intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Số 1 An Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Số 1 An Nhơn” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Số 1 An Nhơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SỐ 1 AN NHƠN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Công nghệ - Lớp 10 - Chương trình chuẩn (Đề có 3 trang) Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên:………………………………….Lớp:…………….............……..…… 501 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Câu 1. Đâu không phải là yếu tố chính trong trồng trọt? A. Đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác. B. Cơ giới hóa C. Nhiệt độ, nước và độ ẩm, D. Giống cây trồng, ánh sáng, Câu 2. Giá thể trồng cây: A. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước B. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. C. Là các loại xô, chậu, chai lọ,… D. Là các vật liệu để trồng cây có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt Câu 3. Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào? A. Cung cấp nước. B. Không chứa chất độc hại. C. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và vi sinh vật cho cây đạt năng suất cao D. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. Câu 4. Đặc điểm của phần khí là: A. Gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ B. Là không khí có ở trong khe hở của đất C. Có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng D. Chiếm 92 – 98% Câu 5. Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần: A. Bón nhiều phân đạm, kali. B. Bón bổ sung chất hữu cơ. C. Tháo nước để rửa mặn. D. Trồng cây chịu mặn. Câu 6. Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây? A. Làm ruộng bậc thang B. Không bỏ đất hoang C. Chọn cây trồng phù hợp với đất D. Thâm canh tăng vụ Câu 7. Thành phần chủ yếu của đất trồng là: A. Phần rắn. B. Phần khí C. Sinh vật đất. D. Phần lỏng Câu 8. Cho các loại cây trồng bưởi, cam, na, xoài, nhãn, vải... được xếp vào nhóm cây trồng? A. Cây lương thực B. Cây rau C. Cây lấy gỗ D. Cây ăn quả Câu 9. Đâu không phải là thành phần cấu tạo nên thành phần cơ giới của đất? A. Limon B. Đá mẹ C. Sét trong đất. D. Hạt cát Câu 10. Xác định các cây trồng: rau cải, rau ngót, rau muống, bí, mướp... phân theo mục đích sử dụng thuộc nhóm? A. Cây lương thực B. Cây rau C. Cây cỏ D. Cây lấy gỗ Câu 11. Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì: A. Diện tích đất trồng có hạn B. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa C. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều D. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm Câu 12. Xác định nhược điểm của giá thể trấu hun? A. Thường có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây. Trang 1/3 - Mã đề 501
  2. B. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong giá thể than bùn thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng C. Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. D. Có dinh dưỡng kém, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng. Câu 13. Đâu là nhược điểm của giá thể perlite? A. Có chứa nhiều silic B. Có chứa nhiều nhôm, một phần nhóm giải phóng ra ngoài làm độ pH giảm. C. Không giữ nước, khô nhanh, D. Không chứa chất dinh dưỡng; đất sét là nguyên liệu không tái tạo được. Câu 14. Cây khi gặp môi trường nhiệt độ quá thấp sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Lá cây bị héo, rụng lá... B. Lá cây úa vàng, thân mục nát C. Lá thay đổi màu sắc D. Lá cháy sém, cây héo,... Câu 15. Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây: A. Cung cấp nguồn lương thực B. Cung cấp nước, dinh dưỡng C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững D. Giữ cây đứng vững Câu 16. Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất: A. Lớp ion bất động. B. Lớp ion khuếch tán. C. Nhân keo đất. D. Lớp ion quyết định điện. Câu 17. Trong phương pháp tạo giá thể mùn cưa bước thứ 3 là làm gì? A. Ngâm nước B. Phơi khô, đảo đều C. Tập kết mùn cưa về xưởng chế biến D. Ủ mùn cưa với chế phẩm vi sinh Câu 18. Yếu tố chính thứ năm tác động đến cây trồng được giới thiệu trong bài học là: A. Nước B. Đất C. Dinh dưỡng D. Ánh sáng Câu 19. Đất trồng là gì? A. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất B. Do đá núi mũn ra, cây nào cũng sống được C. Kho dự trữ thức ăn của cây D. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng Câu 20. Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu? A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Đất dốc thoải. C. Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu. D. Rửa trôi chất dinh dưỡng. Câu 21. Đâu là nhược điểm của giá thể xơ dừa? A. Có dinh dưỡng kém, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng. B. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong giá thể than bùn thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. C. Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. D. Thường có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây. Câu 22. Thành phần đất trồng gồm: A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ B. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ C. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ D. Phần khí, phần rắn, phần lỏng Câu 23. Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải? A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý B. Bón phân hợp lý C. Bón vôi Trang 2/3 - Mã đề 501
  3. D. Chú trọng công tác thủy lợi Câu 24. Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên là: A. Đơn giản B. Dễ thực hiện C. Tránh tác động của sâu bệnh D. Thực hiện trên diện tích lớn Câu 25. Cho biết: lúa, ngô, khoai, sắn... được xếp vào nhóm cây trồng? A. Cây lương thực B. Cây ăn quả C. Cây rau D. Cây lấy gỗ Câu 26. Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn: A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn. B. Tháo nước rửa mặn. C. Bón vôi. D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí Câu 27. Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào? A. Đất mặn và đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất phèn. D. Đất xám bạc màu. Câu 28. Loại cây nào sau đây là cây lấy gỗ? A. Lúa, ngô, khoai, sắn... B. Đinh lăng, củ nghệ, hương nhu, bạc hà... C. Rau cải, rau ngót, rau muống, bí, mướp... D. Cây bạch đàn, cây thông... II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Khi đến nhà Bình chơi, Bình kể vừa được bà ngoại ở quê gửi lên cho một ít đỗ xanh còn nguyên hạt, nhà Bình đang có sẵn một số vỏ chai nhựa Lavie, Coca loại 1,5 lít nên muốn tận dụng để làm giá đỗ sạch cho gia đình sử dụng mà chưa biết làm như thế nào. Em hãy hướng dẫn Bình cách làm giá đỗ từ các nguyên, vật liệu sẵn có đó? Câu 2: (1 điểm) Ruộng trồng ngô của hợp tác xã A vụ trước bị sụt giảm năng suất nghiêm trọng, khi kiểm tra độ pH người ta thu được kết quả pH= 4 ( cây ngô thích hợp với độ pH từ 6,5 đến 7). Theo em hợp tác xã A cần phải phổ biến cho nông dân áp dụng biện pháp nào để năng suất ngô đạt được cao ở các vụ tiếp theo? (* Chú ý: Học sinh diện khuyết tật không làm câu 2 phần Tự luận) ------------------ HẾT ------------------ Trang 3/3 - Mã đề 501
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT SỐ 1 AN NHƠN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Công nghệ - Lớp 10 - Chương trình chuẩn PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. Câu 501 502 503 504 505 506 507 508 1 B D A B C A D B 2 B B A B D C C A 3 C C D B C D B D 4 B C B B C D C C 5 C A A D D B C D 6 A B D D C A C C 7 A A A A A B C C 8 D D C C B D B D 9 B B D A D C D D 10 B D C C B B A B 11 A D B D A A B A 12 D B B A A B B B 13 B B D B D C A B 14 A A B C B C D B 15 C A D A C A D C 16 B B D A C A A D 17 D C D C B A B C 18 C C C C C C D A 19 D A C D D B A D 20 C D A D A A A C 21 D D B D D D C D 22 D C A C D D B A 23 A B C B A B D B 24 C C C A B B A A 25 A D B C A D A A 26 A A A D B C B C 27 C A B B A C C B 28 D C C A B D D A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Bước 1: Chuẩn bị: 0,5 - Chai nhựa rửa sạch, để ráo nước. Dùng một que sắt nhọn như chiếc đinh hoặc tuốc nơ vít đục các lỗ nhỏ xung quanh thân chai và dưới đáy, nhằm giúp chai không bị ứ đọng nước khi cho đỗ uống nước, mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm, tránh đục quá dày hay quá thưa. Câu 1 - Ngâm đỗ:Cho 100gr đỗ xanh vào một chậu nước ấm theo tỉ lệ 3 bát nước lạnh, 2 bát nước sôi và ngâm trong 1 tiếng. (2 điểm) Bước 2: Tiến hành ủ giá đỗ: Cho toàn bộ số đỗ đã ngâm vào trong chai nhựa đã đục lỗ, sau đó mới để 0,5 chai vào trong chỗ kín ánh sáng hoặc trùm bằng loại túi nilon đen, nhớ phải luôn để chai nằm ngang Bước 3: Tưới nước hàng ngày: Để giá mọc tốt, cho giá đỗ uống 2 lần một ngày. Có thể xả nước vào xô
  5. nhựa, rồi ngâm nguyên chai giá vào. Khoảng 5 phút sau nhấc chai lên để 0,5 nước chảy thật ráo và tiếp tục để vào chỗ tối. Bước 4: Thu hoạch: Sau 3-5 ngày, có thể thu hoạch giá đỗ tươi bằng cách cắt thân chai và lấy giá ra ngoài. 0,5 - Bón vôi: có tác dụng khử chua, giảm độc chất ảnh hưởng đến cây ngô… 0,25 - Bón phân hữu cơ đã hoai mục: có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hoạt động của VSV, hạ độ chua, giảm độc với cây trồng… 0,25 Câu 2 - Dùng phân hóa học loại trung tính hoặc kiềm như: phân lân, ure… (1 điểm) - Sử dụng các biện pháp canh tác thích hợp: quản lý nước thích hợp, 0,25 hạn chế dòng chảy, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ cỏ gây giảm chất hữu cơ trong đất… 0,25 -------------HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2