intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Đăk Hà

  1. TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TUẦN: 10 Môn: Địa lí 12 Ngày kiểm tra: …../11/2022 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 124 Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Khoanh vào phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thu Bồn đổ ra Biển Đông qua A. cửa Ba Lạt. B. cửa Đại. C. cửa Tùng. D. cửa Việt. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, hãy cho biết cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh A. Khánh Hòa. B. Gia Lai. C. Cao Bằng. D. Lâm Đồng. Câu 3. Cho bảng số liệu: Số lượng một số vật nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 Năm 2000 2005 2010 2014 Trâu 2897.2 2922.2 2877 2521.4 Bò 4127.9 5540.7 5808.3 5234.2 Gia cầm 196.1 219.9 300 327.7 Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình phát triển một số vật nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Số lượng đàn trâu có xu hướng giảm. B. Số lượng đàn bò có xu hướng tăng ổn định. C. SL đàn gia cầm có xu hướng tăng nhưng không ổn định. D. Số lượng đàn trâu luôn ít hơn đàn bò. Câu 4. Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau. B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định. C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng. D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su. Câu 5: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây? A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Trung Quốc. C. Lào và Campuchia. D. Lào và Trung Quốc. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta? Trang 1/4 - Mã đề 124
  2. A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương. B. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. C. Tiếp giáp với Biển Đông. D. Trong vùng nhiều thiên tai. Câu 7: Ý nghĩa quan trọng về văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là A. phát triển giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không. B. tạo cầu nối phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực. C. tạo điều kiện thu hút vốn và kỹ thuật đầu tư nước ngoài. D. tạo điều kiện để chung sống hòa bình với các nước trong khu vực. Câu 8: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển. B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng. Câu 9: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây? A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. C. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 10: Vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là hệ sinh thái A. rừng ngập mặn. B. trên đất phèn. C. rừng trên đất, đá pha cát ven biển. D. rừng trên đảo và rạn san hô. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có các cao nguyên ba dan, xếp tầng. B. núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung C. có các khối núi cao và đò sộ nhất nước ta. D. có 3 mạch núi hướng tây bắc - đông nam. Câu 12: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có A. trữ năng thủy điện lớn hơn. B. khoáng sản phong phú hơn. C. cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn. D. nhiều trung tâm công nghiệp hơn. Câu 13: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch? A. Giao thông thuận lợi. B. Khí hậu ít thiên tai. C. Có nhiều cảnh quan đẹp. D. Nguồn lao động đông đảo. Câu 14: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi nước ta là A. thường xuyên xảy ra thiên tai. B. địa hình bị chia cắt mạnh trở ngại cho giao thông. C. sông ngòi ít có giá trị về giao thông đường thủy. D. khoáng sản phân bố phân tán theo không gian. Câu 15: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam. C. có một số sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ. Câu 16: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp. B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung. C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông. D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Câu 17: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm. B. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa. D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 18: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào sau đây? A. nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C. B. Độ mặn trung bình 32 - 33%o , thay đổi theo mùa. Trang 2/4 - Mã đề 124
  3. C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc. D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta ? A. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Giảm độ lục địa của các vùng đất phía tây. C. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 20: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính là A. độ mặn không lớn. B. có nhiều dòng hải lưu. C. nóng ẩm quanh năm. D. biển tương đối lớn. Câu 21: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là A. xâm thực - bồi tụ. B. xâm thực C. bồi tụ. D. bồi tụ - xói mòn. Câu 22: Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng A. tây bắc. B. đông bắc. C. đông nam. D. tây nam. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta? A. Nhiều sông. B. Phần lớn là sông nhỏ. C. Giàu phù sa. D. Ít phụ lưu. Câu 24: Càng vào phía Nam gió mùa Đông Bắc càng A. suy yếu. B. mạnh. C. khô nóng. D. gây mưa nhiều. Câu 25: Hiện tượng thời tiết nào sau đây xảy ra khi áp thấp Bắc Bộ khơi sâu vào đầu mùa hạ? A. Hiệu ứng phơn ở Đông Bắc. B. Mưa ngâu ở Đồng bằng Bắc Bộ. C. Mưa phùn ở Đồng bằng Bắc Bộ. D. Hiệu ứng phơn ở Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 26: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là A. tác động của hướng các dãy núi. B. sự phân hóa độ cao của địa hình. C. tác động của gió mùa và sông ngòi. D. tác động của gió mùa và địa hình. Câu 27: Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta là do A. nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nóng ẩm. B. gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt ở miền Bắc. C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C. D. lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. Câu 28: Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nghiêm trọng trong thời gian gần đây do nguyên nhân chủ yếu là A. địa hình thấp, ba mặt giáp biển. B. mùa khô kéo dài, nền nhiệt cao. C. ba mặt tiếp giáp biển, mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. D. ảnh hưởng của El Nino, xây dựng hồ thuỷ điện ở thượng nguồn. Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có du lịch biển A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Lạt. D. Cần Thơ Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có đường biên giới đất liền dài nhất với nước nào? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Campuchia. D. Câu A và C đúng. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết sân bay Đồng Hới thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An Câu 32. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có quặng titan? A. Hàm Tân. B. Di Linh. C. Đà Lạt. D. Vĩnh Hảo. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất trong các địa điểm sau đây? A. A Pa Chải. B. Lũng Cú. C. Móng Cái. D. Hà Tiên. Trang 3/4 - Mã đề 124
  4. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào? A. Bình Thuận. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Bình Định. Câu 35. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cần Thơ. A. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. . B. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Câu 36: Cho bảng số liệu. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2005 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp biểu đồ thích hợp nhất là A. cột ghép. B. hình tròn. C. miền. D. cột chồng. Câu 37: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. Câu 38. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định địa phương nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Nội. B. Móng Cái. C. Huế. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 39. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết dãy núi Bạch Mã thuộc vùng núi A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, xác định đâu là mỏ khí tự nhiên? A. Hồng Ngọc. B. Rạng Đông. C. Tiền Hải. D. Bạch Hổ. -----------Hết---------- Trang 4/4 - Mã đề 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2