intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: GDCD – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 302 (Đề gồm có 3 trang) Câu 1: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây ? A. Đăng kí sửa mã định danh . B. Lan tỏa thông tin nội bộ . C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. D. Bảo mặt kĩ năng phòng chống dịch. Câu 2: A chở 2 bạn cùng lớp và chạy trên vỉa hè bị cảnh sát giao thông phạt. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 3: Học sinh thực hiện quyền học tập của mình, cố gắng vươn lên trong học tập là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Giao hàng không đúng địa điểm. B. Từ chối nhận di sản thừa kế. C. Tổ chức hoạt động khủng bố. D. Thay đổi kết cấu nhà đang thuê. Câu 5: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 6: Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên đăng ký nghĩa vụ quân sự là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 7: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người? A. Khả năng về kinh tế, tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh. C. Các mối quan hệ xã hội. D. Trình độ học vấn cao hay thấp. Câu 8: G (11 tuổi) và H (12 tuổi) rủ nhau đua xe trên đường đi học về. Không may H ngã xuống đường và bất tỉnh, sau đó được người dân xung quanh đưa đến bệnh viện. G và H sẽ bị xử lý như thế nào dưới đây? A. N phải bồi thường cho H. B. G và H đều bị phạt tiền. C. Cảnh cáo, răn đe, kỷ luật G và H. D. Phạt tiền G và yêu cầu bồi thường cho H. Câu 9: Cá nhân không thực hiện đúng pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 10: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật A. đi vào cuộc sống. B. gắn bó với thực tiễn. C. quen thuộc trong cuộc sống. D. có chỗ đứng trong thực tiễn. Câu 11: Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? Trang 1/3 – Mã đề 302
  2. A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 12: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thử pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 13: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thị hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 14: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có giá trị nhỏ, không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lí A. trách nhiệm hình sự. B. trách nhiệm hành chính. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm kỉ luật. Câu 15: Ông A mua hàng của ông B nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với ông B. Ông A vi phạm pháp luật A. hình sự. B. hành chính. C. kỉ luật. D. dân sự. Câu 16: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 17: Anh P nghỉ việc không xin phép, Thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật anh P. Anh P phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 18: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ? A. Nên làm. B. Được làm. C. Phải làm. D. Không được làm. Câu 19: Pháp luật là phương tiện để công dân A. thực hiện quyền của mình. B. thực hiện mong muốn của mình. C. đạt được lợi ích của mình. D. làm việc có hiệu quả. Câu 20: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là người vi phạm phải có đủ A. tiềm lực kinh tế vững mạnh. B. điều kiện tìm kiếm nhân chứng. C. năng lực trách nhiệm pháp lí. D. cơ sở để phát triển về thể lực. Câu 21: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tính tự giác của nhân dân. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. quyền lực nhà nước. D. sức mạnh chuyên chính. Câu 22: Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với A. đạo đức. B. kinh tế. C. chủ trương. D. đường lối. Câu 23: Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt A. chính xác, một nghĩa. B. chính xác, đa nghĩa. C. tương đối chính xác, một nghĩa. D. tương đối chính xác, đa nghĩa. Câu 24: Trên đường về quê bằng xe mô tô, do không làm chủ tốc độ, anh M đã đâm vào bà N là một lão nông đang phơi lúa bên đường khiến bà N bị xây xát nhẹ. Vì anh M từ chối bồi thường nên bà N đập vỡ gương xe máy của anh M. Anh M và bà N cùng vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự và kỉ luật. C. Kỉ luật và hành chính. D. Hành chính và dân sự. Trang 2/3 – Mã đề 302
  3. Câu 25: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ. B. quyền và trách nhiệm. C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm và pháp lý. Câu 26: Bất kì công dân nào khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải A. bảo mật thông tin gây quỹ vacxin. B. chấm dứt mọi nguồn lây lan dịch bệnh. C. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước. D. triệt tiêu tất cả các tệ nạn xã hội. Câu 27: Trong chiến dịch phòng, chống Covid-19, anh B và hai đồng nghiệp là các chị A, N cùng được thực hiện cách li y tế tập trung tại một địa điểm có bác của chị A là ông D làm tình nguyện viên. Vì bị ông D từ chối việc đưa anh về nhà lấy thêm nhu yếu phẩm, anh B đã ghép ảnh nhạy cảm của ông D và đưa lên mạng xã hội. Nhận thấy việc chị N liên tục chia sẻ bài viết nhằm hạ uy tín của ông D sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, chị A dọa sẽ công khai chuyện đời tư của chị N. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh B, chị A và chị N. B. Anh B và chị N. C. Anh B và ông D. D. Anh B, chị N và ông D. Câu 28: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh M lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh S, M và H. B. Anh H, M và bảo vệ T. C. Anh H, S và bảo vệ T. D. Anh H, M, S và bảo vệ T. Câu 29: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền tự chủ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền lao động của công dân. Câu 30: Chị K là nhân viên một công ty tư nhân đã mua vật tư nông nghiệp của bà A và nợ lại bà 150 triệu đồng rồi bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiến trên. Sau nhiều lần không liên lạc được với chị K để đòi nợ, bà A đã làm đơn tố cáo chị với cơ quan chức năng. Chị K phải chịu những trách nhiệm pháp lý nào sau đây? A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Dân sự và kỷ luật. --HẾT-- Họ và tên học sinh:..........................................................Số báo danh:......................................... Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liêu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 302
  4. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ Môn: GDCD – Lớp 12 ĐÁP ÁN/ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án/Hướng dẫn chấm này có 01 trang) Mã đề 301 302 303 304 Câu Đ/Á Câu Đ/Á Câu Đ/Á Câu Đ/Á 1 A 1 C 1 A 1 C 2 A 2 A 2 B 2 B 3 C 3 A 3 C 3 C 4 C 4 C 4 A 4 A 5 A 5 A 5 A 5 A 6 A 6 C 6 A 6 C 7 B 7 B 7 A 7 A 8 C 8 C 8 C 8 A 9 A 9 A 9 C 9 C 10 A 10 A 10 A 10 A 11 A 11 A 11 D 11 B 12 B 12 B 12 D 12 D 13 C 13 C 13 C 13 D 14 B 14 B 14 A 14 A 15 D 15 D 15 A 15 B 16 D 16 D 16 A 16 C 17 D 17 D 17 B 17 A 18 C 18 A 18 C 18 C 19 A 19 A 19 B 19 D 20 A 20 C 20 D 20 A 21 C 21 C 21 C 21 C 22 A 22 A 22 C 22 B 23 C 23 A 23 C 23 D 24 D 24 D 24 B 24 C 25 A 25 A 25 D 25 C 26 C 26 C 26 C 26 C 27 C 27 B 27 A 27 A 28 C 28 D 28 C 28 A 29 B 29 C 29 D 29 D 30 D 30 C 30 A 30 A --------HẾT------- Trang 4/3 – Mã đề 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2