intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 201 Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng sông Hồng ? A. Có đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích. B. Không có hệ thống đê sông kiên cố để ngăn lũ. C. Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. D. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng ? A. Gồm nhiều dạng địa hình: núi cao, núi thấp, cao nguyên, đồng bằng. B. Miền Bắc có các cao nguyên ba dan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. C. Bên cạnh núi cao, đồng bằng còn có vùng đồi trung du, núi thấp. D. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ có nhiều núi thấp và trung bình. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 và kiến thức đã học, hãy cho biết khu vực nào của nước ta có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông ? A. Vịnh Thái Lan. B. Nam Trung Bộ C. Bắc Trung Bộ. D. Vịnh Bắc Bộ. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy cho biết điểm giống nhau cơ bản giữa vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc là gì ? A. Cùng hướng vòng cung B. Cùng hướng tây bắc - đông nam C. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế D. Địa hình núi cao chiếm ưu thế Câu 5: Đặc điểm địa hình thấp, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi nào sau đây ? A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 và kiến thức đã học, hãy cho biết Biển Đông có hai vịnh lớn nhất của nước ta là A. vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. B. vịnh Thái Lan, vịnh Xuân Đài. C. vịnh Cam Ranh và Xuân Đài. D. vịnh Bắc Bộ, vịnh Cam Ranh. Câu 7: Tài nguyên sinh vật Biển Đông phong phú chủ yếu do A. nằm trong khu vực nội chí tuyến, tương đối kín. B. địa hình đáy biển đa dạng, có nhiều đảo ven bờ. C. vùng biển rộng, hoạt động thủy triều phức tạp. D. nhiệt độ cao, các dòng biển hoạt động theo mùa. Câu 8: Đâu là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta ? A. Sông Cả. B. Dãy núi Bạch Mã. C. Sông Hồng. D. Dãy núi Hoành Sơn. Trang 1/4 - Mã đề 201
  2. Câu 9: Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây ? A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, hãy cho biết Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây ? A. Á và Thái Bình Dương. B. Á-Âu và Đại Tây Dương. C. Á-Âu và Thái Bình Dương. D. Á-Âu và Ấn Độ Dương. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc nước ta là A. núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung. B. có các cao nguyên ba dan, xếp tầng. C. có 3 mạch núi hướng tây bắc - đông nam. D. có các khối núi cao và đồ sộ nhất nước ta. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5, hãy cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển giáp với các quốc gia nào sau đây ? A. Thái Lan, Trung Quốc. B. Trung Quốc, Campuchia. C. Lào, Campuchia. D. Thái Lan, Campuchia. Câu 13: Điểm nào sau đây đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung ? A. Nối liền một dải ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. B. Nguồn gốc chủ yếu do phù sa sông bồi đắp . C. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. D. Đồng bằng có diện tích lớn, mở rộng về phía biển. Câu 14: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện nay là A. bồi tụ, xói mòn. B. xói mòn, rửa trôi. C. xâm thực, bồi tụ. D. bồi tụ, mài mòn. Câu 15: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa bán bình nguyên và đồi trung du là A. được hình thành do tác động của dòng chảy. B. được nâng lên do vận động của tân kiến tạo. C. có đất phù sa cổ lẫn với đất đỏ bazan màu mỡ. D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 16: Biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn cho nước ta do A. Biển Đông có đặc tính nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Biển Đông có thềm lục địa mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và Thái Lan. C. Biển Đông là một biển rộng lớn và có nhiều hệ sinh thái ven bờ. D. Biển Đông là một vùng biển kín, có dòng hải lưu chạy khép kín. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng nội thủy của nước ta ? A. Được tính từ mép nước thủy triều thấp nhất ra 12 hải lí. B. Là vùng biển tính từ đường cơ sở ra rộng 12 hải lí. C. Vùng nội thủy không được xem là bộ phận lãnh thổ trên đất liền. D. Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Trang 2/4 - Mã đề 201
  3. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14 và kiến thức đã học, hãy cho biết điểm giống nhau giữa vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam là gì ? A. Địa hình có núi cao nhất nước B. Địa hình có hướng vòng cung C. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế D. Địa hình có nhiều cao nguyên Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng về lãnh thổ của nước ta ? A. Đường biên giới trên đất liền dài nhất với Trung Quốc. B. Đường bờ biển kéo dài từ Quảng Ninh cho đến Cà Mau. C. Hẹp ngang ở Nam bộ và mở rộng vùng Bắc Trung Bộ D. Nhiều đảo ven bờ, vùng biển rộng hơn so với vùng đất. Câu 20: Địa hình nước ta bị xâm thực mạnh ở đồi núi là do A. khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. B. khí hậu xích đạo, đất phù sa. C. đất feralit nằm ở trên đá bazan. D. địa hình chủ yếu là đồi núi. Câu 21: Biểu hiện nào sau đây cho thấy con người tác động đến địa hình ở nước ta ? A. Các dãy núi hiện nay trùng với các nếp uốn cổ và thung lũng. B. Sông trẻ lại, tăng cường xâm thực, chia cắt bán bình nguyên. C. Các địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên lãnh thổ. D. Xâm thực mạnh ở vùng núi và bồi tụ nhanh ở hạ lưu sông. Câu 22: Địa hình đồi Trung du có thêm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do A. tác động của con người. B. tác động của các sinh vật. C. tác động của dòng chảy. D. vận động của tân kiến tạo . Câu 23: Các dạng địa hình ven Biển Đông rất đa dạng chủ yếu do sự tác động kết hợp của A. độ mặn của nước biển, sóng biển, thủy triều, gió mùa. B. sóng biển, thủy triều, sông ngòi, các hoạt động kiến tạo. C. dòng biển hoạt động, sóng biển, thủy triều và gió mùa. D. con người, vận động nâng lên, sóng biển và thủy triều. Câu 24: Vị trí trải dài từ xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có A. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa, biển tương đối kín. B. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi từ Bắc xuống Nam, biển ấm. C. các vịnh biển, lượng mưa tương đối lớn và khác nhau ở các nơi. D. các quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và loài sinh vật phong phú. Câu 25: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. tác động của vận động Tân kiến tạo. C. sự xuất hiện khá sớm của con người. D. vị trí địa lí giáp Biển Đông. Câu 26: Ven biển cực Nam Trung Bộ có nghề làm muối thuận lợi nhất nước ta chủ yếu do A. đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển kín gió, nhiều cảng. B. ít có bão xảy ra, không chịu ảnh hướng của gió mùa Đông Bắc. C. chỉ có một số cửa sông nhỏ đổ ra biển, nhiệt độ cao, nhiều nắng. D. có nhiều vịnh nước sâu, có hệ thống các dãy núi lan ra sát biển. Trang 3/4 - Mã đề 201
  4. Câu 27: Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú là do A. nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, giáp Biển Đông. B. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng của Thái Bình Dương. C. nằm trong vùng hoạt động của gió mùa Đông Nam Á. D. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. Câu 28: Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta là kết quả tác động do A. nội lực, ngoại lực trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. B. nội lực, con người, Biển Đông và lượng mưa lớn diễn ra trong năm. C. con người, vận động kiến tạo trong điều kiện lượng mưa lớn quanh năm. D. vận động nâng lên hạ xuống, ảnh hưởng của lượng mưa và con người. Câu 29: Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ có đặc điểm chung nào sau đây ? A. Tiếp giáp với vùng biển sâu, thềm lục địa thu hẹp, đất ít chất dinh dưỡng. B. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đường bờ biển khúc khuỷu và nhiều cát. C. Thiên nhiên khắc nghiệt, nhiều đồng bằng chia cắt, núi lan ra sát bờ biển. D. Đồng bằng mở rộng với bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng và nông. Câu 30: Nước ta có đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới là do A. giáp Biển Đông thông ra Thái Bình Dương. B. chịu tác động thường xuyên của Tín phong. C. ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. D. nằm hoàn toàn ở trong vùng nội chí tuyến. ------ HẾT ------ Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài Trang 4/4 - Mã đề 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1