intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 được biên soạn bởi trường THPT Nguyễn Hữu Thận. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi để nắm chi tiết các bài tập, làm tư liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Hữu Thận

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN MÔN GDCD LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 22 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM): Chọn đáp án đúng nhất tô vào bảng sau: Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 01 06 11 16 02 07 12 17 03 08 13 28 04 09 14 19 05 10 15 20 Câu 1: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. Mặt đối lập của mâu thuẫn. D. Mâu thuẫn. Câu 2: Câu nói “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” phản ánh thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Khoa học. D. Siêu hình. Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí? A. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm. B. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng. D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử. Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi. B. Sự vật và hiện tượng không biến đổi. C. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người. D. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại. Câu 5: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. Cách sống của con người. B. Thế giới quan. C. Quan niệm sống của con người. D. Lối sống của con người. Câu 6: Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. C. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Câu 7: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Phổ biến và đa dạng. B. Phong phú và đa dạng. C. Vận động và phát triển không ngừng. D. Khái quát và cơ bản. Câu 8: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. Giới tự nhiên và đời sống xã hội. B. Giới tự nhiên và tư duy. Trang 1/3 - Mã đề 001
  2. C. Đời sống xã hội và tư duy. D. Thế giới khách quan và xã hội. Câu 9: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. C. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. D. Vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 10: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là biểu hiện của phủ định? A. tất yếu. B. siêu hình. C. biện chứng. D. khách quan. Câu 11: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. C. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. D. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Câu 12: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. B. Chỉ tồn tại ý thức. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. Câu 13: Bạn H là một học sinh thông minh nhưng lười học. Đến gần kì thi vào lớp 10 THPT mà H vẫn mải mê đi chơi không học bài. Thấy vậy, B khuyên H nên tập trung vào việc ôn thi nhưng H cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới đỗ. Suy nghĩ và biểu hiện của Hùng thuộc thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Siêu hình. D. Biện chứng. Câu 14: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn. Câu 15: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. Đánh bùn sang ao. B. An cư lạc nghiệp. C. Tre già măng mọc. D. Môi hở rang lạnh. Câu 16: Theo quan điểm của Triết học, thì đáp án nào dưới đây không đúng khi nào về mâu thuẫn? A. Giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. B. Mặt đồng hóa của tế bào A và dị hóa của tế bào B. C. Giai cấp địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến. D. Mặt đồng hóa của tế bào A và dị hóa của tế bào A. Câu 17: Hiện tượng thủy triều là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây? A. Vật lí. B. Sinh học. C. Cơ học. D. Hóa học. Câu 18: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học? A. Sự biến đổi của nền kinh tế. B. Quá trình bốc hơi của nước. C. Con chim đang bay. D. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt. Câu 19: Dân gian có câu "Góp gió thành bão", câu nói đó thể hiện quan niệm gì? A. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất. B. Lượng của sự vật thay đổi. C. Chất của sự vật thay đổi. Trang 2/3 - Mã đề 001
  3. D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to. Câu 20: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Học sinh giỏi. B. Ba năm học phổ thông. C. 25 điểm. D. Sinh viên đại học. B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM): Câu 1 (1.0 điểm): Chất là gì? Hãy chỉ ra phần chất và lượng của năm 2020? Câu 2 (2.0 điểm): Thế nào là phủ định siêu hình? Hãy phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình theo bảng sau: Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng Bài làm: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trang 3/3 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1