intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị’, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 Phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 002 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính cưỡng chế. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 3: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì? A. Bảo vệ các công nhân. B. Bảo vệ các giai cấp. C. Quản lí công dân. D. Quản lí xã hội. Câu 4: Ủy ban nhân dân quận B ban hành quyết định cưỡng chế buộc công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để A. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. B. công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. Nhà nước quản lí xã hội. Câu 5: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính? A. Buôn bán hàng hoá lấn chiếm lề đường. B. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. C. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của Nhà nước. D. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người. Câu 6: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành được gọi là A. quy tắc xử sự. B. Pháp luật. C. quy tắc quản lí. D. quy định. Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. trường hợp này chị C đã A. không sử dụng pháp luật. B. không tuân thủ pháp luật. C. không thi hành pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 8: Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, quy định cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật A. đã quy định B. không cho phép làm. C. quy định phải làm D. cho phép làm Câu 9: Ông Hùng là người có thu nhập cao, hang năm ông Hùng phải chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông Hùng đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 10: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? Trang 1/3 - Mã đề 002
  2. A. Tính nhân văn, cao cả. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp B. Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lý xã hội. C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội. D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. Câu 12: Ông A cán bộ của Ủy ban nhân dân phường Y uống rượu trong giờ hành chính. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm A. theo quy định. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự. Câu 13: Công an xã X vừa xử phạt 3 thanh niên gây mất trật tự thôn xóm, nhưng trong đó thanh niên V con bà P bị mức xử phạt nặng hơn 2 thanh niên kia vì vậy bà P đã viết đơn đề nghị công an xã xem lại quyết định xử phạt. Việc làm của bà P thể hiện vai trò gì của Pháp luật? A. Phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. B. Công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. Phương tiện để công dân thực hiện và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Câu 14: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm A. kỉ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. hình sự. Câu 15: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14. B. Đủ 16. C. Đủ 18. D. Đủ 12. Câu 16: Quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành là A. pháp luật. B. văn bản. C. nội quy. D. công văn. Câu 17: Nộị dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính giáo dục. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 18: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. B. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. C. các quy tắc kỉ luật lao động D. các quy tắc quản lý nhà nước. Câu 19: Người bị coi là tội phạm nếu A. vi phạm hình sự. B. vi phạm kỷ luật. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm dân sự. Câu 20: Pháp luật luôn mang bản chất của A. Giai cấp cầm quyền. B. Mọi giai cấp, tầng lớp. C. Dân tộc. D. Giai cấp tiến bộ. Câu 21: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. triển khai pháp luật. D. thực hiện pháp luật. Câu 22: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 400.000 đồng. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 23: Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm pháp lí cao nhất là Trang 2/3 - Mã đề 002
  3. A. Hình sự. B. Hành chính C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 24: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là A. chuẩn mực của hành vi. B. tính ràng buộc. C. tính trách nhiệm. D. tính quyền lực bắt buộc. Câu 25: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính nhân văn, cao cả. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 26: Hành vi "cướp giật tài sản của người khác" gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gì? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Hình sự. Câu 27: Nam giới từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 28: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. II. TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm): Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. Câu 2 (1 điểm): Vi phạm pháp luật có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2