển trên cơ sở các khái niệm - thuật ngữ đã có (mở rộng ngoại diện và phong phú thêm nội<br /> hàm) hoặc xuất hiện một số thuật ngữ - khái niệm mới. Hệ thống các thuật ngữ - khái niệm<br /> không chỉ phản ánh trình độ phát triển và nội dung khoa học của các hoạt động thực tiễn của<br /> hệ thống giáo dục và nhà trƣờng từ tổ chức, quản lý chỉ đạo cho đến khía cạnh của quá trình<br /> dạy học trong và ngoài nhà trƣờng (mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp v.v.). Thực tế hiện<br /> nay cho thấy nhiều thuật ngữ khái niệm khác nhau (về ngoại diên và nội hàm) trong các văn<br /> kiện quản lý giáo dục, sách báo và tài liệu khoa học v.v. gây khó khăn cho quá trình phát<br /> triển của chính bản thân các ngành khoa học giáo dục và quá trình vận dụng tổ chức và quản<br /> lý các hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Do đó việc tiến hành nghiên cứu trao đối nhằm<br /> nhận thức lại một số khái niệm - phạm trù trong lĩnh vực giáo dục học nghề nghiệp là một<br /> việc làm cần thiết và cấp bách.<br /> I. Khái niệm nghề và các thuật ngữ liên quan<br /> Khái niệm cơ bản thƣờng dùng nhất trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và do đó có<br /> tần xuất xuất hiện trên các tài liệu khoa học, văn bản quản lý chỉ đạo nhiều nhất là khái niệm<br /> nghề và các khái niệm dẫn xuất của nó (thứ cấp) nhƣ DẠY NGHỀ; ĐÀO TẠO NGHỀ,<br /> NGHỀ PHỔ THÔNG v.v... về thuật ngữ NGHỀ trong tiếng Việt đƣợc tƣơng đƣơng với từ....<br /> trong tiếng Nga và từ Occupation trong tiếng Anh. Theo từ điển đối chiếu Anh - Nga về giáo<br /> dục của UNESCO thì khái niệm nghề đƣợc hiểu nhƣ là một công việc bất kỳ tạo ra phƣơng<br /> tiện để tồn tại và phát triển). Từ điển tiếng Việt (1994) định nghĩa khái niệm nghề nhƣ sau:<br /> "Nghề là một công việc chuyên làm theo sự phân công lao động xã hội".<br /> <br /> 8<br /> <br /> Nhƣ vậy, khái niệm "NGHỀ" gắn với mỗi công việc chuyên biệt cụ thể của mỗi cá<br /> nhân (hay một nhóm ngƣời) theo sự phân công lao động xã hội ở từng giai đoạn phát triển cụ<br /> thể của đời sống xã hội và là phƣơng tiện kiếm sống để cho mỗi cá nhân (hoặc nhóm ngƣời)<br /> tồn tại và phát triển.<br /> Nghiên cứu lịch sử phát triển của lao động trong các giai đoạn phát triển của xã hội<br /> loài ngƣời cho thấy ý nghĩa quan trọng của bƣớc chuyến từ lao động giản đơn chủ yếu dựa<br /> vào năng lực di truyền tự nhiên trong xã hội cộng đồng sơ khai chƣa hình thành quá trình<br /> PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG sang các loại hình lao động chuyên biệt cần có sự huấn luyện<br /> (hoặc luyện tập) nhất định để sử dụng CÔNG CỤ LAO ĐỘNG chuyên dùng cho một công<br /> việc nào đó (săn bắn hoặc hái lƣợm) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ những loại hình lao<br /> động nghề nghiệp giản đơn trong xã hội cộng sản nguyên thủy chuyển qua các nền văn minh<br /> NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP và TIN HỌC ngày nay thế giới lao động nghề nghiệp đã<br /> phát triển hết sức phong phú và đa dạng. Theo thống kê cho thấy hiện nay trên thế giới có<br /> khoảng 50.000 nghề khác nhau từ các lĩnh vực lao động thủ công truyền thống cho đến các<br /> nghề trong các lĩnh vực hiện đại về kỹ thuật, từ lĩnh vực sản xuất đến phi sản xuất. Ngoại<br /> diện của khái niệm "nghề mở rộng bao hàm tất cả các loại hình lao động chuyên biệt theo sự<br /> phân công lao động xã hội trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thể chế nhà nƣớc - xã hội,<br /> v.v. Ở các nƣớc Phƣơng Tây, tống thống cũng đƣợc coi nhƣ một "nghề" trong lĩnh vực nhà<br /> nƣớc và pháp quyền. Về nội hàm khái niệm "nghề" cần đƣợc đề cập đến các khía cạnh sau:<br /> 1. Đặc trƣng của công việc thực hiện (đối tƣợng, công cụ, nội dung sản phẩm lao<br /> động).<br /> 2. Đặc trƣng về tổ chức và phân công lao động xã hội (chuyên môn hóa, hợp tác hóa,<br /> phân công rộng, hẹp, V.V.).<br /> 3. Phƣơng tiện sinh sống của mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội (tạo thu nhập vật chất tinh thần).<br /> Với một quan niệm nhƣ trên về thuật ngữ - khái niệm cơ bản "NGHỀ" chúng ta có thể<br /> tiếp tục phân tích, nghiên cứu các khái niệm tổ hợp khác liên quan đến "NGHỀ" nhƣ DẠY<br /> NGHỀ; NGHỀ PHỔ THÔNG, v.v...<br /> Khái niệm DẠY NGHỀ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở<br /> các quốc gia và điểm xuất phát của nó đƣợc khởi đầu từ khi xuất hiện các NGÀNH NGHỀ<br /> thủ công truyền thống tách khỏi hoạt động sản xuất NÔNG NGHIỆP đơn thuần: Hình thành<br /> những LÀNG NGHỀ truyền thống với các ông tổ làng nghề (thành hoàng) đã có công tìm<br /> kiếm, ứng dụng và dạy nghề (truyền nghề) cho dân chúng làm ăn sinh sống. Quá trình truyền<br /> nghề là quá trình truyền thụ cho ngƣời học các hiếu biết và khả<br /> năng lao động, quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm nhất định chủ yếu bằng vật liệu<br /> địa phƣơng. Quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội từ văn<br /> minh NÔNG NGHIỆP sang nền văn minh CÔNG NGHIỆP đã đƣa đến sự phát triển đa dạng<br /> của thế giới nghề nghiệp với nội dung LAO ĐỘNG ngày càng phức tạp hơn, công cụ lao<br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2