intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum" là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra giữa học kì sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TỔ: SỬ- ĐỊA- GDKTPL MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 10 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 03 trang) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………….. MÃ ĐỀ: 101 Lớp:…………… PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. di chuyển theo các hướng bất kì. C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. D. tập trung thành vùng rộng lớn. Câu 2. Phương pháp khoanh vùng cho biết A. vùng phân bố của đối tượng riêng lẻ. B. số lượng của đối tượng riêng lẻ. C. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ. D. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ. Câu 3. Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ ta dùng phương pháp A. kí hiệu. B. đường chuyển động. C. chấm điểm. D. bản đồ-biểu đồ. Câu 4. Để thể hiện luồng di dân trên bản đồ cần phải dùng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Chấm điểm. C. Bản đồ biểu đồ. D. Kí hiệu đường chuyển động. Câu 5. Đá mac-ma được hình thành A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu. C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất? A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km. B. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích. C. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. D. Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. Câu 7. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và A. phần trên của lớp Man-ti. B. phần dưới của lớp Man-ti. C. nhân ngoài của Trái Đất. D. nhân trong của Trái Đất. Câu 8. Giới hạn thạch quyển ở độ sâu khoảng A. 50 km. B. 100 km. C. 150 km. D. 200 km. Câu 9. Lĩnh vực nào sau đây liên quan trực tiếp tới địa lí tự nhiên? A. Môi trường. B. Đô thị học. C. Công nghiệp. D. Dân số học. Câu 10. GPS xác định chính xác vị trí của vật thể dựa vào A. quỹ đạo chuyển động của Trái Đất. B. hệ thống các vệ tinh nhân tạo. C. các trạm theo dõi và quan sát. D. thiết bị xử lí thông tin vật thể. Câu 11. Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau gọi là A. giờ múi. B. giờ địa phương. C. giờ quốc tế. D. giờ GMT. Câu 12. Hiện tượng các lớp đá bị nén ép nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của đá là hiện tượng A. uốn nếp. B. đứt gãy. C. nén ép. D. nâng lên và hạ xuống.
  2. Câu 13. Các địa phương có cùng một giờ khi nằm trong cùng một A. múi giờ. B. kinh tuyến. B. vĩ tuyến. D. khu vực. Câu 14. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. đêm dài hơn ngày. B. ngày đêm bằng nhau. C. toàn ngày hoặc đêm. D. ngày dài hơn đêm. Câu 15. Tại hai cực Trái Đất, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Ngày dài, đêm ngắn. B. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. C. Ngày ngắn, đêm dài. D. Chỉ có ngày kéo dài suốt năm. Câu 16. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện A. động đất, núi lửa. B. bão. C. ngập lụt. D. thủy triều dâng. Câu 17. Dãy núi Hy-ma-lay-a ở châu Á là kết quả của vận động A. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu- Á. B. dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu- Á. C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu- Á. D. dồn ép giữa mảng Phi và mảng Âu- Á. Câu 18. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta được hình thành do tác nhân ngoại lực nào? A. Con người. B. Gió. C. Sóng biển. D. Nước chảy. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d). Ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Môn Địa lí giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực cụ thể, nhất là trong giai đoạn hội nhập toàn cầu như hiện nay. a) Môn Địa lí giúp chúng ta thích nghi với những thay đổi của môi trường sống xung quanh. b) Học tập môn Địa lí chủ yếu là để phù hợp với các ngành nghề liên quan đến môi trường. c) Địa lí giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa, xã hội của các quốc gia khác, từ đó có thể giao tiếp hiệu quả hơn. d) Học Địa lí giúp chúng ta có thêm thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Câu 2. Cho thông tin sau: Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hoá ra khỏi vị trí ban đầu. Quá trình bóc mòn gồm: bóc mòn do dòng nước băng hà (nạo mòn), (xâm thực), bóc mòn do gió (thổi mòn hay khoét mòn), bóc mòn do sóng biển (mài mòn), …. a) Bóc mòn là 1 quá trình của nội lực. b) Nhân tố tác động của quá tình bóc mòn là nước chảy, gió, sóng biển, băng hà. c) Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái. d) Ở Việt Nam quá trình bóc mòn chỉ xảy ra ở nơi có địa hình bằng phẳng như Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng. Câu 3. Cho thông tin sau: Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó. Để thống nhất việc sử dụng giờ trên toàn thế giới, Hội nghị
  3. quốc tế về kinh tuyến họp tại Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ) vào năm 1884 đã thống nhất lấy giờ ở khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua làm giờ quốc tế hay còn gọi là giờ GMT (Greenwich Mean Time) và đánh số 0. a) Trên bề mặt Trái Đất có 24 múi giờ. b) Giờ quốc tế là giờ ở múi số 12. c) Chủ yếu lãnh thổ nước ta nằm ở múi giờ số 7. d) Để thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đã sử dụng giờ địa phương. Câu 4. Cho thông tin sau: Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng đất đá bị uốn thành nếp nhưng không bị phá vỡ tính liên tục. Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng, làm cho đất đá bị gãy, vỡ rồi bị di chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tạo thành các hẻm vực, các thung lũng, địa hào, địa lũy. a) Nội lực là các lực sinh trên bề mặt Trái Đất. b) Hiện tượng uốn nếp thường được hình thành ở những miền đá mềm khi có vận động kiến tạo. c) Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa, trên biển và đại dương. d) Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là kết quả của hiện tượng uốn nếp. PHẦN III. Câu yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng tại Lạng Sơn năm 2021 (đơn vị: 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt 13, 18,7 22,1 24,5 26,7 26,2 25,8 26,0 24,7 21,8 19,0 15,6 độ 7 ( Nguồn Niên giám thống kê năm 2022) Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính biên độ nhiệt độ trung bình năm tại Lạng Sơn (làm tròn đến hàng đơn vị của 0C) Câu 2. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm của Hà Đông (Hà Nội) và Vũng Tàu (Đơn vị: 0C) Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Hà Đông 23,7 Vũng Tàu 27,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết Vũng Tàu và Hà Đông chênh lệch nhiệt độ trung bình năm là bao nhiêu 0C? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân ) Câu 3. Một trận bóng đá diễn ra ở thành phố Luân Đôn (múi giờ số 0) lúc 16 giờ ngày 25 tháng 9 năm 2024. Cho biết Việt Nam (múi giờ số 7) cùng lúc đó sẽ xem trận bóng đá vào lúc mấy giờ? …………………HẾT………………. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2