intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: KHTN; Lớp: 6 Thời gian làm bài 90 phút (Đề này gồm 21 câu, 2 trang) Họ và tên:…………………………......... Lớp: 6……... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1 (0,25 điểm). Người ta dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ bấm giây. C. Cân điện tử. D. Bình chia độ. Câu 2 (0,25 điểm). Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới: A. 20 lần. B. 200 lần. C. 1000 lần. D. 500 lần. Câu 3 (0,25 điểm). Vật nào sau đây là vật không sống? A. Con thỏ. B. Cái bàn. C. Con người. D. Con ong. Câu 4 (0,25 điểm). Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 5 (0,25 điểm). Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi? A. Con Kiến. B. Tế bào biểu bì vảy hành. C. Con Ong. D. Tép bưởi. Câu 6 (0,25 điểm). Cho các bước như sau: 1. Thực hiện phép đo nhiệt độ; 2. Ước lượng nhiệt độ của vật; 3. Hiệu chỉnh nhiệt kế; 4. Lựa chọn nhiệt kế phù hợp; 5. Đọc và ghi kết quả đo; Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 4, 2, 3, 5. C. 2, 4, 3, 1, 5. D. 3, 2, 4, 1, 5. Câu 7 (0,25 điểm). Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là: A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Câu 8 (0,25 điểm). Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình A. GHĐ 10cm; ĐCNN 0 cm. B. GHĐ 10cm; ĐCNN 1cm. C. GHĐ 10cm; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm; ĐCNN 1mm. Câu 9 (0,25 điểm ). Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất? A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Tuyết tan. D. Cơm để lâu bị mốc.
  2. Câu 10 (0,25 điểm ). Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. chất dễ nén được. B. chất dễ nóng chảy. C. chất dễ hóa hơi. D. chất không chảy được. Câu 11 (0,25 điểm ). Vật liệu có tính dẫn điện, dẫn nhiệt A. kim loại. B. cao su. C. thủy tinh. D. sứ. Câu 12 (0,25 điểm ). Khi nhỏ acid vào đá vôi thấy có hiện tượng A. không có bọt. B. bọt khí. C. bị trầy xước. D. tan ra. Câu 13 (0,25 điểm). Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Câu 14 (0,25 điểm). Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Khí hiếm. D. Carbondioxide. Câu 15 (0,25 điểm). Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thủy tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 16 (0,25 điểm). Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi? A. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (2 điểm). (1) Đổi đơn vị: a. 3 kg = .......g b. 300 cm3 =...... dm3 c. 154 mm = .... m d. 454 g = ... kg (2) Một khóa nước ở trường bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 5 giọt trong 1 giây và 20 giọt có thể tích là 1cm3. Hãy tính lượng nước bị rò rỉ trong một ngày đêm. Câu 18 (1 điểm). Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; sự ô nhiễm đó có tác hại gì đối với cơ thể và trình bày các biện pháp góp phần giảm ô nhiễm không khí? Câu 19 (1 điểm). Hãy đưa ra một số nguồn năng lượng khác có thể dùng thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch? Câu 20 (1 điểm). Tại sao cần bảo quản lương thực thực phẩm đúng cách? Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ động vật, thực vật? Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống, phải nấu chín? Câu 21 (1 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Đường saccharose là chất rắn màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt là nước nóng. Khi đun ống nghiệm có chứa đường saccharose ta thấy đường từ màu trắng chuyển dần sang chất màu đen là than đồng thời có những giọt nước bám trên thành ống nghiệm”. a. Chất nào được nói đến trong đoạn văn trên? b. Hãy chỉ ra tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất ở trong đoạn văn? -------------Hết---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2