intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

372
lượt xem
161
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành dịch vụ bán lẻ là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam với trên 15% vào GDP hàng năm, sử dụng trên 5,4 triệu lao động, tức gần 12% lực lượng lao động xã hội (Số liệu năm 2009), doanh số bán lẻ đạt trên 50 tỉ USD năm 2009. Không chỉ vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn định hình và phát triển khi mà các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm trên 70% thị phần của cả ngành bán lẻ, các kênh phân phối hiện đại chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- CÔNG TRÌNH THAM DỰ CUỘC THI Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2010 Tên công trình: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP Thuộc nhóm ngành: XH1b Họ và tên sinh viên: Ngô Hoàng Quỳnh Anh. Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Anh 16 Khoá: 47 Khoa: Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năm thứ : 2/4 Ngành học : KTĐN Họ và tên sinh viên: Thái Ngọc Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: Anh 16 Khoá: 47 Khoa: Kinh tế và kinh doanh quốc tế Năm thứ : 2/4 Ngành học : TMQT Người hướng dẫn : ThS Hoàng Xuân Bình Hà Nội - 2010
  2. LỜI MỞ ĐẦU  1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngành dịch vụ bán lẻ là một trong những ngành có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia Việt Nam với trên 15% vào GDP hàng năm, sử dụng trên 5,4 triệu lao động, tức gần 12% lực lượng lao động xã hội (Số liệu năm 2009), doanh số bán lẻ đạt trên 50 tỉ USD năm 2009. Không chỉ vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn định hình và phát triển khi mà các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm trên 70% thị phần của cả ngành bán lẻ, các kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 22% doanh thu cả ngành. Trong khi đó, con số này ở các nước khác là 51% tại Trung Quốc, 34% tại Thái Lan, 60% tại Malaysia và 90% tại Singapore cho kênh bán lẻ hi ện đại. Điều đó cho thấy, ngành dịch vụ bán lẻ đặc biệt là kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam vẫn còn phải phát triển nhiều hơn nữa, và sẽ còn tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế quốc gia. Kể từ ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Trước đó, rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash & Carry, Big C... Cho tới nay thì đã có trên 10 nhà phân phối lớn trên thế giới có mặt tại Việt Nam. Hơn thế nữa, các nhà bán lẻ nước ngoài đều đã và đang rất thành công trong việc chinh phục thị trường bán lẻ nước ta. Điều đó đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Nhất là khi đã số nhà bán lẻ nội địa chỉ có quy mô nhỏ, và rất nhỏ, chỉ một số ít có khả năng cạnh tranh với doanh http://svnckh.com.vn 2
  3. nghiệp ngoại như Sài Gòn Co.op Mart, Phú Thái, Hapro, Sài Gòn Nguyễn Kim, Trần Anh ... nhưng vẫn ở thế yếu hơn. Một ngành dịch vụ có tầm quan trọng như vậy đối với nền kinh tế quốc gia mà lại có nguy cơ rơi vào tai của các doanh nghiệp nước ngoài, đó là điều mà không ai mong muốn. Làm sao để các doanh nghiệp nội có thể đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại, làm sao để thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ do doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh? Đó là một câu hỏi đã và đang là m nhức nhối nhiều nhà kinh tế nước ta. Nhận biết được tình hình đó, nhóm chúng tôi đã quyết định lấy đề tài "Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập" làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn, cùng với đó năng lực nghiên cứu còn nhiều yếu kém, bài nghiên cứu của chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót cả về hình thức lẫn nội dung. Bởi vậy rất mong nhận được sự thông cảm và các ý kiến đóng góp và giúp đỡ của mọi người, để c húng tôi có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa mong muốn góp sức cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam trong thời hội nhập. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sau hơn 6 tháng tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm đã nắm được khá rõ những đặc điểm của thị trường bán lẻ cũng như thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam. Từ đó, nhóm đã tiếp tục nghiên cứu những hướng đi cần thiết cho các nhà bán lẻ nội địa và đề ra các giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, hướng đi đó. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nhóm không thể kịp hoàn thiện mọi giải pháp đã nghiên cứu, cho nên trong khuôn khổ bài viết, nhóm chỉ đề ra những giải pháp đã được nghiên cứu cụ thể và khả thi nhất. 3. Đối tƣợng, mục đích nghiên cứu http://svnckh.com.vn 3
  4. Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu rõ về thực trạng các của nhà bán lẻ nội địa, đưa ra những nhận xét và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, tổng hợp phân tích lý thuyết, xây dựng giả thuyết, phương pháp phân tích SWOT. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn. 5. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu chính của nhóm thị trường bán lẻ Việt Nam, tập trung vào hệ thống bán lẻ hiện đại Việt Nam. Về mặt thời gian, nhóm nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Trình bày được cụ thể đặc điểm thị trường bán lẻ Việt Nam, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hội nhập Đưa ra các nhận xét, đánh giả của các chuyên gia cũng như ý kiến đánh giá của nhóm về các thực trạng đã nghiên cứu. Thành công trong việc xây dựng định hướng phát triển cho các nhà bán lẻ nội địa, đưa ra được một số giải pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp đạt được các định hướng đã nêu. http://svnckh.com.vn 4
  5. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA  1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1.1 Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam là một môi trƣờng đầy tiềm năng Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, nền kinh tế đã từng bước tăng trưởng và phát triển. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế trở nên đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Trong vòng 10 năm từ 1996 tới 2006, doanh thu bán lẻ đã tăng 3 lần, đạt 36.3 tỷ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua cũng khá cao, từ năm 2002 đến nay luôn đạt trên 10%/năm: Biều đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ http://svnckh.com.vn 5
  6. % Tỷ USD 40 25 35 20 30 25 15 20 10 15 10 5 5 0 0 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 13 13 13.2 14.2 15.2 16.3 18.2 21.3 25.3 30.2 36.3 Doanh thu bán lẻ 19 0.3 1.8 7.5 7 7 12.2 17 18.5 19.5 20.2 Tỷ lệ tăng trưở ng hàng năm Nguồn: Viện Nghiên cứu kinh tế TP Hồ Chí Minh Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam AVR cho biết, năm 2009, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt gần 1.200 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2008. 5 tháng đầu năm 2010, doanh số đạt 621.416 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước. Trên đà khởi sắc của thị trường tiêu dùng nội địa, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2010, ước tính đạt khoảng 1.440 nghìn tỷ đồng. Dựa vào triển vọng này, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS (Mỹ) dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt doanh số 85 tỷ USD vào năm 2012. “Năm 2010 là năm có rất nhiều triển vọng với thị trường bán lẻ Việt Nam, thể hiện qua việc Việt Nam ngày càng trở thành một điểm kinh doanh hấp dẫn tại châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững và nhu cầu tiêu dùng ổn định trong thời gian dài”. Đây là khẳng định của Tiến sỹ Matthias Duehn – Giám đốc http://svnckh.com.vn 6
  7. EuroCham Hà Nội. Thật vậy, sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo xếp hạng của Công ty tư vấn Mỹ A.T.Kearney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu GRDI, Việt Nam đang là một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Bảng 1: Bảng tổng hợp xếp hạng chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2004-2009 Năm Tổng điểm Xếp hạng 2004 76 7 2005 79 8 2006 84 3 2007 74 4 2008 88 1 2009 55 6 Nguồn: A.T.Kearney, Windows of Hope for Global Retailers, 2009 Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới, trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm. Kết quả nghiên cứu của Công ty Điều tra thị trường Cimigo mới đây cho biết, trong khoảng vài tháng đầu năm 2010, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng khoảng 15% so với thời điểm trước đó. Khi niềm tin của người tiêu dùng tăng thì mức tiêu dùng trong nước sẽ tăng theo, và thị trường bán lẻ sẽ sôi động và hứa hẹn những khởi sắc. Sở dĩ có những kết quả ấn tượng như vậy là vì Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao và ổn định trong nhiều năm liên tiếp. Thực tế là Việt Nam là đất nước duy nhất trên thế giới có GDP/người tăng gấp đôi trong vòng 6 năm. Bên cạnh đó, Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là dân số đông, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và đa dạng. Việt Nam sở http://svnckh.com.vn 7
  8. hữu một thị trường tiêu thụ với quy mô rộng lớn, khoảng 86 triệu dân, dân số trẻ với hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 và thu nhập của người dân ngày càng cao. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam còn do áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa nhiều và Việt Nam có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay. Tầng lớp trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh. Riêng tầng lớp trung lưu thu nhập trên 500USD/tháng chiếm trên 1/3 số hộ gia đình ở thành thị. Trong các xu hướng phát triển t hị trường bán lẻ, việc nhà phân phối thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa phải đặc biệt chú trọng yếu tố người tiêu dùng. Theo khảo sát, 70% thu nhập của người Việt Nam dành cho mua sắm, do đó người tiêu dùng với tố chất phong phú, nhạy bén, thông thái sẽ là nhân tố quan trọng định hướng cho ngành công nghiệp bán lẻ và sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. [29] Tiềm năng đầy hứa hẹn đó sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam, đặc biệt khi nó kết hợp với việc mở cửa thị trường bán lẻ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 1.2 Sự mở cửa của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam theo lộ trình cam kết với WTO 1.2.1 Cơ hội đã mở ra cho bán lẻ nước ngoài Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã kí kết hiệp định thương mại với 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 51 hiệp định bảo hộ đầu tư và 41 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ phân phối, chúng ta mới chỉ có cam kết cụ thể với Mỹ trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), với Nhật Bản trong Hiệp định Bảo hộ và Xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, cùng một số dự án thí điểm, thử nghiệm trong http://svnckh.com.vn 8
  9. khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương. Cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO cuối năm 2006 đối với dịch vụ phân phối, trong đó có hoạt động bán lẻ là một bước tiến lớn để chúng ta hội nhập sâu rộng hơn nữa thị trường thương mại quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng của chúng ta cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. [20] 1.2.1.1 Cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam với WTO Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO được xây dựng theo Hiệp đị nh Thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong thỏa thuận, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành và 110 phân ngành dịch vụ. Đối với dịch vụ phân phối, cam kết cụ thể như sau: [1 ] Về hình thức hiện diện: Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (ngày 11/01/2007) đến trước ngày 01/01/2008, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Từ 01/01/2009, doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, riêng ngành dịch vụ phân phối bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế khá chặt chẽ về việc mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT - Economic Needs Test). Việc xem xét mở cửa điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ thứ nhất phải tuân theo một quy trình xét duyệt và cấp phép công khai dựa trên các tiêu chí khách quan như: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và mật độ dân cư, sự phù hợp với quy hoạch. Về mức độ mở cửa thị trường http://svnckh.com.vn 9
  10. Việt Nam cam kết tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: dịch vụ bán lẻ, dịch vụ bán buôn, dịch vụ đại lý hoa hồng và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Về diện mặt hàng: Danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn: những mặt hàng mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...). Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn: nhà đầu tư nước ngoài được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như: máy kéo - phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy (từ 01/01/2009); rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn (từ 01/01/2010). Ngoài ra, Việt Nam cũng cho phép hình thức bán hàng qua mạng từ nước ngoài theo phương thức 1 (cung cấp qua biên giới) bao gồm mua bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư và chỉ cam kết cho các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hóa: các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân, các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân h oặc vì mục đích thương mại. Có thể nói, những cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ là một trong những nỗ lực và quyết tâm lớn nhất của nước ta, bởi lẽ dịch vụ bán lẻ là một ngành hàng khá nhạy cảm và có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các tập đoàn phân phối nước ngoài thành lập liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng mới chỉ mang tính chất thí điểm. Lộ trình cam kết mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam mở ra môi trường kinh doanh thông thoáng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó, đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu http://svnckh.com.vn 10
  11. dùng, và là động lực các cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. 1.2.1.2 Sự thâm nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam Nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài đầu tiên bước chân vào thị trường bán lẻ Việt Nam là Cora (sau đó bán cho thương hiệu Big C của tập đoàn Casino Pháp) với trung tâm phân phối tại Đồng Nai năm 1998. Đến nay, Big C đã có 10 trung tâm tại 4 thành phố lớn của Việt Nam. Tiếp bước là Metro với mô hình Cash & Carry (khách hàng trả bằng tiền mặt và tự vận chuyển) nổi tiếng. Ngày 28/2/2002, Metro Bình Phú tại thành phố Hồ Chí Minh khai trươn g. Cho đến nay, Metro đã có đến 8 trung tâm tại 5 thành phố lớn. Parkson của tập đoàn Lion, Malaysia cũng gia nhập vào năm 2004 với Parkson Saigon Tourist Plaza ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 lần lượt thêm 2 trung tâm nữa ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh và năm 2008 với Parkson Việt Tower (Hà Nội). Ngoài ra, còn rất nhiều đại gia bán lẻ khác của nước ngoài như Zen Plaza, Best Denki của Nhật Bản, Diamond Plaza của Hàn Quốc... cũng tham gia vào thị trường bán lẻ cao cấp. Mới đây nhất, ngày 01/07/2010, Lotte Mart - công ty con của tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng đã chính thức công bố khai trương Trung tâm thương mại Lotte thứ 2 tại Việt Nam, tại đường Lê Đại Hành, thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, có thể thấy rằng các nhà bán lẻ nước ngoài đều bước đầu rất thành công khi họ đặt chân vào thị trường bán lẻ Việt Nam. [30] 1.2.2 Thời gian ngắn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước sự đổ bộ của các đại gia bán lẻ thế giới Sau hơn một năm mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, đến thời điểm này các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã không “ồ ạt” xâm nhập thị trường Việt Nam như dự đoán. Tính đến hết năm 2006, tức là năm http://svnckh.com.vn 11
  12. cuối cùng trước khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, cả nước có 21 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngành dịch vụ ph ân phối bán lẻ với tổng số 473.095.206 USD, quy mô bình quân 22.528.343 USD/dự án. Riêng năm 2006 có đến 7 dự án được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư lên tới 106.450.000 USD. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, nhìn chung quy mô của các dự án lại tương đối nhỏ và chưa thực sự như mong đợi. Số vốn FDI đầu tư vào phân phối bán lẻ còn rất khiêm tốn: Bảng 2: FDI đăng ký vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2009 Trung bình vốn đầu Tổng số vốn đầu tư Năm Số dự án tư/dự án (USD/dự (USD) án) 1996 59.000.000 2 29.500.000 1997 65.975.000 1 65.975.000 1998 12.800.700 2 6.400.350 1999 35.000.000 2 17.500.000 2000 0 0 0 2001 121.200.000 3 40.400.000 2002 0 0 0 2003 300.000 1 300.000 2004 72.369.506 3 24.123.168,67 2005 0 0 0 2006 106.450.000 7 15.207143 2007* 13.900.000 4 3.475.000 2008 34.218.000 6 5.703.000 http://svnckh.com.vn 12
  13. 3/2009 8.553.450 2 4.276.725 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư * Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO Theo bảng 2, năm 2008 là năm có số vốn đầu tư cũng như số dự án nhiều nhất sau khi gia nhập WTO. Sở dĩ như vậy là vì 2008 là năm mà một số văn bản pháp lý của Việt Nam về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bán lẻ tương đối hoàn thiện hơn so với năm đầu tiên gia nhập WTO (2007). Hơn thế, sự phát triển kinh tế trong những năm trước đó, cộng với tiềm năng phát triển ngành bán lẻ tại Việt Nam cũng là những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư nhiều hơn vào thị trường phân phối bán lẻ còn non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2009, sau khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO mở cửa toàn bộ thị trường bán lẻ và không hạn chế tỷ lệ vốn góp đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì số dự án đầu tư cũng như số vốn đầu tư thu được lại khá nhỏ. Điều này có thể lý giải do tình hình suy thoái kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp e ngại khi đầu tư vào thị trường mới. Bên cạnh đó, cũng do tâm lý thăm dò của các nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường Việt Nam bắt đầu mở cửa. Họ xem xét tình hình, nghiên cứu thị trường tiêu dùng và chờ đợi cơ hội thích hợp nhất để thâm nhập vào thị trường bán lẻ nước ta một cách mạnh mẽ. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất cản bước các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là do Việt Nam áp dụng công cụ Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT, một công cụ đặc biệt để hạn chế tiếp cận thị trường trong khuôn khổ WTO. Theo đó, việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm đầu tiên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và cơ quan cấp phép địa phương có quyền từ chối cấp phép n ếu cho rằng chưa cần. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Wal-mart khẳng định rằng họ chỉ có thể vào Việt Nam khi chắc chắn có thể mở nhiều hơn một cơ sở phân http://svnckh.com.vn 13
  14. phối. Hiện nay, theo thống kê của WTO, có hơn 90 quốc gia áp dụng ENT nhưng các nước chỉ sử dụng ENT cho một số mặt hàng hoặc địa phương nhất định chứ không phủ khắp toàn bộ lĩnh vực bán lẻ như Việt Nam. Ví dụ điển hình là Hàn Quốc chỉ yêu cầu ENT với các cửa hàng bán lẻ thịt động vật. Bên cạnh đó, danh mục hàng hóa loại trừ của Việt Nam cam kết với WTO cũng là một rào cản lớn cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Họ chỉ được phân phối một số mặt hàng nhất định, lại thường xuyên được giám sát bởi Chính phủ Việt Nam. Quy định này cùng với một số giới hạn hàng hóa trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã phần nào cản trở các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong ít nhất 10 năm nữa. Như vậy, đây chính là cơ hội và khoảng trống về thời gian mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, trưởng đoàn đàm phán WTO Lương Văn Tự cho biết: “Trong lĩnh vực phân phối, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào Việt Nam khoảng 300 triệu USD. Con số đó chưa phải là lớn lắm. Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước vẫn còn”. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng không phải là dài, vì việc đầu tư thêm các cơ sở bán lẻ tại những nước đang phát triển và có thị trường hấp dẫn luôn là mong muốn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài tên tuổi. Vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần tận dụng tốt cơ hội này và đưa ra những chiến lược thích hợp và đúng đắn để phát triển quy mô cũng như chuẩn bị bước vào cuộc chiến gay gắt. 2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ với nền kinh tế quốc gia Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối bán lẻ http://svnckh.com.vn 14
  15. đứng vị trí cuối cùng trong chuỗi giá trị hàng hóa từ nhà sản x uất (nhà nhập khẩu) đến người tiêu dùng. Vì thế, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển đổi. Thứ nhất, dịch vụ phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ và truyền bá thông tin về hàng hóa cho nhà sản xuất. Điều này có được do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, am hiểu nhất nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời họ cũng chính là người nắm bắt sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp sản xuất có thị phần lớn hay không cũng một phần phụ thuộc vào nhà bán lẻ. Như vậy, phân phối bán lẻ kích thích sản xuất mở rộng và phát triền. Thứ hai, phân phối bán lẻ đóng góp vào GDP quốc gia Theo điều tra của Tổng cục thống kê, ngành công nghiệp bán lẻ đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm. Doanh thu từ phân phối bán lẻ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP của cả nước. Điển hình là của năm 2009 tình hình bán lẻ Việt Nam sụt giảm nhiều so với năm 2008, làm cho tăng trưởng GDP 2009 giảm 3,1% so với cùng kì năm 2008, đạt 7,4%. Như vậy, phân phối bán lẻ là một trong những ngành quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của cả nước. [24] Thứ ba, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng, từ 10,4% (năm 2000) lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của dịch vụ phân http://svnckh.com.vn 15
  16. phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực phân phối bán lẻ chỉ bằng 1/6 so với ngành nông nghiệp. Theo thống kê của Bộ công thương, ngành bán lẻ Việt Nam đóng góp trên 5,4 triệu lao động, gần 12% lực lượng lao động xã hội. Như vậy, phân phối bán lẻ sử dụng lượng lao động tương đương với ngành công nghiệp chế biến, con số cao nhất trong tất cả các ngành dịch vụ nước nhà. Nhìn chung, ngành dịch vụ bán lẻ đóng vai trò quan trọng cần thiết trong ngành dịch vụ phân phối nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều chiến lược phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình; Nhà nước và hiệp hội các ngành hàng cũng có cơ sở để đưa ra những chính sách hiệu quả, giúp ủng hộ và quản lý sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Từ đó giúp cho nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh, đời sống nhân dân cải thiện, đất nước phát triển hơn, đặc biệt là trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập hiện nay. 2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ bán lẻ trong thời gian gần đây 2.2.1 Sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở nên sôi động, các hệ thống bán lẻ cũng vì thế mà có những chuyển biến tích cực đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống đến hệ thống bán lẻ hiện đại đều tăng số lượng đáng kể. 2.2.1.1 Hệ thống chợ truyền thống Tính đến 31/12/2009, trên địa bàn cả nước có 8.495 chợ các loại (không tính các chợ hình thành tự phát). Như vậy con số đã tăng đáng kể, so với năm 2006, cả nước chỉ có 7.676 chợ các loại: Bảng 3: Tổng hợp số liệu về mạng lƣới chợ trên cả nƣớc tính đến 31/12/2009 http://svnckh.com.vn 16
  17. Địa phương Hạng I Hạng II Hạng III Tổng Hà Nội 19 77 314 410 Huế 3 17 131 151 Thành phố Hồ 17 52 180 249 Chí Minh Các địa phương 180 808 6.697 7.685 khác Tổng 219 954 7.322 8.495 Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư – Bộ công thương Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ở các thành phố lớn chiếm tỷ trọng khoảng 40-50% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thông, hàng hóa giao dịch trên chợ chiếm khoảng 60 -70%. Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thương mại tư nhân, thương mại Nhà nước, Hợp tác xã thương mại và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Trong đó, thành phần thương mại tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng. 2.2.1.2 Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ Hiện tại ở Việt Nam, ước tính có khoảng 900.000 cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo kiểu hộ cá thể. Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khả năng về tài chính cũng như mặt bằng kinh doanh còn hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ cung cấp một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng có tỷ lệ tăng trưởng tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua. 2.2.1.3 Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình http://svnckh.com.vn 17
  18. “chuỗi” cửa hàng cũng đã xuất hiện. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sáp nhập, mở rộng các cửa hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Đáng chú ý là các cửa hàng bán lẻ tự chọn và các cửa hàng phân phối, bán l ẻ theo hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện hơn 10 năm nay ở Việt Nam và ngày càng được giới thương nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 70 hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó Công ty Cà phê Trung Nguyên rất thành công với hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước; Công ty An Nam mới triển khai hoạt động vài năm trở lại đây cũng đã phát triển được 12 cửa hàng Phở 24 theo hình thức nhượng quyền. Nhiều công ty trong và ngoài nước cũng đang có kế hoạch phát triển mạnh phương thức này trong thời gian tới. Trong đó, đáng kể đến nhất là kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart). Theo đó, trong năm 2006 đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và đến hết năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương thức nhượng quyền. 2.2.1.4 Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua, hệ thống siêu thị đã phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta. Nếu như trước năm 2000, sự xuất hiện của các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ là “lác đác” ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì hiên nay nó trở nên phổ biến và được đầu tư chuyên sâu. Số liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, nếu như trong năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị thì cuối năm 2008, con số này đã lên tới 96%. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 1995, cả nước chỉ có 10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại; đến hết năm 2006, cả nước có 265 siêu thị, phân bố trên 32 tỉnh thành thì đến hết năm 2009, cả nước đã có 524 siêu thị, phân bố trên 59 tỉnh thành: http://svnckh.com.vn 18
  19. Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị và trung tâm thƣơng mại trên cả nƣớc tính đến 31/12/2009 Trung tâm thương Địa phương Siêu thị Tổng số mại Hà Nội 78 13 91 Đà Nẵng 24 2 26 Thành phố Hồ Chí 87 16 103 Minh Các địa phương khác 256 47 304 Tổng số 445 78 524 Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư – Bộ công thương Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay thành hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp (Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Co.op Mart, siêu thị Intimex, Big C...) và các siêu thị chuyên doanh (các siêu thị dệt may, siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh...) Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu lâu năm như Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro, công ty TNHH Phú Thái... cho đến các tập đoàn bán lẻ lớn nhất của các nước phát triển như Bourbon của Pháp, Metro Cash & Carry của Đức, SeiYu của Nhật Bản... 2.2.2 Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các doanh nghiệp bán lẻ Trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, cơ cấu ngành bán lẻ Việt Nam biến đổi sâu sắc: Từ chỗ chủ yếu do doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, đơn http://svnckh.com.vn 19
  20. loại hình cho đến đa loại hình với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, Nhà nước, Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nổ i bật lên là xu hướng chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện đại và các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang chiếm ưu thế. 2.2.2.1 Cán cân bán lẻ dịch chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện đại Bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở thành một kênh tiêu dùng quan trọng. Kết quả điều tra của Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nielsen Sofres TNS cho thấy, đến nay, thương mại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 22% trên cả nước, riêng tỷ trọng này tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên đến 37 – 38%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7%. “Hình thức chợ và bán hàng truyền thống sẽ gặp khó khăn trong vòng 10-20 năm tới”, ông Ralf Mattheas, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nielsen Sofres (TNS) Việt Nam khẳng định. [31] Bảng 5: Tổng hợp tỷ trọng kênh bán lẻ hiện đại trong tổng cơ cấu thị trƣờng bán lẻ Việt Nam qua các năm Năm Cả nước (%) Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (%) 2005 9 15 2006 11 19 2007 14 24 2008 17 27 2009 21 32 2010 (Dự kiến) 24 37 Nguồn: Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam Người Việt Nam đang dần chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn. Trong http://svnckh.com.vn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2