Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT
- Sở GDĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( 2023-2024 ) Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Môn: Hóa Học 10 Thời gian làm bài: 45 phút Đề: 01 Chú ý: Học sinh không dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. I. Trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1. Số phân lớp có trong lớp N của nguyên tử là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện tích tương đối của proton, neutron và electron? A. Điện tích proton là -1. B. Điện tích electron là +1. C. Proton, neutron đều không mang điện. D. Điện tích electron là -1. Câu 3. Số hiệu nguyên tử của oxygen (O) là 8. Oxygen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. 6A. B. IVA. C. VIB. D. VIA. Câu 4. Nguyên tử Sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử natri (Sodium) là A. 2s1. B. 3s2. C. 3p1. D. 3s1. Câu 5. Một orbital nguyên tử có thể chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 2. B. 10. C. 6. D. 5. Câu 6. Các nguyên tử ở trường hợp nào dưới đây, là đồng vị của nhau? A. Cùng số neutron, khác nhau số electron. B. Số proton bằng nhau, khác nhau số neutron. C. Cùng số proton, khác nhau số electron. D. Cùng số khối, khác nhau số neutron. Câu 7. Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p5. Phát biểu nào sau đây về A là sai? 2 2 6 2 A. Nguyên tử A có 17 electron và 17 proton. B. Nguyên tử A có 5 electron ở lớp ngoài cùng. C. Phân lớp 3p của nguyên tử A chưa bão hòa. D. Lớp thứ 3 là lớp electron ngoài cùng của A. Câu 8. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử bằng A. điện tích hạt nhân nguyên tử đó. B. số neutron ở nhân nguyên tử. C. số proton (P) của nguyên tử. D. số electron (E) ở hạt nhân nguyên tử. Câu 9. Cho các nguyên tử: 20 𝑋 ; 18 𝑌; 19 𝑍; 18 𝑇. Nguyên tử nào là đồng vị của 40 𝐴𝑟? 40 38 39 36 18 A. Chỉ có 38 𝑌. 18 B. Nguyên tử 40 𝑋 . 20 C. 36 𝑇 và 38 𝑌. 18 18 D. 38 𝑌 và 40 𝑋 . 18 20 Câu 10. Các electron của nguyên tử D được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp electron thứ 3 có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố D là A. 17. B. 13. C. 14. D. 15. Câu 11. Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (S - sulfur) có Z = 16? A. 1s22s22p63s13p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p43s23p6. D. 1s22s22p63s33p3. 35 37 Câu 12. Nguyên tố chlorine có 2 đồng vị bền 17 𝐶𝑙 và 17 𝐶𝑙 . Giả sử phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này lần lượt là 75,76% và 24,24%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố chlorine là A. 35,480. B. 35,485. C. 35,500. D. 35,845. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất? A. Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất. B. Vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất không nhiều. C. Hóa học không có vai trò trong đời sống và sản xuất. D. Vai trò của hóa học chỉ quan trọng trong đời sống hàng ngày. Câu 14. Nguyên tử chlorine kí hiệu là: 35 𝐶𝑙. Số proton, neutron và số khối của nguyên tử chlorine này lần lượt là 17 A. 17, 18, 35. B. 17, 17, 35. C. 17, 35, 18. D. 18, 17, 35. Câu 15. Số electron tối đa của phân lớp d và s lần lượt là A. 1 và 5. B. 5 và 1. C. 10 và 2. D. 6 và 2. Câu 16. Loại hạt mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là A. electron và proton. B. proton. C. hạt nhân. D. electron. 22 Câu 17. Nguyên tử nguyên tố D có kí hiệu: 10 𝐷. Phát biểu nào về nguyên tố D là đúng? A. D là khí hiếm vì lớp L là lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 8 electron. 10 B. D là kim loại vì lớp N là lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 2 electron. 10
- C. D là phi kim vì lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 6 electron. 10 D. Lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 là lớp thứ 2 có cấu hình electron là 2p6. 10 Câu 18. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp thứ 3 có 3 electron. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p63s3. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s23s22p63p1. Câu 19. Nguyên tử có kính thước rất nhỏ và thường có cấu tạo từ các loại hạt nào? A. Electron (e) và hạt nhân. B. Proton (p) và neutron (n). C. Proton (p), neutron (n) và electron (e). D. Neutron (p), electron (n), proton (e). Câu 20. Nội dung nào dưới đây là một trong những đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. B. Tính chất và sự biến đổi chất. C. Sự hoạt động của động cơ đốt trong. D. Quy luật biến đổi kinh tế thị trường. Câu 21. Lớp electron thứ 3 của nguyên tử chứa tối đa A. 8 electron. B. 18 proton. C. 10 electron. D. 18 electron. Câu 22. Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc A. nguyên tử khối trung bình giảm dần. B. điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. C. khối lượng nguyên tử tăng dần. D. số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Câu 23. Một nguyên tử (G) có Z proton. Số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử và điện tích hạt nhân của (G) lần lượt là A. +Z, Z và +Z. B. +Z, Z và Z. C. Z, Z và Z. D. Z, Z và +Z. Câu 24. Lớp electron nào sau đây có mức năng lượng lớn nhất? A. Lớp N. B. Lớp K. C. Lớp P. D. Lớp M. Câu 25. Kí hiệu của proton là A. p. B. e. C. P. D. n. Câu 26. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 9 neutron và 8 electron. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử oxygen này? A. Điện tích hạt nhân là +9. B. Tổng điện tích ở vỏ nguyên tử là +8. C. Khối lượng nguyên tử là 17 amu. D. Kí hiệu nguyên tử oxygen này là 17 𝑂. 9 Câu 27. Nguyên tố natri (Na - sodium) có Z = 11. Natri (sodium) thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khối lượng các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử? A. Khối lượng của proton gần bằng 1 amu. B. Proton, neutron, electron có khối lượng bằng nhau. C. Neutron có khối lượng xấp xỉ 1 amu. D. Electron có khối lượng rất nhỏ ( 0,00055 amu). II. Tự luận (3 điểm): Câu 1(1 điểm): Tổng số hạt cơ bản hình thành nên nguyên tử D là 95, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện ở hạt nhân là 5 hạt. Xác định số lượng mỗi loại hạt cấu tạo nên D. Câu 2 (1 điểm): Nguyên tố nitrogen (N) có hai đồng vị và nguyên tử khối trung bình bằng 14,0036. Đồng vị 14 7 𝑁 chiếm 99,64% số nguyên tử các đồng vị. Xác định số khối đồng vị thứ hai của nitrogen và viết kí hiệu nguyên tử đó. Câu 3 (1 điểm): Cho kí hiệu nguyên tử: 65 𝑋 . Viết cấu hình electron của X và cho biết: 29 - X thuộc khối nguyên tố nào? - X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? - Ở bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì mấy? Nhóm mấy? - Nguyên tử X có bao nhiêu electron độc thân và ở phân lớp nào? *****HẾT*****
- Sở GDĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( 2023-2024 ) Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Môn: Hóa Học 10 Thời gian làm bài: 45 phút Đề: 02 Chú ý: Học sinh không dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. I. Trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1. Các nguyên tử ở trường hợp nào dưới đây là đồng vị của nhau? A. Cùng số neutron, khác nhau số electron. B. Số proton bằng nhau, khác nhau số electron. C. Cùng số proton, khác nhau về số khối. D. Số khối (A) không đổi, khác nhau số neutron. Câu 2. Lớp M của nguyên tử các nguyên tố chứa tối đa A. 18 electron. B. 6 proton. C. 18 proton. D. 10 electron. Câu 3. Nguyên tử M có Z proton thì điện tích hạt nhân của M là A. Z. B. Z +. C. + Z. D. - Z. Câu 4. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 9 neutron và 8 electron. Kí hiệu nguyên tử oxygen là A. 17 𝑂. 9 B. 17 𝑂. 8 C. 16 𝑂. 8 D. 16 𝑂. 9 Câu 5. Orbital nguyên tử được viết tắt là AO, số electron tối đa của một AO là A. 1. B. 6. C. 3. D. 2. Câu 6. Nguyên tử nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y là A. ls22s22p63s23p64s23d6. B. ls22s22p63s23p63d64s2. C. ls22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p63d6. Câu 7. Một nguyên tử phosphorus (P) có số neutron là 16 và số hiệu nguyên tử là 15. Phosphorus là kim loại, phi kim hay khí hiếm và thuộc chu kì nào của bảng tuần hoàn? A. Là phi kim và ở chu kì 3. B. Là kim loại và ở chu kì 5. C. Ở chu kì 3 và là kim loại. D. Ở chu kì 5 và là phi kim. Câu 8. Đối tượng nào dưới đây là một trong những đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Thành phần, cấu trúc của chất. B. Lượng nước mưa theo tháng trong năm. C. Sự lai tạo và phát triển giống cây trồng. D. Phát triển và khai thác các khu công nghiệp. Câu 9. Số phân lớp có trong lớp electron thứ 3 của nguyên tử là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 10. Nguyên tử chlorine (Cl) có 17 proton, 18 neutron và 17 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử chlorine là A. 35. B. 17. C. 18. D. +17. Câu 11. Trong số các lớp electron sau, lớp nào có mức năng lượng nhỏ nhất? A. Lớp N. B. Lớp P. C. Lớp L. D. Lớp M. Câu 12. Cho kí hiệu nguyên tử 23 𝑁𝑎. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử này? 11 A. Kí hiệu nguyên tố là Na. B. Điện tích hạt nhân là + 11, số proton là 11. C. Số khối là 23, số electron là 11. D. Số neutron là 12 và số khối là 23 amu. Câu 13. Có các phát biểu sau về vai trò của hóa học: (1) Có vai trò to lớn trong đời sống, sản xuất. (2) Đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. (1) đúng và (2) sai. B. (1) sai và (2) đúng. C. Cả (1) và (2) đều đúng. D. Cả (1) và (2) đều sai. Câu 14. Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình electron của nguyên tử chlorine có Z = 17? A. 1s22s22p63s13p6. B. 1s22s22p53s23p6. C. 1s22s23s22p63p5. D. 1s22s22p63s23p5. Câu 15. Nguyên tử fluorine (F) có điện tích hạt nhân là +9 và số neutron là 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử fluorine là A. 2s22p5. B. 2s22p6. C. 4s1. D. 2p53s1. Câu 16. Hạt nhân nguyên tử có kính thước nhỏ hơn nguyên tử đến gần 10.000 lần. Hạt nhân nguyên tử thường được cấu tạo từ những loại hạt cơ bản nào? A. Electron (e) và proton (p). B. Neutron mang điện tích âm và proton. C. Proton (p) và neutron (n). D. Neutron không mang điện và electron.
- Câu 17. Khi nguyên tử trung hòa điện thì A. số neutron bằng số electron. B. số electron bằng số proton. C. số proton bằng số neutron. D. cả ba loại hạt (e, p, n) bằng nhau. Câu 18. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần và có cùng A. số electron hóa trị. B. số phân lớp electron. C. electron lớp ngoài cùng. D. số lớp electron. Câu 19. Nguyên tử X có tổng số electron p là 10. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 9. B. 12. C. 16. D. 10. Câu 20. Số electron tối đa của phân lớp p và f lần lượt là A. 6 và 7. B. 6 và 14. C. 14 và 8. D. 3 và 7. Câu 21. Nguyên tố oxygen có vị trí trong bảng tuần hoàn ở ô thứ 8. Oxygen thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. s. B. d. C. p. D. f. Câu 22. Loại hạt mang điện tích dương tồn tại trong nguyên tử là A. neutron và proton. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. 6 7 Câu 23. Nguyên tố lithium (Li) có 2 đồng vị bền, 3 𝐿𝑖 chiếm 3,75% và 3 𝐿𝑖 chiếm 96,25%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố lithium là A. 6,963. B. 6,962. C. 6,960. D. 6,692. Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử? A. Proton và electron có khối lượng bằng nhau. B. Khối lượng của neutron bằng khối lượng electron. C. Neutron có khối lượng là 2 amu. D. Electron có khối lượng rất nhỏ ( 0,00055 amu). Câu 25. Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p1. Phát biểu nào sau đây về A là sai? 2 2 6 2 A. A có 13 proton và 13 electron. B. A có 3 electron ở lớp ngoài cùng. C. Phân lớp 3p của A chưa bão hòa. D. A có 3 lớp electron, điện tích hạt nhân là 13. Câu 26. Các electron của nguyên tử nguyên tố Y được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp M có 4 electron. Cấu hình electron của nguyên tử Y là A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p53s23p2. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s23s22p63p2. Câu 27. Phát biểu nào sau đây sai về vị trí và điện tích các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử? A. Neutron ở hạt nhân nguyên tử, mang điện tích. B. Electron ở lớp vỏ và mang điện tích âm. C. Proton ở hạt nhân nguyên tử, có điện tích dương. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Câu 28. Kí hiệu của electron là A. p. B. e. C. E. D. n. II. Tự luận (3 điểm): Câu 1 (1 điểm): Tổng số hạt cấu thành nên nguyên tử A là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số lượng mỗi loại hạt cấu tạo nên A. Câu 2 (1 điểm): Nguyên tố đồng (Cu – copper) có hai đồng vị bền, nguyên tử khối trung bình bằng 63,54. Đồng vị 65 𝐶𝑢 chiếm 27% số nguyên tử các đồng vị. Xác định số khối đồng vị thứ hai của đồng (Cu – copper). 29 Câu 3 (1 điểm): Cho kí hiệu nguyên tử: 55 𝑌 . Viết cấu hình electron của Y và cho biết: 24 - Y thuộc khối nguyên tố nào? - Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? - Ở bảng tuần hoàn, Y thuộc chu kì mấy? Nhóm mấy? - Nguyên tử Y có bao nhiêu electron độc thân và ở phân lớp nào? *****HẾT*****
- Sở GDĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( 2023-2024 ) Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Môn: Hóa Học 10 Thời gian làm bài: 45 phút Đề: 03 Chú ý: Học sinh không dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. I. Trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất? A. Hóa học không có vai trò trong đời sống và sản xuất. B. Vai trò của hóa học trong đời sống, sản xuất không nhiều. C. Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất. D. Vai trò của hóa học chỉ quan trọng trong đời sống hàng ngày. Câu 2. Nguyên tố natri (Na - sodium) có Z = 11. Natri (sodium) thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. p. B. d. C. s. D. f. Câu 3. Số electron tối đa của phân lớp d và s lần lượt là A. 1 và 5. B. 6 và 1. C. 5 và 2. D. 10 và 2. Câu 4. Nguyên tử Sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử natri (Sodium) là A. 2p1. B. 3s1. C. 3p1. D. 3s2. Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khối lượng các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử? A. Khối lượng của proton gần bằng 1 amu. B. Neutron có khối lượng xấp xỉ proton, C. Neutron, electron có khối lượng bằng nhau. D. Electron có khối lượng rất nhỏ. Câu 6. Loại hạt mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là A. electron. B. proton. C. hạt nhân. D. electron và proton. Câu 7. Các electron của nguyên tử D được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp electron thứ 3 có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố D là A. 14. B. 15. C. 17. D. 18. Câu 8. Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (S - sulfur) có Z = 16? A. 1s22s22p63s13p5. B. 1s22s22p43s23p6. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s33p3. 22 Câu 9. Nguyên tử nguyên tố D có kí hiệu: 10 𝐷. Phát biểu nào về nguyên tố D là đúng? A. D là khí hiếm vì lớp M là lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 8 electron. 10 B. D là kim loại vì lớp N là lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 2 electron. 10 C. D là phi kim vì lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 6 electron. 10 D. D là khí hiếm vì lớp L là lớp electron ngoài cùng của 22 𝐷 có 8 electron. 10 Câu 10. Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc A. điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. B. khối lượng nguyên tử tăng dần. C. nguyên tử khối trung bình giảm dần. D. số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Câu 11. Số phân lớp có trong lớp M của nguyên tử là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp thứ 3 có 3 electron. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s23s22p63p1. B. 1s22s22p63s23p3. C. 1s22s22p63s3. D. 1s22s22p63s23p1. 40 38 39 36 40 Câu 13. Cho các nguyên tử: 20 𝑋 ; 18 𝑌; 19 𝑍; 18 𝑇. Nguyên tử nào là đồng vị của 18 𝐴𝑟? A. 36 𝑇 và 38 𝑌. 18 18 B. Nguyên tử 40 𝑋 . 20 C. 38 𝑌 và 40 𝑋 . 18 20 D. Chỉ có 38 𝑌. 18 Câu 14. Nguyên tố chlorine có 2 đồng vị bền 35 𝐶𝑙 và 37 𝐶𝑙 . Giả sử phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị này 17 17 lần lượt là 75,76% và 24,24%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố chlorine là A. 35,845. B. 33,485. C. 35,500. D. 35,485. Câu 15. Nguyên tử có kính thước rất nhỏ và thường có cấu tạo từ các loại hạt cơ bản nào? A. Electron (e) và hạt nhân. B. Proton (p) và neutron (n). C. Proton (p), neutron (p) và electron (e). D. Neutron (n), electron (e), proton (p).
- Câu 16. Nội dung nào dưới đây là một trong những đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Tính chất và sự biến đổi chất. B. Sự hoạt động của động cơ đốt trong. C. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào. D. Quy luật biến đổi kinh tế thị trường. 35 Câu 17. Nguyên tử chlorine kí hiệu là: 17 𝐶𝑙. Số proton, neutron và số khối của nguyên tử chlorine này lần lượt là A. 17, 17, 35. B. 17, 18, 35. C. 17, 17, 18. D. 18, 17, 35. Câu 18. Các nguyên tử ở trường hợp nào dưới đây, là đồng vị của nhau? A. Cùng số neutron, khác nhau số electron. B. Số proton bằng nhau, khác nhau số electron. C. Cùng số proton, khác nhau số neutron. D. Cùng số khối, khác nhau số neutron. Câu 19. Lớp electron thứ 4 của nguyên tử chứa tối đa A. 8 electron. B. 18 proton. C. 32 electron. D. 18 electron. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện tích tương đối của proton, neutron và electron? A. Điện tích proton là +1. B. Điện tích của electron là +1. C. Proton, neutron đều không mang điện. D. Điện tích proton là -1. Câu 21. Một nguyên tử (G) có Z proton. Số đơn vị điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử và điện tích hạt nhân của (G) lần lượt là A. +Z, Z và +Z. B. Z, Z và +Z. C. Z, + Z và Z. D. Z, Z và Z. Câu 22. Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p . Phát biểu nào sau đây về A là sai? 2 2 6 2 5 A. Nguyên tử A có 17 electron và 17 neutron. B. Nguyên tử A có 7 electron ở lớp ngoài cùng. C. Phân lớp 3p của nguyên tử A chưa bão hòa. D. Lớp thứ 3 là lớp electron ngoài cùng của A. Câu 23. Số hiệu nguyên tử của oxygen (O) là 8. Oxygen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. VIB. B. IVA. C. VIA. D. 6A. Câu 24. Lớp electron nào sau đây có mức năng lượng lớn nhất? A. Lớp M. B. Lớp K. C. Lớp L. D. Lớp O. Câu 25. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử bằng A. điện tích hạt nhân nguyên tử đó. B. số proton (P) của nguyên tử. C. số neutron ở nhân nguyên tử. D. số electron (E) ở hạt nhân nguyên tử. Câu 26. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 9 neutron và 8 electron. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử oxygen này? A. Điện tích hạt nhân là +9. B. Tổng điện tích ở vỏ nguyên tử là +8. C. Khối lượng nguyên tử là 17 amu. D. Kí hiệu nguyên tử oxygen này là 17 𝑂. 9 Câu 27. Một orbital nguyên tử (hay còn gọi là 1 AO) có thể chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 10. B. 2. C. 14. D. 6. Câu 28. Kí hiệu của proton là A. n. B. e. C. P. D. p. II. Tự luận (3 điểm): Câu 1(1 điểm): Tổng số hạt cơ bản hình thành nên nguyên tử D là 95, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện ở hạt nhân là 5 hạt. Xác định số lượng mỗi loại hạt cấu tạo nên D. Câu 2 (1 điểm): Nguyên tố nitrogen (N) có hai đồng vị và nguyên tử khối trung bình bằng 14,0036. Đồng vị 14 7 𝑁 chiếm 99,64% số nguyên tử các đồng vị. Xác định số khối đồng vị thứ hai của nitrogen và viết kí hiệu nguyên tử đó. Câu 3 (1 điểm): Cho kí hiệu nguyên tử: 65 𝑋 . Viết cấu hình electron của X và cho biết: 29 - X thuộc khối nguyên tố nào? - X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? - Ở bảng tuần hoàn, X thuộc chu kì mấy? Nhóm mấy? - Nguyên tử X có bao nhiêu electron độc thân và ở phân lớp nào? *****HẾT*****
- Sở GDĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( 2023-2024 ) Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Môn: Hóa Học 10 Thời gian làm bài: 45 phút Đề: 04 Chú ý: Học sinh không dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. I. Trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử? A. Proton và electron có khối lượng bằng nhau. B. Khối lượng của neutron bằng khối lượng electron. C. Neutron có khối lượng là 2 amu. D. Electron có khối lượng rất nhỏ. Câu 2. Trong số các lớp electron sau, lớp nào có mức năng lượng nhỏ nhất? A. Lớp N. B. Lớp M. C. Lớp O. D. Lớp Q. Câu 3. Số electron tối đa của phân lớp f và p lần lượt là A. 6 và 7. B. 8 và 14. C. 14 và 6. D. 3 và 7. Câu 4. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 10 neutron và 8 electron. Kí hiệu nguyên tử oxygen là A. 18 𝑂. 10 B. 18 𝑂. 8 C. 16 𝑂. 8 D. 16 𝑂. 10 Câu 5. Một nguyên tử phosphorus (P) có số neutron là 16 và số hiệu nguyên tử là 15. Phosphorus là kim loại, phi kim hay khí hiếm và thuộc chu kì nào của bảng tuần hoàn? A. Là phi kim và ở chu kì 2. B. Là kim loại và ở chu kì 3. C. Ở chu kì 3 và là phi kim. D. Ở chu kì 5 và là phi kim. Câu 6. Nguyên tử chlorine (Cl) có 17 proton, 18 neutron và 17 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử chlorine là A. 35. B. +17. C. 18. D. 17. Câu 7. Có các phát biểu sau về vai trò của hóa học: (1) Có vai trò to lớn trong đời sống, sản xuất. (2) Đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. (1) đúng và (2) sai. B. (1) sai và (2) đúng. C. Cả (1) và (2) đều sai. D. Cả (1) và (2) đều đúng. Câu 8. Đối tượng nào dưới đây là một trong những đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Lượng nước mưa theo tháng trong năm. B. Sự lai tạo và phát triển giống cây trồng. C. Thành phần, cấu trúc của chất. D. Phát triển và khai thác các khu công nghiệp. Câu 9. Nguyên tử fluorine (F) có điện tích hạt nhân là +9 và số neutron là 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử fluorine là A. 2s22p5. B. 2s23p5. C. 4s1. D. 2s22p6. Câu 10. Các electron của nguyên tử nguyên tố Y được phân bố trên 3 lớp electron, ở lớp M có 4 electron. Cấu hình electron của nguyên tử Y là A. 1s22s22p53s23p2. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s23s22p63p2. Câu 11. Nguyên tử M có Z proton thì điện tích hạt nhân của M là A. Z +. B. + Z. C. Z. D. - Z. Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai về vị trí và điện tích các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử ? A. Electron ở lớp vỏ và mang điện tích âm. B. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. C. Proton ở hạt nhân nguyên tử, có điện tích dương. D. Neutron ở hạt nhân nguyên tử, mang điện tích. Câu 13. Các nguyên tử ở trường hợp nào dưới đây là đồng vị của nhau? A. Cùng số proton, khác nhau về số khối. B. Số proton bằng nhau, khác nhau số electron. C. Cùng số neutron, khác nhau số khối. D. Số khối (A) không đổi, khác nhau số neutron. Câu 14. Hạt nhân nguyên tử có kính thước nhỏ hơn nguyên tử đến gần 10.000 lần. Hạt nhân nguyên tử thường được cấu tạo từ những loại hạt cơ bản nào? A. Electron (e) và proton (p). B. Proton (p) và neutron (n). C. Neutron mang điện tích âm và electron. D. Neutron không mang điện và proton. Câu 15. Nguyên tử X có tổng số electron p là 9. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 15. B. 17. C. 16. D. 14.
- Câu 16. Lớp electron thứ 3 của nguyên tử các nguyên tố chứa tối đa A. 10 electron. B. 14 proton. C. 18 proton. D. 18 electron. Câu 17. Nguyên tố oxygen có vị trí trong bảng tuần hoàn ở ô thứ 8. Oxygen thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. d. B. p. C. s. D. f. Câu 18. Khi nguyên tử trung hòa điện thì A. số electron bằng số proton. B. số neutron bằng số electron. C. số proton bằng số neutron. D. cả ba loại hạt (e, p, n) bằng nhau. Câu 19. Orbital nguyên tử được viết tắt là AO, số electron tối đa của một AO là A. 3. B.6. C. 2. D. 8. Câu 20. Loại hạt mang điện tích dương tồn tại trong nguyên tử là A. neutron và proton. B. proton và electron. C. chỉ có proton. D. neutron. Câu 21. Nguyên tử nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y là A. ls22s22p63s23p64s23d6. B. ls22s22p63s23p53d74s2. 2 2 6 2 6 8 C. ls 2s 2p 3s 3p 3d . D. 1s22s22p63s23p63d64s2. Câu 22. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần và có cùng A. số electron hóa trị. B. electron lớp ngoài cùng. C. số lớp electron. D. số phân lớp electron. Câu 23. Nguyên tố lithium (Li) có 2 đồng vị bền, 6 𝐿𝑖 chiếm 3,75% và 7 𝐿𝑖 chiếm 96,25%. Nguyên tử khối trung 3 3 bình của nguyên tố lithium là A. 6,963. B. 6,962. C. 6,960. D. 6,692. Câu 24. Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình electron của nguyên tử chlorine có Z = 17? A. 1s22s22p63s13p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s23s22p63p5. D. 1s22s22p63s23p6. Câu 25. Kí hiệu của electron là A. e. B. E. C. p. D. n. 23 Câu 26. Cho kí hiệu nguyên tử 11 𝑁𝑎. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên tử này? A. Kí hiệu nguyên tố là Na. B. Điện tích hạt nhân là + 11, số proton là 11. C. Số khối là 23 amu, số electron là 11. D. Số neutron là 12 và số khối là 23. Câu 27. Nguyên tử A có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p1. Phát biểu nào sau đây về A là sai? 2 2 6 2 A. A có 13 proton và 13 electron. B. A có 3 electron ở lớp ngoài cùng. C. Phân lớp 3p của A chưa bão hòa. D. A có 3 lớp electron, điện tích hạt nhân là 13. Câu 28. Số phân lớp có trong lớp electron thứ 3 của nguyên tử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. II. Tự luận (3 điểm): Câu 1 (1 điểm): Tổng số hạt cấu thành nên nguyên tử A là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số lượng mỗi loại hạt cấu tạo nên A. Câu 2 (1 điểm): Nguyên tố đồng (Cu – copper) có hai đồng vị bền, nguyên tử khối trung bình bằng 63,54. Đồng vị 65 𝐶𝑢 chiếm 27% số nguyên tử các đồng vị. Xác định số khối đồng vị thứ hai của đồng (Cu – copper). 29 Câu 3 (1 điểm): Cho kí hiệu nguyên tử: 55 𝑌 . Viết cấu hình electron của Y và cho biết: 24 - Y thuộc khối nguyên tố nào? - Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? - Ở bảng tuần hoàn, Y thuộc chu kì mấy? Nhóm mấy? - Nguyên tử Y có bao nhiêu electron độc thân và ở phân lớp nào? *****HẾT*****
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 207 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 275 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 189 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 207 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 179 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 179 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 22 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 20 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 10 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn